Tòa Trung Quốc bắt chồng trả vợ tiền nội trợ khi ly hôn
Một tòa án ly hôn ở Trung Quốc kết luận người chồng phải bồi thường cho vợ 7.700 USD tiền công nội trợ trong suốt 5 năm bên nhau.
Bản án được xử theo luật hôn nhân mới của Trung Quốc đang gây xôn xao trong dư luận nước này. Phán quyết của tòa đã thổi bùng trở lại những tranh cãi về “định giá” cho những công việc không được trả công trong gia đình, phần lớn vẫn do người phụ nữ đảm nhận.
Theo hồ sơ tòa, người vợ họ Wang gặp người chồng họ Chen vào năm 2010. Họ cưới nhau vào năm 2015 nhưng đến năm 2018 thì bắt đầu ly thân. Người con trai sống với mẹ.
Vụ ly hôn tại Bắc Kinh làm dậy sóng cộng đồng mạng Trung Quốc về tình trạng bất bình đẳng giới và nhìn nhận không xứng đáng vai trò của phụ nữ trong gia đình. Ảnh: Getty.
Đến năm 2020, Chen nộp đơn xin ly hôn lên tòa án ở Bắc Kinh . Người vợ ban đầu không muốn ly hôn , nhưng sau đó quyết định đòi phân chia tài sản và yêu cầu Chen bồi thường do ông không làm việc nhà hay chăm sóc con cái. Wang còn cáo buộc chồng ngoại tình.
Theo phán quyết vừa qua, Wang phải gửi tiền cấp dưỡng cho Wang nuôi con là 300 USD/tháng và bồi thường tiền công nội trợ cho Wang 7.700 USD trong 5 năm hôn nhân.
Cộng đồng mạng tại Trung Quốc tranh cãi rằng số tiền bồi thường này quá nhỏ. Nếu Wang “chọn đi làm ở bên ngoài thì cô dễ dàng kiếm được 7.700 USD trong nửa năm”, một người dùng bình luận. Một người khác lại cho rằng Wang đã “ yêu thích việc nội trợ” và không được xem là tốn công.
Bản án được dựa trên luật hôn nhân mới của Trung Quốc, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1. Một điều khoản quy định rằng bên nào phải làm nhiều việc hơn trong gia đình – gồm nuôi dạy con cái, chăm sóc người lớn tuổi và hỗ trợ công việc của người còn lại – sẽ có quyền yêu cầu bồi thường khi ly hôn.
Hai bên sẽ tự dàn xếp trước khi nhờ đến tòa án can thiệp.
6 công ty Trung Quốc muốn làm dự án đập lớn nhất thế giới
Dự án Inga III trên sông Congo, trị giá 14 tỷ USD sẽ được phụ trách bởi 6 công ty Trung Quốc và 1 công ty Tây Ban Nha. Dự kiến đây là con đập lớn nhất thế giới tại châu Phi.
Hồi năm 2016, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo cho biết kế hoạch xúc tiến dự án Inga III - phần đầu tiên của dự án thủy điện khổng lồ trên sông Congo, trị giá 14 tỷ USD. Inga III bao gồm một con đập lớn và một nhà máy thủy điện với công suất 4.800 MW, ước tính cung cấp khoảng 11.050 megawatt điện cho thị trường Nam Phi và các công ty khai thác khoáng sản tại Congo.
Dự án này đã bị trì hoãn từ lâu, mặc dù phe ủng hộ khẳng định nó có thể đáp ứng 40% nhu cầu tiêu thụ điện năng của "lục địa đen". Trong khi đó, những người phản đối cho rằng con đập thủy điện lớn nhất thế giới có thể vi phạm luật của chính quyền Congo cũng như luật pháp quốc tế về xây dựng các đập thủy điện khổng lồ.
Một số ý kiến còn cho rằng việc xây dựng con đập này sẽ phá hỏng hệ sinh thái vùng sông Congo - con sông lớn thứ 2 thế giới về lưu lượng dòng chảy và ảnh hưởng tới cuộc sống của 60.000 người dân nơi đây.
Dự án Inga III trị giá 14 tỷ USD được xây dựng trên dòng sông Congo, là một phần của dự án thủy điện lớn nhất thế giới tại châu Phi. Ảnh: Bloomberg.
Vào năm 2018, cựu Tổng thống Congo Joseph Kabila cho phép 2 nhà thầu đến từ Trung Quốc và Tây Ban Nha cùng thực hiện dự án này. Song, đến thời của ông Felix Tshisekedi, đề xuất trên vẫn đang bị bỏ ngỏ.
Sau khi công ty xây dựng ACS (Tây Ban Nha) tuyên bố rút khỏi dự án vào đầu năm nay, tờ Business Times mới đây đã liệt kê các nhà thầu tham gia vào dự án "siêu đập" tại Congo. Trong đó, có 6 công ty đến từ Trung Quốc (bao gồm tập đoàn xây dựng đập Tam Hiệp và một đơn vị thuộc Tập đoàn lưới điện Trung Quốc). AEE Power Holdings Sarl là công ty duy nhất của Tây Ban Nha góp mặt trong danh sách này.
"Đây là bước đi quan trọng ban đầu của Inga III", Bruno Kapandji, đứng đầu cơ quan xúc tiến dự án, nhận xét. "Siêu đập thủy điện đang dần trở thành hiện thực", ông nói thêm.
Hiện, đại diện của các nhà thầu nói trên chưa đưa ra phản hồi.
Theo The Guardian , chi phí cho toàn bộ dự án này có thể lên tới 100 tỷ USD và trải dài khắp dòng sông Congo. Dự kiến, công suất phát điện của con đập có thể đạt mức 40.000 MW - gấp đôi công suất của đập thủy điện Tam Hiệp tại Trung Quốc - tương đương công suất của 20 nhà máy điện hạt nhân lớn cộng lại.
Clip: Thước phim quý hiếm về cuộc sống ẩn dật của gia đình mèo núi trên dãy Kỳ Liên Sơn Một gia đình mèo núi Trung Hoa sống ẩn dật trên dãy núi Kỳ Liên Sơn đã bị camera hồng ngoại bắt gặp trong lúc nô đùa. Những cảnh quay mà CCTV chia sẻ hôm 7/8 cho thấy một gia đình mèo núi Trung Hoa, bao gồm mèo mẹ và 4 con con đang vui vẻ nô đùa trước camera hồng ngoại được...