TP HCM: Bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng nhẹ
Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM vừa công bố số liệu bệnh truyền nhiễm tháng 4. Đáng lưu ý, bệnh tay chân miệng đang có xu hướng tăng nhẹ.
Từ đầu năm đến nay, TP HCM có 3.249 ca bệnh tay chân miệng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2018
Cụ thể, thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM ngày 9/5 cho biết, từ đầu năm đến nay, TP có 3.249 ca bệnh tay chân miệng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2018. Tính đến thời điểm hiện tại, tình hình bệnh đang có xu hướng tăng nhẹ. Trong 4 tuần gần nhất, mỗi tuần trung bình tăng nhẹ 10% so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong đó, 18/24 quận, huyện với số ca bệnh đang có xu hướng gia tăng.
Những quận, huyện đang có số ca bệnh trong tháng 4 tăng nhanh so với tháng trước bao gồm quận 5, quận 6, Bình Tân và Tân Bình. Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, do đó trong nhiều năm qua, ngành y tế đã triển khai kiểm soát bệnh tay chân miệng song song ở khu vực trường học (phối hợp với Sở GD&ĐT) và ở cộng đồng (tập trung truyền thông ở các hộ dân có trẻ dưới 5 tuổi, khu vui chơi). Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP, để chủ động phòng chống dịch, Trung tâm Y tế quận, huyện cần phối hợp với ngành giáo dục giám sát phát hiện sớm các ca bệnh trong trường học (lưu ý những ca ngoại trú); triển khai các biện pháp phòng chống dịch ở cả nơi sống và nơi học tập của bệnh nhân.
Video đang HOT
Tuy tay chân miệng là bệnh nguy hiểm, chưa có vắc xin chủng ngừa nhưng có thể phòng bệnh hiệu quả bằng những giải pháp đơn giản như: Người trông giữ trẻ và trẻ cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, thường xuyên vệ sinh nơi trẻ vui chơi, vệ sinh đồ chơi của trẻ bằng nước xà phòng hoặc nước khử khuẩn.. Cùng với tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết cũng là bệnh truyền nhiễm đáng lo ngại với người dân TP. Tính đến hết tháng 4/2019, trên địa bàn TP có 20.758 ca sốt xuất huyết, trong đó có 3 trường hợp đã tử vong (2 ca tại huyện Củ Chi và 1 ca tại quận Tân Phú).
Theo Trung tâm Y tế dự Phòng TP HCM, bệnh sốt xuất huyết đang trong giai đoạn cuối mùa dịch 2018-2019 và vẫn đang tiếp tục có xu hướng giảm trong tháng 4. Tuy nhiên, số ca tích lũy trong những tuần đầu năm 2019 cao hơn cùng kỳ năm trước (cao hơn 230% so với cùng kỳ năm 2018), vì đỉnh dịch năm 2018-2019 rơi vào tuần thứ 3 của năm 2019, trễ 10 tuần so với đỉnh của mùa dịch trước và số ca bệnh hàng tuần giảm chậm. Từ đầu tháng 3, số ca bệnh hàng tuần giảm nhanh hơn so với những tuần đầu năm. Mặc dù bệnh sốt xuất huyết của TP đang ở giai đoạn thấp điểm trong năm nhưng vẫn còn ở mức cao hơn tuần cùng kỳ những năm trước.
Do dịch bệnh giảm chậm trong những tháng đầu năm nên thời gian nghỉ giữa 2 kỳ mùa dịch còn rất ngắn. Để chủ động phòng ngừa khi mùa mưa đến, Trung tâm Y tế dự phòng TP khuyến cáo cần tập trung xử lý triệt để các ổ dịch hiện hành, ổ dịch lan rộng; đẩy mạnh truyền thông duyệt lăng quăng trong mỗi nhà dân. Dự kiến trong tháng 5, TP sẽ thực hiện ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 9 năm 2019.
TRÚC THỦY
Theo tuoitrethudo
Một bệnh nhi tử vong nghi do tay chân miệng tại Đắk Lắk
Ngày 6.11, tin từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết, địa phương vừa ghi nhận 1 bệnh nhi tử vong nghi do bệnh tay chân miệng.
Nhiều bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng được thăm khám tại Đắk Lắk.
Thông tin ban đầu, ngày 29.10, cháu Đoàn Phạm Thiên A. (SN 2016, trú tổ dân phố 14, thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H'leo) có triệu chứng mệt mỏi, sốt cao liên tục, nôn ói nhiều.
Hai ngày sau, cháu A. được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Ea H'leo rồi chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong tình trạng tỉnh, môi kém hồng, tím toàn thân, có bọng nước ở tay chân miệng và được chẩn đoán tay chân miệng độ IV/viêm phổi nặng/TD nhiễm trùng huyết.
Chiều 1.11, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng II thành phố Hồ Chí Minh, nhưng đã tử vong trên đường chuyển viện.
Sau khi ghi nhận một trường hợp bệnh nhi tử vong do bệnh tay chân miệng, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Ea H'leo điều tra, xử lý môi trường nơi bệnh nhân ở, trường học.
Được biết, nhiều ca mắc tay chân miệng đang điều trị tại các bệnh viện do chủng virus EV71. Theo đánh giá, chủng virus EV71 là chủng virus nguy hiểm, có thể gây tử vong cao.
H.L
Theo laodong
3 loại dịch bệnh tiếp tục gia tăng ở TP.HCM Từ đầu năm đến nay, toàn TP.HCM đã có 326 ca bệnh sởi (cùng kỳ năm 2017 không có ca nào); số ca bệnh tay chân miệng nhập viện từ đầu năm đến nay là 5.350, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017 (4.642 ca). Bệnh tay chân miệng - NGUYÊN MI Ngày 3.11, Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM cho...