“Tôi dạy văn thì bộ trưởng cũng mê”
Bài viết “Cho thầy xin bài này nhé” trên Tuổi Trẻ Online (18-12) đã chạm đến trái tim của nhiều bạn đọc.
Học sinh tri ân giáo viên nhân ngày 20-11 – Ảnh: NHƯ HÙNG
Trong đó, nhiều ý kiến nhấn mạnh vai trò của người thầy trong việc truyền cảm hứng môn văn cho trò. Có học trò kể “lâng lâng suốt mấy tháng” khi được giáo viên khen và cũng có giáo viên chia sẻ vui “Tôi dạy văn thì… bộ trưởng cũng mê chứ đừng nói học sinh”.
Tuổi Trẻ Online xin trích đăng ý kiến của bạn đọc:
Tôi chuyên ngành triết học nhưng nếu tôi được dạy văn thì bộ trưởng cũng mê nữa chứ đừng nói gì học sinh. Nắm vững kiến thức, am hiểu thực tế sinh động, dạy các em bằng cả tấm lòng thì ok!
Phan Nam
Giá như giáo viên nào cũng tâm huyết và hết lòng với nghề như thầy chắc sẽ ngày càng có thêm nhiều học sinh yêu thích và theo đuổi môn văn học này thôi.
Thùy
Trong lúc mở mắt ra tràn ngập những thông tin tiêu cực, sai phạm trên các phương tiện truyền thông làm cho tôi cảm thấy nản và đôi lúc có chút tiêu cực… Sau khi đọc bài đăng này cảm thấy rất vui… Tôi thích những tin bài mang tính tích cực được theo xu hướng như thế này để làm động lực
Video đang HOT
Phạm Văn Hưng
Bạn đọc Trần Bảo Nam viết:
“Lời động viên, truyền cảm hứng của thầy cô đôi khi có thể thay đổi cả cuộc đời của học trò. Bước vào cấp II trường làng tôi từng rất sợ môn tiếng Anh vì không có điều kiện học thêm như bạn bè đồng lứa. Có một lần tôi bất ngờ được 9 điểm kiểm tra – cao nhất lớp – may mắn nhờ ôn bài kỹ. Cô giáo bộ môn đã khen tôi trước cả lớp và nhờ đó tôi đã nỗ lực học tiếng Anh hằng ngày để rồi sau này chọn tiếng Anh làm chuyên ngành ở đại học. Hiện tại khi đã định cư ở nước ngoài tôi vẫn nhớ và biết ơn những thầy cô đã dạy dỗ và thay đổi cuộc đời mình”
Đề văn đọc qua là hấp dẫn rồi. Nghe thầy dạy chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn
H.Thảo
Đề bài nghị luận rất hay thưa thầy. Nó không mang tính định hướng mà giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, diễn giải những suy nghĩ của mình về cuộc sống, nhất là về tương lai của các em. Các em sẽ cần cái gì cho tương lai của mình.
Nguyen
Tôi cũng từng trải qua. Ngày trước tôi học rất tệ. Khi đó học lớp 9, kiểm tra toàn 2, 3 điểm. Một lần kiểm tra xong được cô giáo dạy hóa khen, dù chỉ được khoảng 3,4 điểm gì đó nhưng cô vẫn khen tôi tiến bộ. Từ đó tôi quyết tâm học để xứng đáng với lời khen đó, và lên cấp III thì tôi đi thi học sinh giỏi cấp thành phố môn hóa. Cảm ơn cô đã cho em động lực – THCS Ngô Sĩ Liên Vũng Tàu – Chỉ nhớ cô nói giọng Huế thôi ạ. Gần 15 năm rồi.
VT
Với học sinh, sự động viên, khuyến khích của các thầy/cô có vai trò cực kỳ quan trọng. Chỉ từ một học sinh khá, nhờ lời động viên rất khéo của cô giáo dạy văn lớp 7: “Em sẽ trở thành một người cảm nhận rất tốt các tác phẩm văn chương” mà tôi đã lâng lâng suốt mấy tháng trời, yêu môn văn bất tận. Bạn tôi trở thành học sinh giỏi văn cấp tỉnh từ lớp 9 đến lớp 12. Rất tiếc, không phải học sinh nào cũng gặp được những người thầy, người cô truyền nhiều cảm hứng như thế. Trong giáo dục, sự thành công của các thầy các cô chính là khơi gợi và khuyến khích các thế mạnh tiềm ẩn này, chỉ bằng những lời động viện, gợi ý.
Yêu văn
Người thầy đã truyền cảm hứng cho học trò nhất là với môn văn như vậy thật là quý giá! Mong sao có được nhiều quý thầy cô giáo như vậy thì không chỉ học sinh, phụ huynh mà cả xã hội cũng sẽ khá hơn!
Thuan
Con tôi học chuyên lý nhưng năm lớp 10 cũng từng nói: cả lớp con đều mong chờ học tiết văn.
Ngô Nguyệt
M.K. tổng hợp
Theo tuoitre
Cô giáo chia sẻ: Muôn nẻo chấm bài môn Văn
Đọc bài viết "Nỗi niềm của giáo viên dạy Văn khi chấm bài" của cô giáo Loát Trần, tôi rất đồng cảm bởi tôi cũng là một giáo viên dạy văn và không ít lần rơi vào tính huống khó xử bởi điểm số của trò.
Ảnh minh họa
Ngữ văn là môn học đặc thù thiên về cảm xúc cá nhân, mang đậm dấu ấn cá tính của người viết. Nếu Toán, Lý, Hóa, Sinh hay bất kỳ một môn học nào cũng có thể xây dựng một đáp án chi ly và chính xác để người chấm có thể rạch ròi, công tâm ghi điểm thì Ngữ văn lại hoàn toàn khác.
Đáp án môn Ngữ văn bao giờ cũng được xây dựng theo hướng mở với những định hướng chính về nội dung làm cơ sở, điểm tựa để giáo viên chấm điểm. Tuy nhiên, không phải lúc nào bài viết của học sinh cũng bám sát được yêu cầu của đáp án để lấy điểm trọn vẹn, ngược lại có những bài viết hơi xa rời gợi ý đáp án nhưng thể hiện cách nhìn độc đáo và cách viết sáng tạo.
Chính lúc này, người chấm thi phải phát huy năng lực đọc hiểu, cảm thụ và sẵn sàng ghi điểm cao cho những bài thi mang dấu ấn riêng. Thục tế lại không phải lúc nào cũng thuận lợi như thế, sự bất đồng ý kiến cùng những tranh cãi không hồi kết luôn để lại những nốt lặng buồn giữa các giáo viên chấm thi.
Tôi vẫn còn nhớ cách đây mấy năm về trước khi tham gia chấm thi tuyển sinh vào lớp 6 tại địa phương, sau một khoảng thời gian cần thiết để trao đổi chung về đáp án, chúng tôi được phát mỗi người một bài thi để chấm chung trong tập thể giám khảo. Và lúc chấm chung như vậy mới thấy sự chênh lệch quá lớn giữa các giám khảo.
Vởi đề bài tả quang cảnh một buổi trưa hè, có một bài viết khá hay không chỉ lột tả được không khí oi nồng của nắng hạ, mặt đất, bầu trời... mà thí sinh ấy còn khắc họa một chân dung làm điểm nhấn cho cảnh, đó là hình ảnh người xích lô oằn mình dưới nắng, giữa trưa với mồ hôi ướt đẫm tấm lưng. Giám khảo chấm chính cho bài văn sau khi đọc cho toàn tổ chấm nghe đã đưa ra mức điểm chủ quan của mình: 2,5 điểm.
Với thang điểm 6, quả thật mức điểm ấy quá thấp so với những yêu cầu cần đạt trong đáp án mà bài viết đã làm được. Sau một hồi thảo luận, tổ chấm thống nhất nâng thành điểm 4. Vậy là khoảng cách chênh lệch 1,5 điểm đã được gỡ bỏ, thí sinh nọ đã suýt vụt mất 1,5 điểm - một con số quá lớn để "chọi" nhau trong các kỳ thi tuyển sinh.
Cũng trong đợt chấm thi đó, khi được phân công chấm chung và hòa điểm, tôi thường nghe những đồng nghiệp đi trước của mình bỏ nhỏ, "mách nước" rằng: Cứ cho điểm trong "ngưỡng an toàn" là chẳng có gì phải lo! Mà ngưỡng an toàn ở đây chính là những con điểm "thường thường bậc trung" không quá cao cũng không quá thấp. Con điểm "an toàn" thường nằm ở khoảng trung bình khá, và khi nhiều giáo viên phóng tay ở khoảng này thì nỗi lo chênh điểm quá lớn giữa hai lượt chấm sẽ không còn tồn tại. Tuy nhiên, với cách chấm như vậy thì người thiệt thòi lại là thí sinh!
Chấm văn không thể nhanh xoèn xoẹt như những môn học khác, mỗi bài viết cần một khoảng thời gian nhất định để giám khảo có thể đọc và cảm nhận cái hay trong ý tứ, dùng từ, đặt câu và phát hiện điểm mới, sáng tạo trong cảm thụ, diễn đạt. Nhưng thực tế không phải lúc nào giáo viên cũng dành cho bài chấm một khoảng thời gian cần thiết.
Có những người thầy chấm thi rất nhanh, có thể đọc lướt và tìm "từ khóa" trong đáp án rồi cứ thế ghi điểm mà quên mất rằng chấm văn không thể chỉ đọc phớt lờ và cho điểm theo kiểu loáng thoáng. Bởi những con điểm đó lại mang tính quyết định đến tương lai của một thí sinh trước ngưỡng cửa chuyển cấp, chọn trường.
Chấm văn cần lắm một chữ "tâm" của người thầy. Tâm tĩnh mới có thể đọc, cảm và ghi nhận sự cố gắng của học sinh trong bài làm. Tâm sáng mới có thể rung cảm thật sự với từng câu từ mà các em viết ra. Bởi vậy, mong rằng mỗi người thầy hãy nuôi dưỡng chữ "tâm" nâng niu từng trang viết của học trò!
Nguyễn Thùy
Theo dantri
3 mục đích của giáo dục Mọi triết lý giáo dục phải trả lời một câu hỏi: "Chúng ta muốn đào tạo những con người như thế nào?", và tiếp đó là câu hỏi: "Làm thế nào để đào tạo được những con người chúng ta mong muốn?". Để trả lời hai câu hỏi này, cần xuất phát từ một nền tảng triết học về con người, tức là...