Top thực phẩm trị khỏi nhanh viêm họng không cần thuốc
Giấm táo là một loại thực phẩm nên cho vào danh sách của người bị viêm họng. Giấm táo có tính chua, vì thế có tác dụng diệt khuẩn hoặc ức chế vi khuẩn.
Top thực phẩm trị khỏi nhanh viêm họng không cần thuốc.
Mật ong
Mật ong thực thích hợp cho người bị viêm họng. Không gì tốt hơn bằng mỗi sáng dậy, bạn bị viêm họng bạn chỉ cần ăn một thìa nhỏ mật ong nguyên chất. Sẽ rất có lợi. Nhưng nhớ là mật ong chuẩn chứ không phải mật ong pha.
Mật ong thích hợp bởi vì mật ong làm dịu, sẽ giúp bạn đẩy lùi cơn rát cổ họng. Mật ong có tính kháng khuẩn, nên có lợi để đề kháng vi khuẩn và virút. Mật ong lại có tính sinh miễn dịch, nên có lợi để tạo sức đề kháng khỏe. Với những tác dụng như vậy, khuyên nên ăn mật ong thực thích hợp.
Chuối
Chuối là một loại trái cây không có tính axit, mềm và dễ ăn, kể cả khi bạn bị đau họng. Chuối cũng là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, đồng thời lại giàu vitamin B6, kali, vitamin C nên rất tốt cho cơ thể.
Bạc hà
Bạc hà có tác dụng làm thông các niêm mạc tiết đầy dịch. Nếu bạn viêm họng có kèm theo ho, viêm họng có kèm theo đờm, viêm họng có kèm theo ngứa và viêm họng có kèm theo sổ mũi thì bạc hà là một lựa chọn.
Bạn đừng có ăn bạc hà không mà nên sử dụng bạc hà dưới dạng kẹo ngậm bạc hà. Một ngày chỉ cần chừng 2-3 viên, bạn sẽ thấy dịu họng ngay tức khắc. Nếu bạn đang bị sổ mũi, bạc hà cũng rất có ích lợi. Vì ngay tức khắc, loại thảo dược này làm co mạch và thông mũi ngay tức khắc. Không thích hợp cho người viêm họng đang giai đoạn đỏ rát đau.
Video đang HOT
Giấm táo
Giấm táo là một loại thực phẩm nên cho vào danh sách của người bị viêm họng. Giấm táo có tính chua, vì thế có tác dụng diệt khuẩn hoặc ức chế vi khuẩn. Giấm tạo lại kích thích tăng sinh miễn dịch, nên có lợi để ngừa bội nhiễm. Những người bị viêm họng mạn tính rất thích hợp với món này.
Bạn có thể sử dụng giấm táo vào trong thực phẩm, các món nấu, món canh, món mì. Hoặc bạn cũng có thể dùng dưới dạng pha với mật ong: 2 thìa giấm táo 1 thìa mật ong. Chia 2 lần, ăn sáng 1 lần và ăn tối 1 lần rất ổn.
Thực phẩm có vitamin C
Thực phẩm có vitamin C rất hữu ích. Vitamin C tăng khả năng thải độc cho gan, nên sẽ loại bỏ các chất có hại của phản ứng viêm họng gây ra. Vitamin C có tác dụng làm mát, nên sẽ xoa dịu sự rát ở họng. Vitamin C còn làm tăng sức đề kháng chung của cơ thể, nên sẽ giúp bệnh được đẩy lùi.
Món nhiều C là các loại hoa quả tự nhiên. Cam, chanh, bưởi, ổi, táo, xoài, dứa, măng cụt rất giàu vitamin C. Hãy tránh thủ ăn các thực phẩm này. Vitamin C tự nhiên tốt hơn nhiều vitamin C trong các chế phẩm dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng. Đau họng thì nên xay ra để ăn sẽ ăn được nhiều và dễ ăn hơn.
Thực phẩm có kẽm
Kẽm là nguyên tố vi lượng đa tác dụng. Chúng ta thường nghe thấy kẽm có tác dụng với sức mạnh sinh dục đàn ông. Đúng là như vậy, nhưng chưa đủ. Kẽm còn là nguyên tố vi lượng làm tăng cao sức khỏe đề kháng, nhất là những trường hợp bị nhiêm virút. Vì thế, tranh thủ ăn các thực phẩm có kẽm khi bị viêm họng, bạn sẽ thấy rất có lợi.
Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm: sò, ngao, củ cải trắng, nướt cốt dừa.
Món trơn, mát
Viêm họng có đặc tính là nóng rát. Lại có thêm triệu chứng đau khi nuốt khi nói. Vì thế, những món làm dịu cơn đau rát rất hữu ích. Nếu như chúng đã mát lại trơn tuột, dễ ăn, giảm cọ xát cơ học thì thích hợp không gì sánh. Những món canh trơn mát là thích hợp.
Khi bị viêm họng, nên ăn các món canh thanh mát như mùng tơi, rau đay, rau lang, bầu bí, mướp,…
Ích lợi của những món canh này làm bạn dịu cơn rát sâu trong cổ họng. Món canh này cũng rất dễ ăn, dễ nuốt, không làm bạn khó chịu khi ăn hoặc khi nhai. Món ăn trơn nên không làm tổn thương cơ học bề mặt, giúp họng bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
Món trơn mát thường là canh mùng tơi, rau đay, rau sâm, rau lang, bầu, bí, mướp. Rất có lợi.
Trứng hoặc lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng giúp đối phó với tình trạng viêm và đau cổ họng rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên tránh các món ăn có nhiều gia vị vì nó có thể làm cơn đau họng thêm trầm trọng.
Theo Khỏe và đẹp
Những bài thuốc hiệu nghiệm từ rau dền gai
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả.
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, chữa lỵ và làm thuốc điều kinh. Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc chữa bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt. Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt dùng để đắp, băng bó chấn thương...
Dền gai là loại rau quen thuộc thường được bà con nhiều nơi hái lá nấu canh. Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, hầu như vườn nhà nào cũng có.
Dền gai là cây thân thảo, phân cành nhiều, không lông. Lá mọc so le, hình thuôn dài, cuống dài có cánh, ở gốc có 2 gai, mặt trên phiến lá màu xanh nhạt. Hoa mọc thành sim và sắp xếp sít nhau ở nách lá thành những bông dài, các lá bắc như gai. Quả là một túi hình trứng nhọn một đầu. Hạt đen óng ánh.
Ngoài công dụng làm rau ăn, dền gai còn được xem như là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Toàn cây được dùng làm thuốc. Có thể thu hái quanh năm, đem về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Có thể đốt thành tro, dùng dần.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm
Bài 1: Mụn nhọt chưa vỡ: Rễ rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt 2 - 3 tiếng thay băng, ngày đắp 2 - 3 lần, có tác dụng làm nhanh vỡ mủ.
Bài 2: Ho có đờm: Dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, cam thảo đất 16g, lá bồng bồng 20g, kim ngân hoa 20g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 - 3 lần. Dùng liền 5 ngày.
Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, cam thảo đất 16g, lá húng chanh 16g, vỏ rễ dâu tằm 16g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 - 3 lần. Dùng liền 5 ngày.
Bài 3: Trật đả, ứ huyết: Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10 - 15g uống thay nước trà.
Bài 4: Viêm họng, đau họng: Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1 - 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai, ngậm 1 - 2 lần đến khi đỡ đau họng.
Bài 5: Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Rễ rau dền gai (sao vàng), vỏ quả bí đao 20g, kim tiền thảo, mã đề, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm) mỗi thứ 12g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 - 3 lần. Dùng 10 ngày một liệu trình.
Bài 6: Bỏng nhẹ: Thân, lá cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên vết bỏng.
Bài 7: Chữa kinh nguyệt không đều: Rau dền gai 15g, bạc thau 20g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 450ml nước sắc còn 200ml, chia 2 - 3 lần. Dùng liền 10 ngày.
Bài 8: Chữa bạch đới, khí hư: Rễ rau dền gai 20g, lá bạc hà 16g, phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước lấy 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng 7-10 ngày.
Bài 9: Chữa da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc (rơm rạ): Dền gai tươi, rau sam tươi, lá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) các vị đều bằng nhau. Giã nát đắp vào chỗ da nổi mẩn, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Theo Sức khỏe đời sống
Chiêu trị con ho 'một phát ăn ngay' bằng chanh đào Mùa đông sắp đến, mẹ nào có con nhỏ như em nên thủ sẵn 1 bình chanh đào mật ong đề phòng khi trở gió, con ho. Mấy hôm trời mưa tầm tã, đột nhiên hôm qua lại tạnh ráo, chủ nhật rảnh rỗi, thấy gió mát em đưa Bống xuống sân chung cư đạp xe với mấy anh chị nhà hàng xóm....