Tốt nghiệp THPT: Hệ bổ túc “rụng” như sung
Hết ngày 16/6 đã có gần 50 tỉnh, thành chấm xong và công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2013. Tính theo tỷ lệ đỗ, trường đỗ cao nhất đạt tới 100% và trường thấp nhất chỉ đạt 18,18%.
Hệ THPT: Điểm cao
“Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 97,19%; 83 trường hợp được đặc cách miễn thi; 27 TS được đặc cách loại trung bình; 3 TS bị hủy kết quả thi vì mang tài liệu vào phòng thi…” là những công bố chính thức của Sở GD-ĐT TP.HCM.
Ông Lê Hồng Sơn- Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: “Tỷ lệ tốt nghiệp ở hệ THPT khá cao – 98,92%, có 2 thủ khoa đạt 58,5 điểm, gồm: Thí sinh Trương Trọng Tín (Trường Phổ thông Năng khiếu – ĐH Quốc gia TP.HCM) và Nguyễn Thu Hà (Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến).
Cũng theo ông Sơn: “Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua toàn TP.HCM có 3 trường hợp bị hủy kết quả thi vì mang tài liệu vào phòng thi”.
Để hoàn thành công tác chấm thi, chúng tôi đã vận động các giáo viên chấm thi cả ngày thứ 7 và Chủ nhật. Riêng môn địa lý, do đội ngũ giáo viên hơi ít nên những ngày cuối cùng các giáo viên phải thức thâu đêm để chấm bài cho kịp tiến độ”.
Ông Nguyễn Hoài Chương – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM
Lý giải tại sao đến nay mới công bố 3 trường hợp bị hủy kết quả thi vì mang tài liệu vào phòng thi, ông Sơn nói: “Các hội đồng thi báo cáo về Sở chậm vì phải xác minh rõ thông tin về 3 thí sinh này”.
Liên quan đến các trường hợp đặc cách, ông Nguyễn Hoài Chương – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, Chủ tịch hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT 2013 cho biết: “Toàn thành phố có 83 trường hợp được đặc cách miễn thi (xét kết quả theo học lực). Cụ thể: 27 trường hợp tham gia và đạt giải các kỳ thi quốc tế; 33 trường hợp thi các lĩnh vực thể dục, văn nghệ do Bộ VHTTDL xét và 23 trường hợp là TS khiếm thị. Ngoài ra, còn 27 trường hợp cũng được đặc cách thi do ốm đau trước và sau kỳ thi, TNGT… (sẽ được xét loại trung bình)”.
Thí sinh xem điểm thi tại Trường THPT Lê Lợi (Sóc Trăng)
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT của Hà Nội cũng đạt 98,24%. Trong đó, Trường THPT Quang Trung (Hà Đông), nơi xảy ra tình trạng nhốn nháo khi thi cử, tỷ lệ đỗ lên tới 99,32% (trượt 4 em).
Theo báo cáo nhanh của Sở GD-ĐT Hà Nội, toàn thành phố có 68 cơ sở giáo dục có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 100%, trong đó có 42 trường THPT công lập, 25 trường THPT ngoài công lập và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên (Trung tâm GDTX Đông Mỹ).
Video đang HOT
Trong số các tỉnh đã công bố, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Bình, Khánh Hòa, Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre… là những tỉnh có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT trên 99%. Cụ thể: Hải Dương tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT đạt 99,18% (giảm chút ít so với năm 2012), Thanh Hóa đạt 99,37%; Quảng Bình đạt 99,05%; Khánh Hòa đạt tỷ lệ 99,4% (thủ khoa đạt 57,5 điểm), Đồng Tháp đạt 99,76% (đang tạm dẫn đầu về tỷ lệ đỗ hệ THPT); Bà Rịa- Vũng Tàu đạt 99,25%; Bến Tre đạt 99,05%.
Các tỉnh miền núi cũng có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT khá cao, nhưng so với năm 2012 thì phần lớn giảm tỷ lệ đỗ: Sóc Trăng đạt 98,94% (năm 2012 là 98,52%); Ninh Thuận đạt 98,43%; Bắc Kạn đạt 98,7% (giảm 1%); Đăk Lăk đạt 95,71; Tây Ninh đạt 94,1%; Bắc Giang đạt 96,62% (giảm gần 3%), Điện Biên đạt 94,19% (giảm 3%).
Hải Phòng là địa phương vốn có truyền thống đỗ cao thì năm nay, tỷ lệ đỗ cũng chỉ đạt 97,37%.
Hệ bổ túc: Rụng nhiều… như sung
Ở hệ bổ túc (còn gọi là giáo dục thường xuyên), ở hầu hết các tỉnh tỷ lệ đỗ dao động từ 50-80%. Trong đó, tỉnh Sóc Trăng có tỷ lệ đạt 61,66% (giảm 15% so với năm 2012). Đặc biệt, tỉnh này có Trung tâm GDTX huyện Mỹ Xuyên chỉ đạt 18,18% số thí sinh dự thi đỗ tốt nghiệp.
Tỷ lệ giảm… khủng khiếp nữa là tỉnh Bắc Kạn. Hệ bổ túc tỉnh này năm nay đỗ 65,6%, giảm gần 30% so với năm 2012. Tỉnh Điện Biên hệ bổ túc đỗ 63,47%, giảm khoảng 20% so với năm 2012. Quảng Trị hệ bổ túc đỗ 70,75%, giảm tới hơn 24% so với năm 2012.
Theo hướng dẫn của các Sở GD-ĐT, ngay sau khi công bố điểm thi, thí sinh liên lạc trực tiếp tại trường mình học để nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Trường hợp muốn phúc khảo bài thi thì cũng nộp đơn xin phúc khảo trực tiếp tại trường mình học từ ngày công bố điểm thi đến hết ngày 21/6.
Bắc Giang có tỷ lệ đỗ khá “đẹp”: 87,81% nhưng so với năm 2012 cũng giảm tới 10%. Tuyên Quang đỗ 92%, giảm 8% so với năm 2012 (năm 2012, Tuyên Quang đứng đầu cả nước về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ bổ túc với 100%).
Đăk Lăk có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở hệ bổ túc là 55,15%. Toàn tỉnh chỉ có 15 học sinh hệ bổ túc tốt nghiệp loại khá (tỷ lệ 1,01%) không có thí sinh tốt nghiệp loại giỏi. So với năm trước tỷ lệ này giảm 15,25% (năm 2012 khối này đạt tốt nghiệp 70,4%).
Ông Nguyễn Hoa Nam – Trưởng phòng Khảo thí, Sở GD-ĐT Đăk Lăk cho rằng: “Lực học của học sinh khối bổ túc thấp hơn nhiều so với hệ THPT, hơn nữa tỉnh có truyền thống coi thi nghiêm túc, đánh giá chất lượng học sinh khá sát nên tỷ lệ đỗ thấp là… dễ hiểu”.
Tới thời điểm này, tạm thời dẫn đầu tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT hệ bổ túc là Hải Phòng đạt 94,74%. Theo ông Đỗ Đăng Lợi- Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Hải Phòng, tỷ lệ đỗ của hệ này giảm 4,28% so với năm 2012.
Tỉnh tạm thời “đội sổ” tỷ lệ đỗ ở hệ bổ túc là Tây Ninh với con số đỗ chỉ ở mức 45,95% (giảm 15% so với năm 2012).
Theo Nhóm PV Giáo dục (Dân Việt)
Chấm thi tốt nghiệp: Những bài văn ứa nước mắt
Theo nhiều giám khảo chấm thi môn Văn, đề văn mở đã giúp nhiều thí sinh cải thiện điểm số. Trong quá trình chấm thi, một số giáo viên không cầm được nước mắt khi đọc những dòng trong trẻo, hồn nhiên, chứa chan tình cảm.
So với các địa phương, Hà Nội tiến hành chấm thi khá sớm. Vì thế đến nay, mỗi giám khảo đã chấm được hàng trăm bài thi. Theo nhận xét của nhiều giám khảo thì chất lượng làm bài môn văn của đại đa số thí sinh cũng bình thường.
Trong khi câu 1, nhiều em làm sai và bị mất điểm thì câu 2 với yêu cầu viết về hành động dũng cảm của em Nguyễn Văn Nam đã "gỡ" điểm cho các em. "Nói chung diễn đạt khá trôi chảy. Trong số những bài mà tôi chấm thì với câu 2, hầu hết các em đều được từ 2 điểm trở lên (theo barem, câu này 3 điểm - PV). Số em được 2,5 - 2,75 điểm cũng khá nhiều", một giám khảo cho biết.
Trong quá trình chấm thi, một số giáo viên không cầm được nước mắt khi đọc những dòng trong trẻo, hồn nhiên, chứa chan tình cảm.
Có em viết: "Em chưa bao giờ nghĩ về một thế giới khác cho đến khi ngồi trong phòng thi này. Nhưng giờ thì em mong ước có một thế giới khác để những người tốt như bạn Nam khi chết đi thì không thành tro bụi. Ở thế giới đó, Nam có thể mỉm cười khi nhìn thấy chúng em đang ngồi làm bài thi, Nam biết, Nam hy sinh không vô ích vì tất cả chúng em đều ngưỡng mộ bạn...".
Thí sinh trao đổi kết quả sau giờ thi tốt nghiệp 2013.
Có em thì liên tưởng tới đời sống tình cảm xã hội của người thành phố để từ đó bày tỏ sự thèm muốn được sống trong một bầu không khí ấm áp, chan hòa nghĩa tình như ở thôn quê.
Em đó viết: "Chúng em thậm chí đi qua lướt nhau mà không nhìn nhau dù có quen biết. Còn Nam, bạn đã xả thân để cứu những người không quen biết!".
Cũng khá nhiều em sau khi ca ngợi Nam thì "sám hối", tự cho mình tuy không đến nỗi vô cảm, nhưng lại vô tâm, ích kỷ, cười khoái trá trước những trò đùa ác độc làm tổn thương tới bạn bè; tự thấy mình nhiều lúc mắc lỗi với những người thân, hoặc sống không biết quan tâm, yêu thương bố mẹ.
Cũng khá nhiều em đặt vấn đề trách nhiệm dạy bơi cho học sinh trong nhà trường, thậm chí còn đặt câu hỏi, đến một người cụt hết hai chân hai tay như Nick Vujicic còn biết bơi, tại sao chúng ta lại không biết bơi? "Với những bài như thế tôi thường cho điểm cao vì các em biết liên hệ thực tiễn trải nghiệm cá nhân mình một cách khá sâu sắc", một giám khảo cho biết.
Tư duy khuôn mẫu
Tuy nhiên, các giám khảo vẫn cho rằng dù nhiều em viết dạt dào cảm xúc nhưng xét trên tổng thể cho thấy tư duy của thí sinh nhìn chung khá khuôn mẫu.
"Hầu hết các em bày tỏ ý kiến thuận theo người ra đề. Cũng có thể do những vấn đề đạo đức, lối sống thường đạt độ chuẩn mực chung trong xã hội, mặt khác có thể do học sinh của chúng ta nhìn chung vẫn nhìn nhận nhân vật, sự kiện trong cuộc sống theo lối mòn. Ít em đào xới để tìm cách tiếp cận riêng biệt", một giám khảo ở Hà Nội nói.
Theo một giám khảo ở Nghệ An thì điều đáng mừng là hầu như tất cả bài thi môn văn mà cô đã chấm khi viết về câu 2 đều với lòng hướng thiện. "Học sinh làm tốt thì lập luận tốt, nhìn sự việc với nhiều góc độ khác nhau. Một mặt, các em bày tỏ sự khâm phục, khen ngợi, mặt khác các em bày tỏ mong muốn giá như lúc đó bạn Nam tỉnh táo hơn. Đa số các em chỉ dừng lại ở mức độ ca ngợi", vị giám khảo này cho biết.
Một giám khảo ở Thanh Hóa cũng băn khoăn: "Hầu hết các em đều làm đúng đáp án. Một số em cũng biết nâng vấn đề giáo dục kỹ năng sống trong học sinh. Nhưng tôi vẫn có cảm giác các em chưa bộc lộ hết suy nghĩ thật của mình. Là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, tôi nghĩ mình khá hiểu cách nghĩ của học trò, các em đáo để hơn và thực tế hơn".
Theo giải thích của cô Lệ Hoa, giáo viên trường THTP Nông Cống I, Thanh Hóa, nếu cho rằng đề văn nghị luận xã hội sẽ khiến học sinh không làm bài theo văn mẫu là võ đoán.
"Nghị luận xã hội là nội dung có trong chương trình học, nên khi ôn tập các giáo viên đều huấn luyện các em cách làm bài. Trong quá trình đó, giáo viên không thể ra đề y hệt như đề thi, nhưng cũng giúp các em hình dung hướng phát triển nội dung theo từng dạng đề nghị luận đời sống hay nghị luận vấn đề đạo lý. Do đó, các em đều biết nên làm cách nào để được điểm cao", cô Hoa nói.
Các em muốn chọn phương án an toàn
Cô giáo Hoàng Kim Oanh, giáo viên Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng các em đã chọn giải pháp an toàn.
Cô Oanh cho biết: Hôm vừa rồi tôi hỏi chuyện một học sinh của tôi ở lớp chuyên Tin. Sau khi xem đáp án của Bộ, em ấy bảo có lẽ con sẽ được 9 điểm. Em ấy bảo, về câu 2... con nghĩ hơi khác nhưng rồi con đã viết giống đáp án. Tôi không ngạc nhiên, dù ngày thường, ở lớp em ấy là một học trò viết bài chẳng giống ai. Cũng có những khi em ấy khá cực đoan. Trong một khía cạnh nào đó, tôi cho là em ấy có lý, nhưng vẫn thoáng chút lo lắng nếu đi thi mà viết thế thì không có điểm. Nhưng qua kinh nghiệm nhiều năm đi dạy tôi thấy học trò khá khôn ngoan. Khi trên lớp các em ấy viết khá thật, nhưng chỉ cần kiểm tra học kỳ thôi, biết là sẽ có nhiều thầy cô chấm thì các em viết giống đáp án ngay. Em nào cũng viết tròn xoe! Có em sắc sảo thì viết thêm vài ý riêng, nhưng nói chung là các em đều muốn an toàn.
Đáp án của Bộ cũng khuyến khích, nếu như thí sinh nào có suy nghĩ riêng, khác, lập luận thuyết phục cho điểm tối đa.
Cái quan trọng là quan điểm của người ra đề thi thế nào! Điều đó thể hiện trong đáp án. Học trò bảo, tụi con biết thừa rồi nên chẳng dại gì phải thế (nói suy nghĩ thật). Tụi con phải an toàn chứ cô!
Nhưng đề văn vừa rồi chẳng hạn, rõ ràng từ trên đã khuyến khích học sinh được nói thật?
Muốn khuyến khích học sinh nói thật thì đừng có đáp án gì hết! Bộ hãy ra một cái đề không có đáp án. Đã có đáp án thì các con phải theo khuôn, mà theo khuôn thì các cháu sẽ nói những lời từ cổ họng chứ không phải từ trái tim.
Theo tôi, cái quan trọng nhất là thay đổi cách thi, cách thức chấm. Bộ có đáp án thì làm sao các con viết khác đáp án. Đã có đáp án là giáo viên phải chấm theo đáp án. Nhiều giáo viên máy móc đến mức đòi hỏi phải diễn đạt như họ nghĩ thì mới có điểm. Còn nếu thí sinh cũng ý như thế, nhưng diễn đạt cách khác chưa chắc đã cho điểm hoặc cho điểm không tuyệt đối.
Cảm ơn cô giáo Hoàng Kim Oanh!
Theo Ken14
Việt Nam giành Huy chương vàng Olympic Tin học Theo kết quả thi được ban tổ chức Olympic Tin học châu Á năm 2013 chính thức công bố hôm nay (21/5), đoàn Việt Nam có 5 học sinh đoạt giải, gồm một Huy chương vàng, 1 Huy chương bạc và 3 Huy chương đồng. Ảnh minh họa. Đại diện của Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng, Bộ Giáo dục và...