Tổ chức Hội thảo Tuyên truyền, phát triển văn hóa đọc đối với thanh thiếu niên trong kỷ nguyên số
Hội thảo ‘Tuyên truyền, phát triển văn hóa đọc đối với thanh thiếu niên trong kỷ nguyên số’ sẽ diễn ra ngày 11/11 tại Hà Nội. Hội thảo do Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) tổ chức.
Hội thảo “Tuyên truyền, phát triển văn hóa đọc đối với thanh thiếu niên trong kỷ nguyên số” nhằm đánh giá thực trạng nhu cầu đọc, xu hướng đọc của thanh thiếu niên trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (ảnh minh họa)
Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đã xác định “xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có ý chí tự cường, tự hào dân tộc; có văn hóa, kiến thức, trình độ học vấn, kỹ năng sống, nghề nghiệp và việc làm; có ý chí lập thân, lập nghiệp, năng động, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ. Phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước và hội nhập quốc tế”. Để thực hiện những định hướng quan trọng này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc trong thanh niên, thiếu niên.
Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (theo Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định: Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.
Đặt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu thế chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số ngành thư viện nói riêng, văn hóa đọc của thanh niên, thiếu niên có nhiều thay đổi, cần có những nhận diện thấu đáo để từ đó kiến nghị xây dựng chính sách thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền, phát triển văn hóa đọc trong bối cảnh chuyển đổi số.
Hội thảo “Tuyên truyền, phát triển văn hóa đọc đối với thanh thiếu niên trong kỷ nguyên số” nhằm đánh giá thực trạng nhu cầu đọc, xu hướng đọc của thanh thiếu niên trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó xác định được những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân để tìm giải pháp đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, phát triển văn hóa đọc cho thanh thiếu niên trong kỷ nguyên số nhằm đưa văn hóa đọc lan tỏa mạnh mẽ hơn đối với thế hệ trẻ./.
Các ngành học được dự báo sẽ "lên như diều gặp gió" sau đại dịch Covid 19: Học xong 4 năm khỏi lo lâm vào cảnh rải đơn xin việc
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới đã bắt đầu tạo sự chuyển dịch ngành nghề trong tương lai.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới đã bắt đầu tạo sự chuyển dịch ngành nghề trong tương lai. Một số lĩnh vực sau đây được dự báo sẽ "lên ngôi" trong kỷ nguyên số, được nhận định dễ kiếm việc và có tiền.
Video đang HOT
Sau đại dịch, các ngành kỹ thuật y sinh, hóa học, sinh học hay phân tích dữ liệu sẽ tiếp tục mang lại giải pháp đổi mới và sáng tạo cho cuộc sống hiện đại.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã tổng hợp danh sách 10 việc làm hàng đầu trong tương lai.
1. Chăm sóc sức khỏe
Theo cơ quan Dịch vụ Việc làm của Liên minh châu Âu (EURES), sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã khiến những thành tựu và sự phát triển trong lĩnh vực khoa học, y tế và môi trường nhận được nhiều sự chú ý trên toàn cầu. Sau đại dịch, các ngành kỹ thuật y sinh, hóa học, sinh học hay phân tích dữ liệu sẽ tiếp tục mang lại giải pháp đổi mới và sáng tạo cho cuộc sống hiện đại.
Theo một thống kê về nhân lực của ngành Y tế, hiện cả nước có khoảng 345.000 nhân viên y tế. Trong đó, số lượng bác sĩ là trên 55.000, tương đương với tỷ lệ 7,2 bác sĩ/10.000 dân, số y tá và hộ lý là 105.000, tương ứng 13 y tá, hộ lý/10.000 dân. Điều này cho thấy ngành này đang vô cùng khát nhân lực.
Bạn cũng có nhiều lựa chọn khi theo học ngành Sức khỏe như: Dược, Điều dưỡng, Y khoa, Kỹ thuật y học, Chăm sóc Sắc đẹp.
2. Bất động sản, quản lý thiết kế nhà thông minh
Xã hội hiện đại ngày càng có nhiều tòa nhà, cao ốc, địa ốc xuất hiện. Việc quản lý hệ thống này cũng ngày càng được các nhà đầu tư quan tâm hơn. Đồng thời, những thiết bị công nghệ cũng xuất hiện ngày càng nhiều và có đầy đủ tính năng hơn. Nên hệ thống quản lý cũng yêu cầu khắt khe hơn về độ an toàn và bảo mật. Do đó, vấn đề quản lý an ninh, quản lý thiết kế và ngành bất động sản được chú trọng hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, có rất nhiều dự án bị hoãn lại do đại dịch. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng các vị trí cấp cao sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, đáng chú ý như giám đốc kinh doanh (Leasing Director), chuyên gia bất động sản, nhân viên tư vấn chiến lược... để sớm đưa các dự án quay trở lại hoạt động.
3. Hậu cần và chuỗi quản lý cung ứng (Logistics and Supply Chain)
Hiện nay, với xu thế hội nhập hóa các nền kinh tế, Logistics đang dần trở thành một ngành hot trên thế giới. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh doanh, sự luân chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác hay kể cả trong nước đã khiến Logistics phát triển, trở thành một ngành dịch vụ quan trọng trong giao thương quốc tế. Để đáp ứng khối lượng công việc ngày một lớn, nhu cầu về nhân sự ngành Logistics ngày một tăng cao.
4. Digital Marketing
Digital Marketing là làm marketing (bao gồm việc xây dựng kịch bản marketing, lập kế hoạch, thực hiện và đo lường kết quả marketing) trong môi trường số là chủ yếu. Ảnh: Internet
Trong thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Digital Marketing đang chuyển biến mạnh mẽ với các nền tảng kỹ thuật số được ứng dụng các công nghệ mới nhất. Chính vì vậy, lĩnh vực này đang được săn đón hơn bao giờ hết. Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Digital Marketing sau khi tốt nghiệp rất đa dạng. Ngoài ra, trong kỷ nguyên số rộng mở, hầu như công ty nào cũng cần bộ phận này để quảng bá sản phẩm trên các phương tiện số.
5. Công nghệ thông tin
Lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) là hạ tầng của mọi hạ tầng, theo đó các khối ngành nghề kinh tế- xã hội khác đều phát triển dựa trên nền tảng của CNTT. Ở nước ta, khối ngành này hiện đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, trung bình khoảng 400.000 nhân lực chất lượng cao/năm.
Sau đại dịch, điều này càng trở nên cấp thiết khi các doanh nghiệp bắt đầu dịch chuyển ưu tiên các dịch vụ sản phẩm công nghệ. Do đó, khối ngành này đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và nhu cầu săn đón những chuyên gia trong lĩnh vực này cũng vô cùng khốc liệt.
6. Người hỗ trợ làm việc tại nhà - Giám đốc quản lý công việc từ xa
Đại dịch Covid-19 đã đẩy mạnh làn sóng làm việc từ xa, cùng sự tăng mạnh các công việc tại nhà được dự báo sẽ kéo dài. Nhờ đó mà các công ty đã tạo ra những công việc mới cho ban điều hành để hỗ trợ cho nhân sự làm việc từ xa.
Ngoài ra, nhiều công ty công nghệ đang đua tuyển giám đốc quản lý công việc từ xa sau khi phần lớn nhân viên muốn làm tại nhà ngay cả khi đại dịch không còn là mối đe dọa.
7. Dự báo tai họa mạng
Ngoài Covid-19, thảm họa lớn khác của thế giới trong năm qua là sự tấn công liên tục của cả hai cuộc tấn công mạng lớn như Solar Winds và ransomware. Do đó, khả năng dự báo các sự kiện như thế này là rất quan trọng. Chỉ số CJoF cho biết: Sự tăng trưởng trong việc tuyển dụng các nhà dự báo thiên tai mạng đã tăng 28% trong quý 1 năm 2021.
8. Ngành Dịch vụ khách sạn, du lịch
Đây có lẽ là nhóm ngành chịu ảnh hướng lớn nhất của dịch Covid - 19. Điều này tạo nên tâm lý "e ngại" cho nhiều người khi lựa chọn ngành học này. Tuy nhiên, xét theo hướng tích cực đây sẽ là nhóm ngành được các nước ưu tiên đầu tư để khắc phục những hậu quả do đại dịch để lại. Vì thế, bạn không cần phải lo lắng đầu ra trong tương lai.
9. Thương mại điện tử
Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Cơ hội việc làm ngành Thương mại điện tử rất cao bởi ngành này được dự báo cần nguồn nhân lực lớn trong tương lai và là một trong những ngành chịu ít tác động tiêu cực từ dịch Covid-19. Bên cạnh đó, thương mại điện tử không chỉ là xu hướng tiêu dùng hiện tại mà còn thu hút được vốn đầu tư rất nhiều từ nước ngoài.
Dạy con đọc sách lúc còn thơ Trẻ em "xa lạ" với truyện tranh, những quyển truyện mang tính giáo dục đạo đức; thanh, thiếu niên "xa lạ" với những quyển sách tìm hiểu về thế giới xung quanh, các lĩnh vực của cuộc sống, thay vào đó, các em lại xem điện thoại là người bạn thân thiết của mình. Ở một góc độ nào đó, công nghệ mang...