Tôi đã sai khi để con tự chọn ngành rồi thất nghiệp?
Năm nay con trai út bước vào lớp 12, tự nhiên tôi có cảm giác ‘ chưa rét đã run’, cứ băn khoăn tự hỏi có nên để con được tự ‘bơi’, tự ‘trèo cây’ hay không?
Học sinh nghe thầy cô tư vấn hướng nghiệp tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2018 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Hà Nội – Ảnh: PHƯƠNG CHINH
Tôi thường quan niệm chỉ cần ra trường các con kiếm được công ăn việc làm, không để cha mẹ phải lo lắng trong thời buổi “người khôn của khó” thế này đã là may mắn lắm rồi.
Nhưng con gái đầu của tôi đã ra trường 5 năm mà vẫn chưa xin được việc làm đúng chuyên ngành, thi thoảng vẫn phải nhận trợ cấp từ bố mẹ.
Có lần con nói: “Con xin lỗi bố mẹ vì trước đây đã bảo thủ, không nghe lời khuyên của bố mẹ. Chỉ vì mộng mơ, bồng bột nên ngày hôm nay con đang phải ăn bám, chịu thua cuộc thế này đây”.
Nghe con nói, nhìn con chật vật đem tấm bằng đi làm công nhân tôi chỉ biết ngậm ngùi, xót xa.
Video đang HOT
Ngày đó, chọn ngành sư phạm là do con. Tôi chiều theo ý con, tôn trọng quyết định của con. Tôi không muốn đánh cắp đi cái quyền lựa chọn tương lai của con.
Tôi nghĩ chẳng người cha, người mẹ nào muốn hơn thua với con cả. Vì sự khắc nghiệt của xã hội, vì mong con cái sau này ra trường có thể tự kiếm miếng ăn nên nhiều bậc cha mẹ mới đang phải gồng mình lên quyết định thay con.
Nhưng tôi được biết nhiều đứa con lại quay ra oán trách cha mẹ đã đánh cắp tương lai của mình, đẩy con vào thế “tiến thoái lưỡng nan” vì không yêu nghề, là không có đam mê, là lạc đường, ngồi nhầm lớp…
Có người con nói với cha mẹ rằng nên để con lựa chọn. Nhưng nhiều bạn trẻ đang đem sự lãng mạn, mộng mơ của mình vào chọn ngành.
Khi các bạn chọn sai nghĩa là không chỉ mình bạn phải chịu trách nhiệm mà chính cha mẹ bạn cũng có lỗi một phần trong đó vì đã không cùng con chọn trường, không cùng con quyết định tương lai.
Ra trường, không tìm nổi việc làm, không tự lo được cho bản thân nghĩa là các bạn đã thất bại.
Con gái tôi còng lưng ra học, thành tích này nọ nhưng chỉ có chút sơ sẩy, không có quyết định đúng đắn trong chọn nghề, con buộc phải lùi lại phía sau.
Cái lỗi này thuộc về ai? Con được cháy với đam mê trở thành cô giáo nhưng khi tốt nghiệp lại không thể bước chân lên bục giảng, đứng ngoài niềm đam mê và “sống dở chết dở” với tấm bằng của mình.
Tương lai không thể gói gọn trong sự mộng mơ mang tên đam mê của con trẻ. Nhìn con gái lớn loay hoay với tương lai vẫn chưa tìm thấy lối ra, tôi xem đó là một công đoạn chăm sóc cây bị lỗi, nhiều thiếu sót của vợ chồng tôi.
Giờ đây khi con trai út cũng đang nâng lên đặt xuống trong chọn ngành, chọn trường, tôi thấy lúng túng, bối rối thực sự.
Trong cái bể bơi mà con là một trong những vận động viên bơi lội, là người cha, tôi biết phải làm sao đây, có nên chiều theo ý con hay không, khi mà con mạnh dạn bày tỏ quan điểm: “Hãy cứ để con được tự bơi, chứ nếu không được bơi thì con dễ trở thành robot lắm”?
Theo tuoitre.vn
Nhà Xuất bản GDVN thừa nhận sai sót trong cuốn "Những điều cần biết..." 2018
Nhà Xuất bản Giáo dục VN thừa nhận sai sót thiếu 16 mã ngành/ chuyên ngành, của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học hệ chính quy, Cao đẳng, Trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2018".
Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng Biên tập - Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam xác nhận cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học hệ chính quy, Cao đẳng, Trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2018 (các tỉnh phía Bắc từ tỉnh Quảng Trị trở ra) đã bị thiếu 16 mã ngành/chuyên ngành của Học viện Báo chí và Tuyên truyền do lỗi kĩ thuật.
Ông Tùng cho rằng, khắc phục điều này, trong lời nói đầu của cuốn sách đã nêu rõ: Để cập nhật các thông tin thay đổi (sau ngày 25/3/2018), thí sinh tham khảo tại trang web của từng trường (trong đó có Học viện Báo chí và Tuyên truyền) và cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về việc thiếu 16 mã ngành/ chuyên ngành, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có Thông báo số 1532/TB-HVBCTT ngày 9 tháng 4 năm 2018 để thông tin rộng rãi trên trang mạng của nhà trường, kịp thời giúp cho thí sinh đăng kí dự tuyển vào học viện.
Nhà Xuất bản giáo dục VN cũng đề nghị các em học sinh cập nhật thông tin thông qua các trang web để đảm bảo cho việc đăng kí tuyển sinh được chính xác.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Khen thưởng 2 nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ y khoa đúng hạn Trường ĐH Y dược TP.HCM ngày 29-3 trao bằng tốt nghiệp sau đại học cho 1.278 nghiên cứu sinh (NCS), học viên sau đại học năm 2017. Lãnh đạo Trường ĐH Y dược TP.HCM khen thưởng các học viên có thành tích tốt trong học tập tại lễ tốt nghiệp sáng 29-3 - Ảnh: TRẦN HUỲNH Trong đợt này có 38 NCS thuộc...