Toát mồ hôi nếm thử pizza “lúc nhúc” côn trùng ở Hà Nội
Món pizza đặc biệt dành cho ngày lễ Halloween của một cửa hàng online tại Hà Nội đang được nhiều thực khách chú ý. Điểm nhấn của những chiếc bánh này chính là phần nhân đầy đặn toàn… côn trùng.
Không thể phủ nhận nền văn hóa ẩm thực đa dạng của nước ta khi ngoài những món ăn truyền thống nức tiếng thì các đầu bếp hay những tín đồ “nghiện” nấu nướng cũng thường xuyên “trình làng” những phiên bản sáng tạo, độc đáo “có một không hai”.
Mới đây, hưởng ứng không khí của ngày lễ Halloween, một cửa hàng pizza online tại quận Tây Hồ, Hà Nội đã cho ra mắt pizza côn trùng khiến thực khách “toát mồ hôi”.
Chiếc bánh pizza đặc biệt dành riêng cho ngày lễ Halloween được phủ lớp nhân đầy đặn với phần topping… toàn là côn trùng.
Dù chiếc pizza này không khác với những chiếc pizza truyền thống, vẫn gồm phần đế bánh được làm từ lớp bột và phô mai kèm sốt cà chua thông thường nhưng bên trên được trang trí bằng ve sầu, châu chấu và dế mèn.
Đây đều là những loại côn trùng được xem là đặc sản ở một số vùng miền Việt Nam có mùi vị thơm ngon, béo ngậy nhưng khi được sử dụng làm nhân bánh pizza lại khiến nhiều người thực khách không dám nếm thử.
Chia sẻ với PV Dân Trí, Ưng Hoàng Toàn – chủ quán pizza online trên cho biết, mong muốn tạo ra một sản phẩm độc đáo cho thực khách nhân ngày lễ Halloween nên đã nảy ra ý tưởng làm pizza từ côn trùng.
Video đang HOT
Trong đó, côn trùng được lựa chọn làm nhân bánh đều từ những loại đặc sản quen thuộc, có mùi vị dễ ăn, được Toàn tìm mua từ những địa chỉ tin cậy tại quê nhà ở thành phố Hải Phòng.
Côn trùng sau khi mua về sẽ được Toàn sơ chế, làm sạch, loại bỏ tuyến hôi. Từng có kinh nghiệm làm bánh pizza nên Toàn biết cách chế biến món ăn sao cho dậy mùi thơm, giữ nguyên hương vị mà đảm bảo vừa miệng, hợp khẩu vị thực khách.
Mỗi chiếc pizza côn trùng kích thước 32cm được Toàn bán với giá 185.000 đồng. Tuy mới được giới thiệu chưa lâu nhưng món bánh pizza côn trùng này đã được nhiều thực khách Hà Nội biết đến và liên hệ tìm mua.
Vẻ ngoài chiếc pizza khiến nhiều người e dè nhưng khi được thưởng thức rồi thì đều cảm thấy hương vị của bánh có đặc trưng rất riêng. Ảnh: Dương Trố
Trước đó, một số loại pizza kết hợp nửa Việt nửa Tây cũng khiến dân tình chú ý như pizza bún đậu, pizza cơm tấm, pizza chả cá… Tuy không phải món nào cũng nhận được phản hồi tích cực nhưng nhìn chung, đó đều là công sức, sự sáng tạo đáng ghi nhận của các đầu bếp và tín đồ yêu ẩm thực.
Ăn con cà cuống- muốn nhớ cả đời!
Những ai từng "gối đầu giường" trang viết về ẩm thực Hà Nội của Thạch Lam và Vũ Bằng hẳn sẽ tò mò loài côn trùng "cà cuống".
Nếu một lần được thử cà cuống, để mùi tinh dầu xộc vào mũi, húp nước súp nóng hổi, đượm mùi vị đặc biệt không thể tả thì bạn sẽ hiểu vì sao cả 2 nhà văn lại "ưu ái" loại côn trùng này đến thế.
Cà cuống được dùng làm nước chấm và nhiều món ăn mang đặc trưng miền Bắc.
Từ thời xa xưa, cà cuống được xếp vào loại sơn hào hải vị, được chọn là phẩm vật dâng lên vua nhà Hán. Trong tùy bút "Thương nhớ mười hai", nhà văn Vũ Bằng đã giới thiệu cái tên cà cuống: "Tục truyền rằng Triệu Đà là người đầu tiên ở nước ta ăn cơm với con cà cuống.
Thấy thơm một cách lạ kỳ, ông bèn gửi dâng vua Hán một mớ và gọi nó là "quế đố" nghĩa là con sâu cây quế. Vua Hán nếm thử thì nhận rằng nó giống mùi quế thật, khen ngon và phân phát cho quần thần mỗi người một con.
Bất ngờ trong đám có một ông lắm chuyện lại tâu rằng: đó không phải là con sâu sống trong cây quế, mà chỉ là một con sâu sống dưới nước "thủy đồ".
Vua mới phán rằng: "Thử nãi Đà chi cuống dã", nghĩa: đó là lời nói láo của Đà. Từ đó cà cuống thành ra đà cuống. Nó còn một tên nữa là "long sắt", nghĩa là con rận rồng".
Thoáng nhìn có hơi ngại miệng vì cà cuống giống với con... gián khi có mình dài 7- 8cm, màu nâu xám, có nhiều vạch đen, đầu nhỏ với 2 mắt tròn và to, miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn.
Ở dưới ngực, gần phía lưng cà cuống có 2 ống nhỏ gọi là bọng. Mỗi bọng màu trắng chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống. Nhưng chỉ con đực mới có tuyến này phát triển.
Tinh dầu cà cuống trong vắt, có mùi thơm ngào ngạt nhưng dễ bị bay hơi vì thế rất khó trong việc bảo quản và giữ mùi hương lâu. Chỉ cần nhỏ một đến hai giọt tinh dầu vào chén nước mắm thôi cũng đủ làm cho hương vị món ăn thêm đậm đà, quyến rũ khó cưỡng.
Thường thì người ta bắt cà cuống về, làm sạch, nướng sơ trên than hồng rồi cho nguyên con vào trong chai nước mắm để ăn dần. Khi dùng chỉ việc pha vài giọt nước mắm ngâm cà cuống với nước mắm nguyên chất. Chỉ một chút thôi nhưng cũng đủ làm cho chén nước mắm dậy hương vị, lôi cuốn khẩu vị người ăn.
Tinh dầu còn được dùng trong các món ăn đặc trưng Hà Nội như bún thang, bún chả, chả cá, bánh cuốn và cả phở.
Trong "Hà Nội ba mươi sáu phố phường", Thạch Lam nói về một gánh phở bán trong nhà thương mà ông cho là "rất ngon mà không có ai nghĩ đến và biết đến": "Nước thì trong và lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút. Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một chút cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ".
Cà cuống không chỉ quý ở tinh dầu, có 2 loại: cà cuống cay lấy tinh dầu và cà cuống thịt. Mà theo Vũ Bằng, cà cuống thịt có vẻ "lâm ly khác hẳn": "nhận nhận, bùi bùi, beo béo mà lại thanh thanh, một người tục có thể ăn cả trăm con không biết ngán".
Không riêng gì Việt Nam, ở nhiều nước khác như: Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Singapore... cà cuống cũng là món ăn được ưa chuộng vì hương vị đặc biệt và giá trị dinh dưỡng cao.
Người Trung Quốc ưa món cà cuống luộc hay xào. Khu chợ đêm ẩm thực ở Thái Lan, Lào và Campuchia, dễ thấy các quầy, sạp hàng bán nhiều thứ côn trùng được rang hay chiên giòn, trong đó cũng có cà cuống.
Vũ Bằng dí dỏm ví mùi cà cuống và mùi sầu riêng: "Ở Bắc có một món mà lúc đầu nhiều người cũng không chịu được, cũng như một số người Bắc lúc đầu không chịu được sầu riêng nhưng sau quen giọng rồi thì nghiện như nghiện cần sa vậy: đó là cà cuống".
Bất cứ món gì cũng phải cho mấy giọt cà cuống vào nước chấm mới làm được ý ông thần khẩu. Trong trăm ngàn món sơn hào hải vị, đôi khi chỉ cần ngửi thấy một mùi hương đặc biệt như cà cuống, cũng đủ để nhớ, đủ lưu luyến cả đời.
Loại côn trùng quen thuộc, trở thành món ăn xa xỉ của người sành ăn trên khắp thế giới Thật khó để cưỡng lại với những món ngon như thế này. Loại kiến này to bằng một con gián và cong như đường cong của thiếu nữ đẹp, "kiến đáy lớn" (được gọi là siqui sapa ở Peru và hormiga culona ở Colombia) được những người sành ăn trên khắp thế giới thèm muốn, nhưng chúng không dễ mua được. Những con...