Tinh hoa cỗ Tết Hà Nội
Ngày Tết, người Việt thường dành phần lớn thời gian quây quần bên gia đình. Vì vậy, việc chuẩn bị mâm cỗ tất niên hay sáng mùng 1 đầu năm mới là nét văn hóa vốn có từ cha ông để lại.
Nói đến mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội là nhắc đến những gì ngon nhất, tinh túy nhất được thể hiện qua bàn tay người phụ nữ Tràng An đảm đang, thanh lịch.
Mâm cỗ Tết của người Hà Nội cũng như mẫm cỗ Tết ở các làng quê vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ là nơi hội tụ những sản vật quý giá nhất của đất trời và bàn tay trồng hái, chăm nuôi của con người. Cho nên, mâm cỗ Tết của người Hà Nội thường đầy đặn, phong phú. Tục ngữ có câu: “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết” là thế.
Với người Hà Nội, mâm cỗ Tết là sự hội tụ của tinh hoa ẩm thực chốn Kinh kỳ, phản ánh rõ nét nhất sự tài khéo, đảm đang của người phụ nữ đất Tràng An. Mâm cỗ Tết của người Hà Nội đa dạng hương vị, được chế biến thành thục với đầy đủ các loại gia vị. Cách thức bày biện, trang trí cũng đẹp mắt, hấp dẫn hơn.
Theo bà Mai Thị Hoa (ngõ Quỳnh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) – người phụ nữ sống trong gia đình 4 thế hệ may mắn được thừa hưởng sự khéo léo về nấu nướng bày tỏ: “Để có được mâm cỗ Tết đủ đầy, đầu tháng Chạp, tôi đã phải chuẩn bị nguyên vật liệu kỹ càng. Tấm bóng bì phải nở phồng đều, vàng hanh hanh, soi lên ánh sáng thấy trong vắt mới là chuẩn. Hành củ phải chọn củ nhỏ, dọc ngắn, không nên ham thứ dọc bằng đòn gánh củ bằng bình vôi. Mụp măng khô phải vàng ngà ngà, nục nạc, không có xơ mới là măng ngon”.
Theo nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết, người Hà Nội xưa chuẩn bị mâm cỗ Tết rất cầu kỳ, theo đúng quy cách, đủ lệ, đủ món. Sự cầu kỳ, tinh tế trong cách nấu ăn của người Hà Nội thể hiện ở cả 3 khâu: Lựa chọn nguyên liệu, chế biến và thưởng thức.
Mâm cỗ Tết với gia đình bình thường có 4 bát, 6 đĩa; với gia đình trung lưu, khá giả thì 6 bát, 8 đĩa hoặc 6 bát 12 đĩa. Món ăn theo tiêu chí giò – nem – ninh – mọc. “Ninh có bát măng ninh; nem là nem Phùng; giò có đặc trưng là giò thủ ăn với hành muối. Đĩa thì có đĩa nộm, nem rán, nem tươi, gà, thịt đông, cá trắm đen kho” – nghệ nhân Ánh Tuyết bày tỏ.
Trở về với nguồn cội
Cho đến giờ, nhiều gia đình Hà Nội vẫn giữ lệ sửa soạn cỗ tất niên hay bữa cỗ Tết, kể cả bữa cỗ hóa vàng như gốc rễ văn hóa truyền lại cho các thế hệ cháu con. Mâm cỗ Tết được hoàn thành, việc đầu tiên là gia chủ sẽ dâng lên ban thờ cúng tổ tiên, sau là để con cháu về thụ lộc, gia đình được đoàn viên vui vẻ bên mâm cỗ Tết.
Thông qua những bữa cỗ ngày Tết hay đám giỗ, đám Chạp trong họ tộc, con cháu được dạy cách nấu nướng, bày biện, cách dâng cúng… Đó là những nhịp cầu mềm mại và vững chãi cho những phong tục, tập quán và cả những tinh hoa vốn cổ nối truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Video đang HOT
Mâm cỗ Tết Hà Nội sực nức những hương vị thơm ngon, tinh khiết, thảo lành. Đó là hương vị của niềm vui đoàn tụ gia đình sau một năm vất vả mưu sinh. Nói như nhà văn Vũ Bằng: “Ăn Tết với tất cả người Việt Nam là trở về với nguồn cội, để cảm thông với ông bà, tổ tiên, với anh em, họ hàng, đồng bào, thôn xóm. Về quê ăn Tết tức là để tỏ cái tinh thần lạc quan ra xung quanh mình”.
Ẩm thực Hà Nội vốn đã rất tinh tế, đa dạng, người Hà Nội lại trau chuốt, tỉ mỉ, trọng “sắc hương”, có lẽ vì thế mà mâm cỗ ngày Tết không thể qua loa được. Bởi vậy, cũng đừng ngạc nhiên khi sự chế biến các món ăn lại cầu kỳ đến vậy. Những món ăn ngày Tết luôn thiêng liêng hơn ngày thường rất nhiều, nhất là với những người con sống ở mảnh đất Hà Thành, nơi gom góp, hội tụ rất nhiều tinh hoa văn hóa dân tộc.
Theo Kinhtedothi
Mùa xuân này tìm về Nhơn Trạch, tìm về chốn yên bình
Sau một năm mệt nhoài với những bộn bề lo toan của cuộc sống thì dịp tết đến, xuân sang là lúc người người, nhà nhà được nghỉ ngơi, được sum tụ bên nhau và cũng là lúc có thể cùng nhau đi khắp nơi, khám phá "thế giới" ngoài kia.
Và ắt hẳn nhiều người sẽ chọn Nhơn Trạch làm điểm dừng chân cho gia đình trong dịp xuân Canh Tí năm nay.
Giá trị văn hóa lâu đời
Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai xưa nay được biết đến là một miền quê yên bình, trù phú với những vườn trái cây trĩu quả và những sản vật vùng sông nước vô cùng đặc biệt. Đó là lý do khiến nhiều người dành cho Nhơn Trạch một tình cảm khá đặc biệt và tìm về mỗi dịp lễ tết, như tìm về chốn bình yên, thư thái, rời xa chốn thị thành xô bồ ngoài kia.
Ngày xưa, du khách đến Nhơn Trạch có thể ghé thăm đình Phước Thiền, đình Phú Mỹ, nhà thờ họ Đào, vườn trái cây,... còn ngày nay, ngoài những điểm du lịch tâm linh, du lịch chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa xưa cũ thì khi đến với Nhơn Trạch chúng ta còn có thể ghé tham quan vui chơi tại các khu du lịch như Bò Cạp Vàng, Tre Việt,...
Trước thềm xuân mới, để người dân địa phương cũng như du khách tìm về với Nhơn Trạch có thể có những lựa chọn phù hợp cho riêng mình thì phóng viên sẽ giới thiệu sơ qua về những điểm đến thú vị cho những ngày du xuân đang cận kề.
Điểm đến đầu tiên đó chính là Đình Phú Mỹ, ngôi đình này nằm tại xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, là một trong những ngôi đình cổ ở vùng đất miệt hạ sông Đồng Nai. Trong quá trình khẩn hoang, lập thôn Phú Mỹ, nhiều người dân đã bỏ mạng trên mảnh đất này bởi bệnh tật, thú dữ. Trước hoàn cảnh trên, năm 1802 ông Nguyễn Văn Miên - người gốc Thanh Hóa, vốn là Quản đốc đoàn thuyền buồm của chúa Nguyễn, sau vào Đồng Nai lập nghiệp, đã vận động dân làng Phú Mỹ chặt cây rừng cất lên một ngôi miếu nhỏ tại gò đất cao trong mảnh ruộng ông Bồn (còn gọi là cánh đồng Dinh Ông).
Sau này ngôi miếu trở thành đình vào năm 1820. Hệ thống thờ tự tại đình Phú Mỹ rất phong phú nhưng chủ thể là thờ Thành hoàng bổn cảnh. Đặc biệt, năm 1969 trong cảnh quê hương vẫn còn bị giặc chiếm đóng, khi nghe tin Bác Hồ mất người dân địa phương làm 3 bức hoành phi đại tự ca ngợi công ơn Bác Hồ: "Hồ nhiên nhi thiên. Chí vọng thâm ân. Minh hoài hậu đức". Các chữ đầu của 3 bức hoành phi ghép lại thành tên của Người: HỒ CHÍ MINH.
Giữa cảnh địch khủng bố, tấm lòng dân Phú Hội vẫn hướng về Bác Hồ, và mưu trí người dân đã khéo che giấu sự tôn thờ mà chính quyền địch không phát hiện được. Lòng dân Phú Hội hướng về Bác với lòng biết ơn và kính phục. Các cụ bô lão địa phương kể lại lễ cầu siêu Bác cũng hết sức đặc biệt.
Trong hoàn cảnh cường độ cuộc chiến bước vào giai đoạn khốc liệt, bộ máy kềm kẹp khống chế nghiệt ngã, thâm độc nhưng kẻ thù không thể biết được đàng sau nghi lễ kỳ yên thông thường ấy là tấm lòng tôn vinh, tiếc thương lãnh tụ của nhân dân Phú Hội. Di tích đình Phú Mỹ được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai xếp hạng di tích theo quyết định số 3525/QĐCT.UBND ngày 10/10/2005. Vì những điểm đặc biệt này, đình Phú Mỹ có thể là điểm đến tham quan tâm linh của nhiều người dân địa phương hoặc vùng phụ cận trong dịp lễ tết.
Sau khi tham quan đình Phú Mỹ, chúng ta lại có thể tiếp tục tìm đến đình cổ Phước Thiền, đây là một trong những ngôi đình vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống với gần 200 năm tuổi.
ình Phước Thiền (trước đây có tên là đình ông Cọp) được công nhận là di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào cuối năm 2009. ình nằm cách TP.Biên Hòa 35km về phía Nam, cách TP. Hồ Chí Minh 40km về phía ông. Theo người dân địa phương, đình Phước Thiền là nơi thờ tự Thần thành hoàng Bổn Cảnh, vị thần bảo hộ cho cộng đồng dân cư ở thôn làng.
Ngoài ra, đình còn phối thờ Tả ban, Hữu ban, Bạch mã Thái giám, Tiền hiền, Hậu hiền, Tiên sư, Ngũ hành nương nương, Thổ công, Thần nông, chúa rừng và các anh hùng liệt sĩ của xã Phước Thiền trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Sự giao thoa văn hóa tín ngưỡng dân gian giữa ba miền Bắc - Trung - Nam trong thiết kế bài trí đình Phước Thiền đã tạo nên sự phong phú, đa dạng, là đề tài nghiên cứu cho các nhà văn hóa dân gian ở địa phương. ồng thời khẳng định những chủ nhân xây dựng ngôi đình có nguồn gốc từ miền Trung di dân vào Phước Thiền sinh sống, lập nghiệp.
Việc bảo vệ ngôi đình giống như việc bảo vệ không gian riêng xen lẫn giữa cổ kính và hiện đại mà vùng đất Nhơn Trạch may mắn có được để nhìn về lịch sử 320 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa - ồng Nai. Do đó điểm đến này sẽ là nơi để cho nhiều gia đình, nhất là những bạn trẻ được học hỏi, chiêm ngưỡng những tinh hoa văn hóa của dân tộc.
Rời đình Phước Thiền, du khách có thể ghé thăm nhà cổ họ Đào nằm ở ấp Phú Mỹ 2, xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) là căn nhà cổ nhất tại huyện Nhơn Trạch vì có tuổi đời trên 100 năm.
Vào giữa thế kỷ 19, họ Đào là một phú gia ở vùng Phú Hội đã thuê thợ làm căn nhà theo kiểu chữ "Đinh", rộng 446m2. Đây là một trong những điểm đến hấp dẫn cho những du khách đến tham quan vùng đất Nhơn Trạch. Anh Đào Mỹ Trí Nhân, đời thứ 4 sống trong căn nhà, kể lại: "Ngôi nhà được bố trí 114 cây cột vuông, tròn được chạm trổ hoa văn cầu kỳ. Qua mỗi đời đều phải trùng tu nhiều lần, nhưng vẫn giữ nguyên kiểu dáng không thay đổi. Và đây là điểm đến của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Ngoài ra, các đoàn làm phim khi quay cảnh xưa ở Nam bộ thường đến đây thuê để thực hiện". Theo một số công ty du lịch, nhà cổ là một trong những điểm đến lý tưởng cho du khách khi kết nối các tour du lịch ở Đồng Nai.
Ngoài những điểm du lịch tìm về nguồn cội, chiêm ngưỡng văn hóa, những thứ xưa cũ,... thì người dân có thể tìm đến các khu du lịch nổi tiếng khác mang tính hiện đại hơn như Bò Cạp Vàng hay Tre Việt,...
Nhà cổ họ Đào.
Nét đẹp yên bình miền sông nước
Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng tọa lạc tại ấp 3, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Từ TP.HCM du khách chỉ mất 1 giờ đi xe máy để đến Bò cạp vàng, nên đây là địa điểm được rất nhiều người lựa chọn khi cần tìm nơi để đắm chìm vào không gian mênh mông, rộng lớn của thiên nhiên.
Sở dĩ khu du lịch mang tên Bò Cạp Vàng bởi nơi đây luôn tràn ngập sắc hoa bò cạp vàng, nhất là khi hoa đang vào mùa nở rộ. Đến đây, ngoài thưởng thức sắc hoa vàng đặc trưng trải dài khắp khu du lịch bạn còn có thể hòa mình cùng thiên nhiên với những trò chơi đặc trưng của vùng sông nước.
Bò Cạp Vàng là cù lao nhỏ được bao bọc bốn bề bởi sông nước với diện tích khá rộng. Bên cạnh đó, nơi đây còn hút hồn du khách với vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên xanh mát, là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích các chuyến du lịch dã ngoại, khám phá khung cảnh đồng quê Việt.
Điểm nổi bật của Bò Cạp Vàng là các hoạt động vui chơi dành cho khách đi theo nhóm. Du khách sẽ được ban quản lý cung cấp những dụng cụ phục vụ trò chơi tập thể như kéo co, cà kheo, khăn bịt mắt, bàn chân vịt. Đặc biệt, nơi đây lần đầu tiên có môn thể thao chạy xe địa hình khám phá khu du lịch sinh thái.
Bên cạnh đó, cũng với những nét đẹp tương tự, bạn cũng có thể đến Khu du lịch Tre Việt hay còn có tên là The Bamboo nằm tại 25 Phan Văn Đáng, xã Phú Hữu, Nhơn Trạch, Đồng Nai. Tre Việt nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chỉ khoảng 15km. Với vị trí ngay sát Sài Gòn, đây là điểm vui chơi được các bạn trẻ lựa chọn hàng đầu cho buổi dã ngoại cuối tuần hay các dịp lễ tết.
Với tổng diện tích lên đến 45.000m2, bao quanh là sông nước, những hàng dừa cong vút chạy dài trên những bờ bãi, Làng Du lịch Sinh thái Tre Việt mang đậm dấu ấn của vùng sông nước Nam Bộ. Nơi đây giữ lại nguyên vẹn những gì thuộc về tự nhiên với lối kiến trúc xây dựng hoàn toàn từ cây tre mang đến cho du khách không gian thuần Việt gần gũi, mộc mạc.
Ấn tượng của nhiều du khách khi tới Tre Việt chính là phong cảnh của một làng quê mang sự yên bình khó mà có thể tìm được ở Sài Gòn xô bồ, ồn ào. Với ý tưởng lấy cây tre làm chủ đạo và xen lẫn với những rặng dừa xanh ngát, nghiêng mình để soi bóng xuống mặt hồ êm ả kèm theo đó là những mái nhà tranh quê hương đã tạo nên cảm giác thân thuộc nơi miền quê sông nước của vùng Nam Bộ đối với du khách tìm về.
Và đó chính là những nét đẹp đậm đà, thú vị ở Nhơn Trạch khó có thể bỏ qua nếu tìm về Nhơn Trạch, tìm về miền sông nước yên bình,...
Hải Sơn - Mộc Đức
Theo phapluatplus.vn
Cô gái ước mơ cuộc sống giản dị, nhà nhỏ, vườn rau Mình quê miền Trung, không xa Sài Gòn lắm, làm việc tại Sài Gòn, ngoại hình nếu cố gắng nhìn cũng ổn. Mình không xinh như Thúy Kiều, cũng không đến nỗi xấu như Thị Nở. Mình là người sống đơn giản, thích những nơi yên tĩnh, nghe nhạc không lời. Mong ước của mình là sống một cuộc sống giản dị, có...