Tối giản là điều cốt lõi của hạnh phúc: Nằm lòng 7 thói quen sống tối giản để vừa an nhàn vừa tiết kiệm giàu sang
Những món đồ cần thiết thì dù có đắt tiền cách mấy cũng phải mua. Ngược lại, món đồ nào đã không cần thiết trong cuộc sống thì không nên mua cho dù nó rẻ đến nhường nào.
Sống tối giản không phải có thể làm được trong ngày một ngày hai, mà cần phải rèn luyện thành thói quen từng chút một.
Tối giản là điều cốt lõi của hạnh phúc. Trên thực tế, ai cũng mong muốn bản thân được hạnh phúc nhưng lại không biết cách sống tối giản trong cả vật chất và tinh thần.
Nằm lòng 7 thói quen dưới đây để có được cuộc sống tối giản và hạnh phúc như bao người mong ước:
1. Rèn luyện quan niệm mua sắm lành mạnh
Những món đồ cần thiết thì dù có đắt tiền cách mấy cũng phải mua. Ngược lại, món đồ nào đã không cần thiết trong cuộc sống thì không nên mua cho dù nó rẻ đến nhường nào.
Những đồ dùng cần thiết chất lượng cao sẽ khiến bạn đau lòng vì giá tiền không hề rẻ, nhưng mỗi lần sử dụng nó, bạn sẽ cảm nhận được sự vui vẻ và hạnh phúc đến không tưởng.
Những thứ đồ rẻ tiền mặc dù khiến ta cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái khi mua nhưng lại không cho bạn trải nghiệm sử dụng hay ho, đồng thời vì kém chất lượng nên dẫn đến hư hỏng nhanh. Lúc đó, bạn lại tốn thêm khoản tiền để mua lại cái khác.
Đừng chạy theo số đông để rồi phải bỏ tiền mua những thứ đồ không cần thiết với bản thân. Đừng thấy bạn bè và đồng nghiệp đều mua một thứ gì đó thì mình cũng phải mua theo cho bằng được.
2. Giảm thiểu lãng phí không cần thiết
Đừng bao giờ đánh giá quá cao ý chí của chính mình. Những thứ như thẻ hội viên tập Gym hầu như chỉ khiến bạn tốn tiền vì thực tế bạn chẳng thể kiên trì luyện tập được bao lâu.
Đối với các loại sở thích ( nhạc cụ, nhiếp ảnh,..), trước tiên bạn nên trải nghiệm bằng những loại có giá thành thấp. Sau đó, bạn hãy dành ra thời gian 1 tháng để ngẫm nghĩ lại thử xem bản thân có thể tiếp tục kiên trì với sở thích này hay không. Cuối cùng, bạn mới bắt suy nghĩ đến việc mua những loại cao cấp hơn để sử dụng lâu dài.
Không nên mua những món đồ lưu niệm hoặc vật phẩm đặc trưng ở nơi du lịch vì hầu như chúng không phải là hàng thiết yếu trong cuộc sống, chưa kể chất lượng lại không được đảm bảo.
3. Khống chế ham muốn mua sắm
Video đang HOT
Trước khi đi siêu thị, bạn nên liệt kê sẵn danh sách những món đồ cần mua. Đương nhiên, bạn phải cố gắng chỉ mua sắm trong danh sách đã đề ra. Phương pháp này giúp bạn không vướng vào tình trạng gặp gì cũng muốn mua.
Nếu muốn mua bộ quần áo hay chiếc túi nào đó, bạn hãy để nó trong giỏ hàng online của mình. Qua một tuần sau, nếu bạn vẫn còn cảm thấy hứng thú với những thứ đồ đó thì mới quyết định thanh toán đặt hàng.
Đừng bao giờ bỏ tiền mua một thứ gì đó chỉ vì nó có hàng tặng kèm.
Đừng vì thấy hàng giảm giá mà “mờ mắt” mua lấy mua để, sau đó về nhà lại phát hiện bản thân không hề thích chúng.
4. Hạn chế tích trữ không cần thiết
Bạn không cần thiết phải mua trữ để dùng dần những món đồ như khăn giấy, mặt nạ dưỡng da,… Siêu thị chính là kho chứa hữu ích nhất của bạn, đến khi cần thì có thể mua ở mọi lúc mọi nơi.
Mua hàng trữ dùng dần không hề có lợi cho kế hoạch tiết kiệm tiền, mà còn khiến ta có thêm cơ hội để lãng phí nhiều hơn. Một ví dụ thường thấy đó là: Khi trữ khăn giấy quá nhiều, bạn sẽ có tư tưởng sử dụng thoải mái hơn, từ đó hao hụt đi số lượng không cần thiết.
Quy định không gian cho từng vật dụng, sau khi dùng xong phải đặt nó về chỗ cũ. Những món đồ không được sử dụng mỗi ngày thì cố gắng để vào hộc tủ để tránh đóng bụi. Thói quen này giúp chúng ta tìm và sử dụng một cách thuận tiện hơn cho lần sau, đồng thời còn giúp cho căn phòng luôn được gọn gàng và tinh tươm.
Nhiều người thường không nỡ vứt đi những chiếc hộp hay cái túi đựng bên ngoài. Trên thực tế, chúng ta không hề sử dụng đến, mà sự tồn tại của nó đã chiếm dụng nhiều không gian, khiến cho căn phòng chật hẹp hơn.
5. Kiểm soát số lượng vật dụng trong nhà
Khi mua đồ dùng mới, bạn nên nghĩ lại xem trong nhà đã có món đồ cùng loại chưa. Đồng thời, những vật dụng có cùng chức năng chỉ được mua hoặc giữ lại một cái. Cố gắng tận dụng một món đồ với nhiều công dụng khác nhau để tiết kiệm không gian và thời gian.
Sau mỗi tháng, bạn nên tập thói quen nhìn lại tổng quan căn phòng để bỏ đi những thứ không cần thiết.
6. Bảo vệ môi trường cũng là một cách sống tối giản
Cố gắng tận dụng những sản phẩm có tính thay thế cao, giảm thiểu lãng phí bao bì, ví dụ như mua nước xả vải, nước rửa chén bằng gói cho những lần tiếp theo để có thể đổ vào chai được mua trong lần đầu.
Ít đặt đồ ăn trên mạng, cố gắng hạn chế những loại đồ dùng nhựa chỉ sử dụng một lần như hộp cơm, ly trà sữa,…
Cố gắng mang theo bình nước tiện dụng khi ra ngoài, ít mua các loại nước uống đóng chai.
7. Giảm tải tiếp nhận thông tin xã hội
Tắt hết tất cả thông báo của các ứng dụng chưa bao giờ dùng tới.
Thanh lọc bảng tin trên các trang mạng xã hội, chặn các loại quảng cáo vô bổ.
Thoát hết tất cả các nhóm cộng đồng mà bạn chưa bao giờ quan tâm.
Nếu người khác không thể hiểu cho cuộc sống tối giản của bạn, vậy thì bạn hãy sử dụng năng lượng “tối giản” của bản thân để cảm hóa họ.
Sống tối giản khi nhà có con nhỏ nhờ 4 nguyên tắc, khách đến thăm ai cũng ngạc nhiên không tin đây là ổ ở cữ của bà đẻ
Nhiều người quan niệm việc có con sẽ khiến nhà cửa lúc nào cũng bừa bãi, tuy nhiên với lối sống tối giản thì mọi thứ sẽ khác đi nhiều.
Khi nhà có thêm thành viên mới đồng nghĩa với việc bố mẹ sẽ phải sắm thêm rất nhiều đồ đạc. Nào là cũi, nôi, quần áo, các loại máy móc, đồ chơi... Khi bé càng lớn thì đồ đạc sẽ có chiều hướng gia tăng, nhiều bà mẹ than thở không hiểu sao đồ ở đâu mà nhiều như thế, nhà cửa lúc nào cũng trong tình trạng bừa bãi, sắp xếp rồi mà chỉ một thời gian sau đâu lại vào đấy.
Chị Đặng Thanh Thúy (30 tuổi, sống tại Hà Nội), mẹ của 2 em bé cũng phải công nhận đúng là từ khi có con có rất nhiều thứ phải sắm sửa, số lượng đồ đạc cũng vì thế mà tăng lên đáng kể. Thế nhưng nhờ có lối sống tối giản nên nhà cửa của chị Thuý lúc nào cũng gọn gàng, sạch sẽ đến nỗi khách đến thăm ai cũng ngạc nhiên không tin đây là cái ổ ở cữ của bà đẻ.
Không gian phòng của chị Thuý. Dù đang ở cữ nhưng mọi thứ luôn gọn gàng, sạch sẽ.
Để duy trì được không gian sống gọn gàng, sạch sẽ, vợ chồng chị Thuý luôn tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Không mua tích trữ quá nhiều
Mình nghĩ có rất nhiều mẹ thường mua sẵn quần áo (0-3m, 3-6m) hoặc những đồ dùng nhiều hàng ngày như bỉm, khăn ướt, tăm bông... các thứ cho bé cho tiện, đỡ phải mua sắm nhiều lần nhưng đồng nghĩa với nó là có những món đồ chưa được dùng đến sẽ cứ nằm mãi và chiếm 1 chỗ trong tủ lưu trữ, chưa kể việc mua quá nhiều cũng có khi xảy ra tình trạng bé không mặc hết vì lớn quá nhanh hoặc bé phải đổi bỉm size lớn hơn so với dự kiến...
Vậy nên quần áo bé nhà mình chỉ có tổng cộng 8 bộ 0-3m (bao gồm 3 bộ body cộc và 5 bộ dài, đã bao gồm 1 bộ bé được tặng ở viện về), vậy mà mình vẫn thấy nhiều vì bé ít nôn trớ (nhờ được vỗ ợ hơi kỹ), mỗi ngày chỉ thay 1-2 bộ, giặt ngay trong ngày mùa hè nên rất nhanh khô. Có những bộ trong tháng bé mặc mà gần như bây giờ không mặc mấy nữa, đến thời điểm hiện tại bé chỉ quanh đi quanh lại 3 bộ body cộc là đủ dùng.
Bỉm mình cũng thường mua 1-2 bịch một vì bé có thể cần đổi size lớn hơn, khăn ướt thì mua nhiều hơn khoảng 5-6 bịch vì nhà ngay gần siêu thị, hoặc mua bỉm cũng mua online ở 1 shop quen, ship đến ngay trong ngày nên không lo thiếu.
Lối sống tối giản giúp bà mẹ trẻ luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
2. Luôn quy định chỗ để của từng món
Đồ của bé có rất nhiều món nhỏ, rất dễ rơi nên tất cả đồ mình chỉ gói gọn trong chiếc kệ 3 tầng kia, từ thuốc, quần áo, khăn quấn, khăn sữa... hoặc có những thứ dùng hàng ngày cũng vậy. Nếu để cố định riêng 1 chỗ thì bố hay bà khi chăm bé thay mẹ cũng có thể lấy dễ dàng.
Chiếc kệ để đồ đạc của bé, gọn gàng, ngăn nắp và bao gồm những đồ dùng thường xuyên.
Quần áo của bé được sắp xếp gọn gàng theo mùa.
3. Tận dụng không gian
Những thứ to như bỉm hay khăn ướt thì mình tận dụng tầng dưới chưa dùng đến của cũi để trữ, khi nào cần mới lấy ra. Ngoài ra cũi cũng có khay để bỉm và 1 số khay nhỏ khác thì mình dùng để khăn sữa, điều khiển...
Ai đến chơi cũng phải công nhận phòng bà đẻ nhưng siêu gọn gàng, ngăn nắp.
4. Thiết lập giờ giấc sinh hoạt cho bé
Để mẹ có thời gian nghỉ ngơi, dọn dẹp và sắp xếp nhà cửa thì ngay từ khi còn trong viện mình đã cho bé theo Easy, trộm vía đến nay em bé đã có thể tự ngủ khá tốt, theo lịch sinh hoạt nên mẹ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và dọn dẹp, duy trì không gian sống gọn gàng.
Hiện tại bà mẹ 2 con vẫn đang áp dụng lối sống tối giản này và cảm thấy vô cùng hài lòng. Quan điểm của mình không thay đổi nhiều qua năm tháng, áp dụng triệt để cho cả 2 anh em, chị Thuý tâm sự.
Bé nhà chị Thuý theo Easy nên vào nề nếp rất tốt.
7 quy tắc tối giản giúp cuộc sống đầy đủ hơn: Càng tin tưởng vào sự đơn giản, càng bớt muộn phiền, thêm phần hạnh phúc Quy tắc trích từ cuốn sách "Sống tối giản" của Joshua Becker Nguyên tắc 1: Tin vào sự đơn giản sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn Bạn có thường xuyên làm những điều này không? Thỉnh thoảng, khi tâm trạng rối bời, bạn sẽ vứt bỏ đi rất nhiều thứ xung quanh. Bạn xóa sạch hàng hóa đã chọn trong giỏ. Bạn dọn...