Bí kíp dạy trẻ biết yêu thương em
Nhiều trẻ rơi vào cảm giác trầm cảm và bức xúc trong lòng khi có em. Hãy giúp trẻ vượt qua được cảm xúc tiêu cực và dạy trẻ bài học về yêu thương, chia sẻ với em bằng những bí kíp sau:
Theo các chuyên gia tâm lý, những bé đang là trung tâm của cả gia đình, “tự nhiên” bị đẩy ra rìa khi có em bé xuất hiện thì các em sẽ có cảm giác như bị bỏ rơi. Đây cũng là tâm lý bình thường của các bé, vì còn quá nhỏ để nhận ra mối quan hệ ruột thịt với em. Lúc này, cha mẹ cần có ứng xử thích hợp để bé không rơi vào tình trạng mất cân bằng tâm lý. Đồng thời dạy con biết yêu thương và dành tình cảm cho em.
Chuẩn bị tâm lý cho bé khi sắp được “lên chức”:
- Trong quá trình mang bầu, bạn nên nói với con về việc có em bé đang sắp sửa chào đời. Hãy giúp con biết rằng đấy mà một em bé nhỏ xinh và rất giống như con ngày trước. Và lúc đó con sẽ chính thức trở thành anh, chị.
- Hãy giúp con hình dung ra sự thay đổi khi có em bé chào đời. Có thể những ảnh hưởng đó đều mang tính tích cực lẫn tiêu cực.
- Động viên con đặt nhiều câu hỏi liên quan đến em và nói cho bố mẹ biết con cảm thấy thế nào.
- Điều quan trọng nhất là bạn luôn trấn an con rằng dù có em bé xuất hiện thì không ảnh hưởng gì đến việc tình yêu của bố mẹ dành cho con. Bố mẹ có thể bận rộn hơn, ít có thời gian cho con hơn trước, nhưng tình yêu dành cho con không bao giờ thay đổi.
- Con sẽ trở thành một người quan trọng, con được lên chức là Anh, là Chị. Tuy nhiên gắn với chức vụ mới là những trách nhiệm mới. Bố mẹ nên nói để cho con hiểu thêm.
Nói chuyện với bé về chuyện bé sắp được lên chức sẽ là bước đầu dạy cho bé biết thương em.
Để hạn chế tính ghen tị của bé, cha mẹ phải gần gũi, chia sẻ với con, và thực hiện các biện pháp sau:
Video đang HOT
- Chia sẻ với con cảm giác ghen tị với người khác. Đừng đặt gánh nặng lên cho trẻ khi cho rằng việc ghen tị của trẻ là một điều cực kỳ xấu.
Bé sẽ thấy bố mẹ luôn gần gũi với mình và được chia sẻ, cảm thông. Tuy nhiên, phải nhớ nói thêm với bé rằng chưa bao giờ bạn để cảm giác đó tồn tại lâu, vì điều đó sẽ làm mình luôn thấy buồn phiền, lo lắng. Cảm giác ghen tị của bé sẽ dần nguôi ngoai.
- Khuyến khích bé nói ra cảm nghĩ của mình. Dù những gì bé nghĩ có thể đúng hoặc sai thì không nên chỉ trích bé. Bởi khi bày tỏ cảm xúc tiêu cực với bố mẹ sẽ giúp trẻ thấy nhẹ nhõm hơn. Nếu cha mẹ phớt lờ những cảm xúc của con thì sẽ khiến cho trẻ khó từ bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Hãy giúp bé thổ lộ, thông qua các hoạt động, sự ghen tị dần dần sẽ mất đi.
- Tìm hiểu nguyên nhân cảm giác ghen tị của trẻ. Cha mẹ hãy giúp con giải toả những nỗi bức xúc trong lòng, giải thích cho bé hiểu vì sao không nên hành động như thế. Khi rơi vào tâm trạng này, bé rất cần sự giúp đỡ của cha mẹ để có thể kiểm soát cảm xúc của mình.
- Ngay từ những năm đầu đời hãy dạy con cách chia sẻ với mọi người xung quanh, hãy từ những bài học trong gia đình và nhà trường để giúp trẻ biết cách thể hiện thể hiện lòng vị tha với các thành viên trong gia đình cũng như với người xung quanh.
Điều quan trọng là cha mẹ nên tôn trọng cảm xúc của trẻ, không nên chỉ trích hay quát mắng khi trẻ có những hành động thể hiện sự ganh tị. Vì khi đó chúng sẽ che giấu cảm xúc thật của mình, không dám bộc lộ ra, và sống khép mình hơn với mọi người.
Theo Phununews
8 điều khi nuôi dạy con trai mọi bà mẹ phải biết
Các cậu bé thường khó khăn hơn các cô bé rất nhiều trong việc thổ lộ vấn đề của mình. Giải pháp lúc đó không phải là bảo con nói ra khó khăn, mà hãy ôm chặt con trai.
Cá tính và suy nghĩ của con trai hoàn toàn khác với con gái, vì thế, các bà mẹ đừng áp đặt những suy nghĩ, tình cảm của mình vào tình huống cho con trai.
8 điều khi nuôi dạy con trai mọi bà mẹ phải biết.
Các cậu bé sống đơn giản hơn bạn tưởng
Các cậu bé chỉ cảm thấy một trong 3 điều sau: điên rồ, buồn rầu, vui vẻ. Đừng áp đặt cuộc sống tình cảm phức tạp như của bạn lên con trai. Vấn đề của thằng bé lúc ấy có thể không phức tạp như bạn nghĩ. Nó muốn ăn, muốn đánh hoặc muốn chạy.
Trong ngày thật tồi tệ nó muốn lấy lại những đồ chơi đã bị lũ bạn cướp mất. Nó không muốn nhìn chằm chằm ngoài cửa sổ và thảo luận dài dòng về ý nghĩa của cuộc sống, giống như với các bé gái.
Hãy nhìn cơ thể nó, chứ đừng nhìn cái miệng
Một lần nữa, giống như đàn ông trưởng thành, dấu hiệu cho thấy con trai bạn tâm trạng ra sao thể hiện ngay ở dáng vẻ của nó.
Nhảy lên nhảy xuống là biểu hiện nó đang thoải mái. So vai lại nghĩa là đang buồn. Yên lặng là tốt. Yên tĩnh thì cần được chú ý hơn.
Khi trẻ ngờ vực, lo lắng, một cái ôm chặt là đủ
Các cậu bé thường khó khăn hơn các cô bé rất nhiều trong việc thổ lộ vấn đề của mình. Giải pháp lúc đó không phải là bảo con nói ra khó khăn, mà hãy ôm chặt con trai. Nó sẽ có kết quả kỳ diệu. Ít phút sau, cậu bé sẽ lại nô đùa ầm ầm trở lại.
Thắng là quan trọng, nhưng không nhiều như bạn nghĩ
Các cậu bé thường đặt mình vào áp lực mạnh mẽ phải thể hiện ở trường, trong các môn thể thao và trong những tình huống xã hội. Khi chúng nói ít về điều đó, thì có nghĩa là nỗi buồn thất bại thậm chí còn sâu sắc hơn.
Với các cậu bé, điều quan trọng là nhấn mạnh về bài học thu được từ thất bại, thay vì cố gắng thắng bằng mọi giá.
Vấn đề quần áo
Các bé gái có nhiều lựa chọn về váy vóc hơn con trai, vì thế xu hướng của mọi người là quẳng cho thằng bé cái quần jean và áo sơ mi, rồi mặc kệ nó. Nhưng tốt hơn, bạn nên đảm bảo rằng chúng là quần jean đúng kiểu, áo đúng kiểu. Bởi vì cậu con trai sẽ muốn nó trông sành điệu, thoải mái.
Giờ ngủ là quan trọng
Vì trẻ trai rất hiếu động, nên khó mà bắt chúng ngồi yên. Thời gian tốt nhất trong ngày là 10 phút trước khi chúng đi ngủ. Bạn hãy vào giường với chúng, đọc sách và giữ chúng trong khi chúng rơi vào giấc ngủ.
Không nuông chiều
Đặc biệt, với các cậu con trai bạn nhất định không được nuông chiều bé ngay từ khi còn nhỏ.
Bé còn nhỏ thường thích thú và cũng chán rất nhanh với mọi thứ, thế nên không có gì lạ khi bé đòi bạn hết thứ này đến thứ khác, từ món đồ chơi bé trông thấy hay những đồ mà bạn của bé đang dùng, khiến bạn phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc để sắm cho bé. Vòng tuần hoàn này sẽ cứ tái diễn khi bé tìm được những thứ đồ khác và đòi bạn mua. Thói quen chiều con như vậy không chỉ khiến bố mẹ đau đầu mà còn làm trẻ trở nên hư.
Phải đề ra kỷ luật cụ thể
Nếu trẻ không được dạy về cách giao tiếp với người khác, vệ hậu quả từ việc làm của mình, ý thức về ranh giới giữa đúng và sai, tốt và xấu có thể sẽ không tồn tại trong suy nghĩ của trẻ. Bạn cần đặt ra những nguyên tắc nhất định và dứt khoát đối với con trong mọi trường hợp. Quy định nhữn hình phạt dành cho bé nếu bé vi phạm và mẹ sẽ không nhân nhượng.
Theo Khỏe & Đẹp
40 điều mẹ PHẢI dạy con gái trước khi quá muộn Nếu có con gái, đừng bao giờ quên dạy con những lời khuyên bổ ích này. Có rất nhiều bài học cuộc sống mà mẹ muốn dạy cho các con của mình. Mẹ là người luôn sát cánh, giúp đỡ mọi khó khăn trong cuộc sống của con. Những lời mẹ dạy con về cuộc đời, tình yêu là những gì mẹ rút...