Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh tăng cường an ninh mạng sau vụ Colonial Pipeline
Ngày 12/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm cải thiện năng lực an ninh mạng liên bang cũng như các tiêu chuẩn an ninh kỹ thuật số trong lĩnh vực tư nhân.
Các bể chứa nhiêu liệu của công ty Colonial Pipeline tại Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Sắc lệnh bao gồm một loạt sáng kiến được triển khai nhằm trang bị tốt hơn cho các cơ quan liên bang các công cụ tăng cường an ninh mạng. Sắc lệnh được ký ban hành sau vụ tấn công mạng nhằm vào hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất của Mỹ, do công ty Colonial Pipeline điều hành, dẫn đến tình trạng thiếu khí đốt ở Bờ Đông của nước Mỹ.
Cuối tuần qua, đường ống cung cấp 45% nhiên liệu tiêu thụ ở Bờ Đông của nước Mỹ đã thông báo sẽ ngừng hoạt động sau một cuộc tấn công mạng tống tiền (ransomware). Sau khi Colonial Pipeline tạm dừng hoạt động, nhiều bang ở Đông Nam đã rơi vào tình trạng thiếu xăng. Trước diễn biến vụ việc này, Nhà Trắng đã tuyên bố lệnh tình trạng khẩn cấp tại 17 bang và thủ đô Washington.
Colonial Pipeline vận chuyển xăng, dầu diesel, nhiên liệu máy bay và các sản phẩm tinh chế khác từ Vịnh Mexico tới các bang ở Bờ Đông nước Mỹ thông qua đường ống dài 8.850 km, phục vụ trên 50 triệu khách hàng. Ngoài ra, hệ thống này cũng cung cấp nhiên liệu cho một số sân bay lớn nhất của nước Mỹ, trong đó có Hartsfield Jackson của thành phố Atlanta, bang Georgia – sân bay được đánh giá nhộn nhịp hàng đầu thế giới.
Mỹ mất hình tượng vì làn sóng thù ghét người gốc Á
Dư luận dậy sóng sau khi Vilma Kari, người phụ nữ gốc Philippines, bị tấn công tàn bạo tại Mỹ, đất nước vốn được ngưỡng mộ vì sự cởi mở.
Giới chính trị gia Philippines, bao gồm Phó tổng thống Leni Robredo, và huyền thoại quyền anh Manny Pacquiao nhanh chóng lên tiếng sau khi đoạn video Vilma Kari bị vô cớ tấn công trên đường phố New York được lan truyền.
Trong vụ tấn công, người đàn ông vô gia cư Brandon Elliot hét lên: "Mày không thuộc về nơi này!", trước khi đạp ngã và liên tiếp đá vào đầu người phụ nữ 65 tuổi tại New York, Mỹ, hôm 29/3.
Phó tổng thống Robredo gọi vụ tấn công là "một sự kiện kinh hoàng", trong khi Pacquiao đăng lên mạng tấm poster với chú thích: "Ngừng tấn công những người châu Á không thể tự vệ. Đấu với tôi này".
Video đang HOT
Sự cố trên nằm trong một loạt những vụ bạo lực nhằm vào người gốc Á tăng vọt gần đây trên khắp nước Mỹ. Tình trạng phạm tội thù ghét tại đây đã giảm vào năm ngoái, nhưng tội thù ghét với người gốc Á được báo cáo với cảnh sát lại tăng gần 150% ở 16 thành phố lớn nhất Mỹ, theo Trung tâm Nghiên cứu Sự thù ghét và Chủ nghĩa cực đoan thuộc Đại học bang California (CSU).
Không chỉ gây lo ngại trong nội bộ Mỹ, tình trạng phân biệt chủng tộc tại đây còn được phản ánh trên khắp châu Á nhờ mạng xã hội, và bị coi là ví dụ điển hình nhất cho việc nước Mỹ không tuân theo những lý tưởng cao cả mà họ thường thúc đẩy ở nước ngoài .
Trước vụ hành hung Kari, một vụ xả súng thảm khốc đã xảy ra tại ngoại ô thành phố Atlanta, bang Georgia, khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á. Sự việc làm dấy lên các cuộc biểu tình quy mô lớn, kêu gọi chấm dứt bạo lực đối với người Mỹ gốc Á.
Sau khi đọc tin về vụ xả súng ở Atlanta, Jang Ho-kyeong, thanh niên 26 tuổi người Hàn Quốc từng học tập tại Mỹ, cảm thấy buồn và tức giận, nhưng không bất ngờ. Jang nhận thấy căng thẳng dần gia tăng kể từ năm ngoái, khi cựu tổng thống Donald Trump bắt đầu đổ lỗi cho Bắc Kinh vì đại dịch Covid-19, thúc đẩy tâm lý chống Trung Quốc và theo đuổi những chính sách đối đầu với nước này.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy di sản của Trump không chỉ bị giới hạn trong quan hệ Mỹ - Trung hay dưới nhiệm kỳ của ông. Sau khi Joe Biden nhậm chức, những vụ phạm tội thù ghét với người gốc Á không giảm, mà xu hướng này còn trở nên rõ ràng hơn.
"Tôi nghĩ bây giờ ngày càng nhiều người nói rằng Mỹ không còn là một quốc gia tân tiến đáng ngưỡng mộ. Khi còn ở Mỹ, tôi phải đối mặt với tình trạng phân biệt chủng tộc khắp nơi. Tôi chưa bao giờ cảm thấy bị đe dọa bạo lực về thể xác, nhưng có thể bởi tôi là nam giới trưởng thành, khác với những bạn nữ xung quanh", Jang cho hay.
Sau vụ xả súng ở Atlanta, bài xã luận ngày 23/3 trên tờ Maeil Business của Hàn Quốc đặt câu hỏi về vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, đặc biệt là những chỉ trích của nước này về tình trạng nhân quyền ở Triền Tiên, Trung Quốc, Myanmar. "Trước khi chúng ta có thể công nhận sự chân thành trong chính sách đối ngoại của Mỹ, họ phải nỗ lực hơn để ngăn chặn tội thù ghét trong nước", tờ báo cho hay.
Trung Quốc dường như không bỏ lỡ cơ hội để chỉ trích Mỹ . Hồi đầu tháng 3, truyền thông nước này lan truyền rộng rãi đoạn video một phụ nữ 76 tuổi tại San Francisco, nói tiếng Quảng Đông, mắt bầm tím vì bị một kẻ tấn công vô cớ ngay trên phố. Cụ bà đã dùng một khúc gỗ để đánh trả, khiến kẻ tấn công nhập viện.
Cụ bà gốc Á dùng gậy đánh trả kẻ tấn công ở San Francisco.
"Trên thực tế, nạn phân biệt chủng tộc tàn khốc chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về sự lộn xộn của Mỹ trong việc bảo vệ nhân quyền", hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua cho hay, thậm chí đề cập đến việc Mỹ từng ngược đãi người da đỏ bản địa, nô lệ châu Phi và lao động Trung Quốc trong quá khứ.
Nạn phân biệt chủng tộc chủ yếu được coi là hiện tượng trong nước, nhưng giới chuyên gia nhận thấy những tội thù ghét tại Mỹ có tương quan rõ rệt với các sự kiện quốc tế. Sự gia tăng thù ghét với các nhóm dân tộc cụ thể thường xuất hiện sau những biến cố ở nước ngoài.
Brian Levin, giám đốc trung tâm nghiên cứu tại CSU, cho biết theo ghi nhận của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) trong thập kỷ qua, tội thù ghét người gốc Á xảy ra nhiều nhất vào tháng 7/2018, giữa căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, và tháng 2/2014, khi Liên Hợp Quốc công bố một báo cáo liệt kê những cáo buộc vi phạm nhân quyền của Triều Tiên.
Nhiều người Mỹ gốc Á đổ lỗi cho Trump gây ra làn sóng thù ghét tăng vọt gần đây. Kaiser Kuo, biên tập viên hãng truyền thông SupChina tại Mỹ, cũng chỉ ra sự tương đồng giữa nỗi tức giận của Mỹ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và những lo lắng của dân Mỹ da trắng.
"Họ cảm thấy sắp mất đặc quyền, khi người Mỹ da trắng ngày càng bị đe dọa bởi sự xuất hiện của bộ phận dân số phần lớn không phải da trắng. Họ đang hành xử một cách phi lý với cơn giận dữ mù quáng", Kuo nhận xét.
Andrew Nathan, giáo sư chính trị Trung Quốc tại Đại học Columbia, đồng ý rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến người Mỹ e dè. Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng một số chính trị gia "đang phóng đại điều này bằng cách nói rằng Trung Quốc đang đe dọa sinh kế của người Mỹ".
"Họ làm vậy vì mục đích chính trị trong nước, nhằm thu hút sự ủng hộ từ những cử tri giận dữ. Tôi nghĩ họ đang thổi phồng vấn đề Trung Quốc một cách nguy hiểm", Nathan cho hay, nhắc tới những ví dụ như Trump, cựu ngoại trưởng Mike Pompeo, hay thượng nghị sĩ Josh Hawley của Missouri.
"Cáo buộc chính phủ Trung Quốc xử lý sai trong giai đoạn đầu đại dịch và không minh bạch thông tin là có lý. Chúng ta có thể chỉ trích các quan chức Trung Quốc vì điều đó, nhưng không thể đổ lỗi cho người dân nước này. Nửa triệu người Mỹ chết vì Covid-19 là lỗi của Trump, không phải Trung Quốc", giáo sư nói thêm.
Đám đông biểu tình giơ khẩu hiệu "Ngừng thù ghét người châu Á" tại thành phố Atlanta, bang Georgia, Mỹ, hôm 20/3. Ảnh: Reuters .
Mặc dù chính quyền Biden đang tìm cách vạch ra lộ trình mới về các vấn đề chủng tộc, làn sóng thù ghét người gốc Á được cho là khó có thể kiềm chế. Đảng Dân chủ của Tổng thống Mỹ đang chịu áp lực phải cứng rắn với Trung Quốc, nên "phe Cộng hòa chắc chắn sẽ xoáy vào chính sách với Bắc Kinh như một điểm yếu tiềm ẩn của Biden", Robert Ross, giáo sư chính trị tại Đại học Boston, nhận định. Tuy nhiên, ông cho rằng điều này không đồng nghĩa với việc các chính trị gia nên phớt lờ các vấn đề về Trung Quốc.
Rắc rối với chính quyền Biden nằm ở chỗ làn sóng thù ghét người Mỹ gốc Á nổi lên ngay tại thời điểm họ đang tìm cách tái xây dựng uy tín và hình ảnh tại châu Á, khu vực đang trở thành trọng tâm chính sách đối ngoại của Mỹ, vốn đề cao các giá trị dân chủ và nhân quyền phổ quát.
Đường lối này thể hiện qua việc Mỹ cùng các nước phương Tây khác cáo buộc Trung Quốc ngược đãi người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đáp trả bằng cách lập luận về hành vi "đạo đức giả" của Mỹ.
"Thay vì tự xem xét những vi phạm nhân quyền khủng khiếp của mình, chính phủ Mỹ lại tiếp tục bình luận thiếu trách nhiệm về tình hình nhân quyền ở các nước khác, phơi bày những tiêu chuẩn kép và đạo đức giả trong vấn đề này", báo cáo của chính phủ Trung Quốc về Vi phạm Nhân quyền tại Mỹ công bố hồi tháng 3 có đoạn.
"Đó là sự mỉa mai đối với khả năng vận động vì nhân quyền toàn cầu của Mỹ", Aynne Kokas, giáo sư nghiên cứu truyền thông chuyên về quan hệ Mỹ - Trung tại Đại học Virginia, nhận định. Trong khi đó, Brad Adams, giám đốc phụ trách châu Á thuộc Tổ chức Giám sát Nhân quyền, đánh giá Mỹ "chưa bao giờ hoàn toàn tuân thủ những lý tưởng chính họ nêu ra".
"Trump chỉ khiến vấn đề trở nên rõ ràng và được biết đến nhiều hơn", Adams nói.
Tổng thống Mỹ kêu gọi Quốc hội thông qua Đạo luật về Tội ác thù hận COVID-19 Ngày 19/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thúc giục Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật về Tội ác thù hận đại dịch COVID-19 sau các vụ xả súng diễn ra ở thành phố Atlanta, bang Georgia, khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á. Tưởng niệm các nạn nhân trong vụ xả súng ở Atlanta, ngày...