Top 5 nguyên nhân gây đau đầu vào mùa hè
Từ thời tiết tới các món nước giải khát quen thuộc mùa hè đều có thể là thủ phạm gây ra các cơn đau đầu dai dẳng mà bạn không mong muốn.
1. Ánh nắng mặt trời
Khi bạn ở ngoài trời vào những ngày mùa hè, đặc biệt là khoảng thời gian từ 9 giờ đến 15 giờ hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ trải qua cảm giác đau nhức như có vật gì đó khiến đầu bạn nặng lên.
Thực tế, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân của các cơn đau này là do ánh nắng chói chang. Khi sóng ánh sáng phản xạ với các mặt phẳng như mặt nước, bãi cát, mái nhà và vỉa hè, chúng tăng cường tác động lên mắt của chúng ta. Các tác động này có thể ảnh hưởng tiêu cực lên đồi thị của não bộ, một trung tâm nơi các tín hiệu đau được xử lý.
Để ngăn ngừa đau đầu do bị chói, các nhà khoa học khuyên chúng ta nên đeo kính mát đủ tiêu chuẩn với ống kính phân cực, trong đó có chứa các bộ lọc ngăn chặn tia UVA và UVB.
2. Thời tiết thay đổi
Không cần phải kiểm tra các báo cáo thời tiết, một số người có thể dự đoán sự thay đổi của thời tiết dựa vào các cơn đau đầu không dứt của họ. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự sụt giảm trong áp suất không khí vào thời điểm thường xảy ra áp thấp nhiệt đới hay các cơn bão mùa hè chính là nguyên nhân gây đau đầu đối với nhiều người.
Theo nhiều báo cáo nghiên cứu, sự sụt giảm áp suất này dường như đánh thức một vùng cảm giác trong não, từ đó kích thích cảm giác đau đầu ở những người vốn hay bị đau nửa đầu hoặc bị stress. Các nhà khoa học khuyến cáo chúng ta nên cố gắng tập các hình thức nhẹ nhàng của thể dục, chẳng hạn như yoga, hoạt động thể chất để kích thích cơ thể phát hành hormone endorphins, được xem như thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể.
Từ thời tiết tới các món nước giải khát quen thuộc mùa hè đều có thể là thủ phạm gây ra các cơn đau đầu dai dẳng mà bạn không mong muốn. Ảnh minh họa
Video đang HOT
3. Say tàu xe khi du lịch
Chuyển động của một chiếc thuyền hoặc xe hơi khiến cho mắt và tai gửi tín hiệu trái ngược nhau đến não, gây ra chứng say tàu xe. Các triệu chứng bao gồm đau đầu và buồn nôn.
Với những người từng bị say tàu xe, khi du lịch nên mở cửa sổ để hít thở dễ chịu hơn và giúp không khí lưu thông nhiều hơn. Bạn cũng có thể trang bị các loại gối du lịch để giảm thiểu sự chóng mặt. Nếu những mẹo nhỏ trên đều thất bại, bạn nên dùng thuốc chống say tàu xe ít nhất 30 phút trước giờ khởi hành.
4. Các loại kem, nước lạnh
Khi uống các loại thức uống đông lạnh hoặc ăn những ly kem, cảm giác mát lạnh chạm vào vòm miệng, chúng kích hoạt phóng xạ thần kinh khiến các mạch máu xung quanh não bị sưng lên, dẫn đến đau buốt đầu do co mạch máu.
Bạn không cần điều trị phức tạp hay kiêng luôn món kem mà chị cần lưu ý hạn chế để kem và đá chạm vào vòm miệng của bạn là nguy cơ đau đầu cũng được giảm đi đáng kể.
5. Mất nước trong cơ thể
Bạn đã biết nắng nóng có thể làm da và môi bị khô bạn nhưng đó không phải là dấu hiệu duy nhất của sự mất nước trong cơ thể. Mất nước cũng làm cho các thụ thể đau trong các lớp mô mỏng bọc bên ngoài não trở nên vô cùng nhạy cảm, từ đó gây ra các cơn đau nửa đầu.
Nguy cơ đau đầu thậm chí còn cao hơn khi bạn bơi vì các hoạt động dưới nước khiến cho bạn mất cảm giác khát. Bất cứ khi nào bạn tham gia các hoạt động ở ngoài trời trong thời gian dài, nên nhớ uống 200-300ml mỗi 2 giờ dù bạn có khát hay không.
Theo Trí Thức Trẻ
Một số bệnh cần cảnh giác "cao độ" trong mùa hè
Thưc tế, bạn cũng có nguy cơ cao mắc phải các bệnh cần cảnh giác như ra mồ hôi thất thường, viêm họng hay cường giáp trong mùa hè.
Hầu hết mọi người đều biết mùa hè là thời điểm các bệnh tiêu hóa, viêm nhiễm, da liễu... có nguy cơ bùng phát cao, vì vậy, ai cũng "nâng cao cảnh giác" để đề phòng các bệnh này. Cũng chính vì chủ quan mà nhiều người không đề phòng những bệnh khác.
Không nhiều người cho rằng, ra mồ hôi thất thường, viêm họng hay... là những xuất hiện trong mùa hè. Nhưng thực tế, nếu không chú ý giữ sức khỏe, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh này.
1. Bệnh thiếu khí (Ra mồ hôi bất thường)
Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cơ thể tăng khiến cho chúng ta dễ bị ra mồ hôi mỗi khi hoạt động, vận động, nhất là vận động nhiều. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng ra mồ hôi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh nào đó.
Nếu bạn thường xuyên ra nhiều mồ hôi trong khi chỉ hoạt động nhẹ thì rất có thể là do cơ thể yếu, ăn uống kém dinh dưỡng do thiếu khí. Nếu lòng bàn tay ra nhiều mồ hôi, kèm theo hiện tượng đau bụng, đầy hơi, táo bón, phần lớn là mắc bệnh liên quan đến đường ruột. Nếu mồ hôi ra nhiều ở tay kèm theo triệu chứng khô miệng, răng sưng đau, phần lớn là do nhiệt dạ dày và bạn cần ăn nhiều thực phẩm mang tính lạnh như: đậu phụ, đỗ xanh, mướp đắng, cải thảo, rau cần, chuối...
Trong trường hợp bạn ra nhiều mồ hôi ở trán, đầu kèm theo hiện tượng chướng bụng, khát nước, không muốn ăn... thì bạn cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh thanh đạm vì có thể bạn đang bị thừa đạm. Còn nếu ra nhiều mồ hôi kèm theo hiện tượng thể lực yếu, dạ dày khó chịu, buồn nôn, cơ thể phát nhiệt, lưỡi dày, vàng... thì cần tuyệt đối tránh đồ ăn có vị cay, nóng.
Ảnh minh họa
2. Bệnh viêm họng
Nhiều người nghĩ rằng, mùa đông, trời lạnh, nguy cơ viêm họng cao, còn mùa hè thì khả năng bị viêm họng là thấp. Tuy nhiên, thực tế, bạn vẫn có nguy cơ cao bị viêm họng trong mùa hè. Viêm họng có thể do môi trường ô nhiễm, do uống nước lạnh kết hợp với thức ăn ướp muối khiến cổ họng bị ngứa rồi viêm. Ngoài ra, viêm amidan cũng là nguyên nhân gây ngứa họng và ho.
Vào mùa hè, những nguyên nhân chính gây ra viêm họng bao gồm: ăn uống thực phẩm lạnh, nằm điều hòa, quạt ở nhiệt độ quá thấp hoặc chiếu thẳng vào người, cơ thể thiếu nước... Hầu hết trường hợp bị viêm họng trong mùa hè là viêm họng cấp. Viêm họng cấp nếu không được điều trị rất dễ gây biến chứng như viêm amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, VA quá phát (ở trẻ nhỏ) và nguy hiểm nhất là có thể gây nhiễm khuẩn huyết.
Khi bị viêm, bắt buộc chúng ta phải dùng kháng sinh nhưng kháng sinh cũng gây hại cho sức khoẻ và nếu dùng lâu, dùng nhiều cũng gây lờn thuốc. Vậy nên cách tốt nhất là bảo vệ họng không bị viêm.
Ảnh minh họa
3. Bệnh cường tuyến giáp
Ít ai biết được rằng, vào mùa hè, khả năng bị bệnh cường tuyến giáp (bệnh cường giáp) ở con người lại tăng lên. Đó là bởi vì bức xạ từ ánh mặt trời do năng nóng có thể gây ra tình trạng này.
Tuyến giáp là một tuyến nằm ở cổ. Tuyến này sản xuất hormone thyroxin điều khiến mức chuyển hóa cơ bản của cơ thể, tức là điều khiển các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể. Nếu một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp hoạt động quá mạnh và sản xuất ra quá nhiều thyroxin (tình trạng này thường gặp vào mùa hè, khi cơ thể phải đối mặt với nhiều bệnh) thì chmức năng chuyển hóa cơ bản tăng và có thêm nhiều triệu chứng đi kèm. Tình trạng này gọi là cường tuyến giáp, nhiễm độc tuyến giáo hay bướu cổ độc...
Triệu trứng là người bệnh thường xuyên thấy nóng, đổ mồ hôi, rối loạn tâm lý, tim đập nhanh, phù mắt, sụt cân (dù ăn nhiều), khát nước, tiểu tiện nhiều, tay run, rụng tóc. Bệnh này cần điều trị cẩn thận, lâu dài dưới sự theo dõi của bác sĩ. Giải pháp cho bạn là hạn chế ra ngoài trời nhiều trong thời tiết nắng nóng.
Theo Trí Thức Trẻ
Triệu chứng và cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản Viêm não Nhật Bản (còn được gọi là viêm não mùa hè, viêm não B) là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, có thể dẫn tới tình trạng tổn thương não vĩnh viễn, tỷ lệ tử vong rất cao. Dịch bệnh thường xảy ra vào mùa hè. Vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi thuộc giống Culex và Aedes trong đó muỗi...