‘Tìm con’ cho phụ nữ bị vô sinh thứ phát
Khi con gái đầu 8 tuổi, chị Hà Thị Như Trang (Đăk Nông) cùng chồng muốn sinh con tiếp theo.
Một em bé chào đời nhờ phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Ảnh: Phương Trinh
Khi con gái đầu 8 tuổi, chị Hà Thị Như Trang (Đăk Nông) cùng chồng muốn sinh con tiếp theo. Nhưng gần 5 năm trôi qua, chị vẫn chưa có tin vui và thường đau bụng mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Gia đình quyết định đi khám ở bệnh viện thì nhận được tin chị bị vô sinh thứ phát.
Hiếm muộn sau nhiều năm sinh con
BS.CKII Vũ Nhật Khang, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM (IVF Tâm Anh TPHCM) cho biết, chỉ số dự trữ buồng trứng của chị Trang suy giảm còn 1.9 ng/ml (phụ nữ dưới 38 tuổi có chỉ số AMH trung bình 2 – 6 ng/ml).
Chị Trang bị lạc nội mạc tử cung nặng, buồng trứng trái có các khối lạc nội mạc kích thước đến 3 – 4 cm (ở phụ nữ kích thước trung bình của buồng trứng 3 – 5 cm). Buồng trứng phải có nhiều khối lạc nội mạc khoảng 2 cm nên rất khó thu được nhiều trứng chất lượng tốt để IVF. U lạc nội mạc cũng xuất hiện nhiều vị trí trong cơ tử cung là nguyên nhân khiến chị Trang khó mang thai và sinh con lần hai.
“Bệnh nhân được chẩn đoán u lạc nội mạc tử cung, u nang cả hai bên buồng trứng dẫn đến vô sinh thứ phát, muốn có con phải thụ tinh ống nghiệm (IVF)”, bác sĩ Khang nói.
Đầu năm 2023, con gái lớn 12 tuổi chuyển vào học trường nội trú, vợ chồng chị Trang quyết định thụ tinh nhân tạo để tìm con thứ hai.
Chị Trang được kích thích buồng trứng với phác đồ nhẹ vào tháng 4/2023, chọc hút được 7 trứng, thụ tinh tạo hai phôi. Bác sĩ điều trị ức chế lạc nội mạc trong cơ tử cung, chuẩn bị nội mạc và chuyển một phôi giúp chị đậu thai. Tháng 1/2024, vợ chồng chị Trang vui mừng đón một bé gái chào đời khỏe mạnh. Ước mơ có con sau 12 năm thành hiện thực.
Trường hợp chị Phương, 44 tuổi ở Bà Rịa – Vũng Tàu còn khó khăn chật vật hơn khi con trai đầu đã 15 tuổi. Trước đây, chị Phương bỏ thai 3 lần và duy trì uống thuốc tránh thai nhiều năm khiến nội mạc tử cung mỏng.
Năm 2022, vợ chồng chị Phương thực hiện IVF ở một bệnh viện, chuyển phôi 3 lần nhưng không thành công.
Cuối năm 2023, chị Phương đến IVF Tâm Anh TPHCM khi dự trữ buồng trứng ở mức suy kiệt, AMH còn 0.33 ng/ml. Chị được các bác sĩ gom trứng ba chu kỳ, thu 6 trứng trưởng thành, tạo hai phôi chất lượng tốt. Hiện, chị Phương được chuẩn bị niêm mạc đủ điều kiện để chuyển phôi.
BS.CKII Vũ Nhật Khang chụp ảnh cùng vợ chồng chị Trang. Ảnh: Phương Trinh
Video đang HOT
Vô sinh thứ phát chiếm tỷ lệ hơn 50%
Theo bác sĩ Khang, tình trạng vô sinh ở các cặp vợ chồng từng sinh con như những phụ nữ trên được gọi là vô sinh thứ phát.
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại Việt Nam tỷ lệ vô sinh thứ phát chiếm hơn 50% trường hợp vợ chồng vô sinh.
Bác sĩ Khang cho biết, bệnh nhân vô sinh thứ phát chiếm khoảng 68% trường hợp vô sinh đang điều trị tại bệnh viện, chủ yếu 35 – 45 tuổi. Tùy nguyên nhân và tình trạng bệnh, họ được chỉ định các phương pháp phù hợp như bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) với tỷ lệ thành công khoảng 20% hoặc thụ tinh trong ống nghiệm với tỷ lệ thành công 68,5%.
Vô sinh thứ phát có thể do nhiều nguyên nhân từ cả vợ và chồng. Sức khỏe sinh sản của nam và nữ giới đều suy giảm theo thời gian do lão hóa tự nhiên. Tuổi càng lớn, chất lượng trứng và tinh trùng càng giảm khiến khả năng tạo phôi thấp, tăng tỷ lệ phôi bất thường, tăng khả năng chuyển phôi thất bại hoặc sẩy thai, trẻ sinh ra mang dị tật.
Ở phụ nữ, các nguyên nhân phổ biến là lạc nội mạc tử cung, bất thường buồng trứng, ứ dịch tắc ống dẫn trứng, viêm dính buồng tử cung, polyp trong lòng tử cung. Một số trường hợp có thể do nạo phá thai gây sẹo tử cung, dùng thuốc tránh thai thời gian dài khiến nội mạc mỏng.
Ở nam giới, tinh trùng yếu là tình trạng chất lượng tinh trùng bị suy giảm. Mỗi lần xuất tinh, lượng tinh dịch thường ít hơn 2ml, tỷ lệ di động dưới 75%, tỷ lệ chết và không di động cao hơn 25%.
Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân như bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh; mất cân bằng nội tiết tố; dị tật bẩm sinh; rối loạn di truyền; làm việc trong môi trường tiếp xúc hóa chất, tia xạ; lạm dụng rượu bia, thuốc lá; căng thẳng kéo dài…
Bác sĩ Khang khuyến cáo, vợ chồng muốn có thêm con thứ hai nên giữ khoảng cách sinh 3 – 5 năm. Vợ chồng từng sinh con, sau một năm quan hệ tình dục đều đặn mà không thai trở lại (6 tháng với trường hợp người vợ ngoài 35 tuổi) nên đến trung tâm hỗ trợ sinh sản để khám, điều trị sớm.
Những vợ chồng định trì hoãn sinh con thứ hai nên cân nhắc trữ trứng hoặc trữ tinh trùng bảo tồn khả năng sinh sản.
Hiện nay, kỹ thuật thủy tinh hóa giúp lưu trữ nhanh, đảm bảo chất lượng tối ưu không giới hạn thời gian. Tỷ lệ thụ tinh thành công sau rã đông trứng hoặc tinh trùng lên đến gần 100%, giúp chủ động thời điểm sinh thêm con khỏe mạnh, tránh tình trạng khả năng sinh sản suy giảm theo tuổi tác.
Bộ Y tế ước tính cả nước có hơn 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, chiếm khoảng 7,7%. Trong đó, khoảng 50% vợ chồng dưới 30 tuổi. Tỷ lệ vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có con) tăng 15 – 20% mỗi năm, chiếm hơn nửa số trường hợp.
Xơ gan do rượu có chữa được không?
Nếu tiêu thụ một lượng lớn thức uống chứa cồn trong thời gian dài, cơ thể bạn sẽ bắt đầu thay thế các mô gan khỏe mạnh bằng những mô sẹo, tình trạng này gọi là xơ gan do rượu.
Xơ gan do rượu khi bệnh trở nặng thì sẽ có nhiều mô sẹo xuất hiện, điều này sẽ khiến chức năng gan bị suy giảm. Theo các chuyên gia thống kê, có đến 10 - 20% người nghiện rượu nặng bị xơ gan.
Xơ gan do rượu là dạng biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh gan liên quan đến việc sử dụng thức uống chứa cồn. Tình trạng này là một phần của quá trình phát triển bệnh gan. Nó có thể bắt đầu với bệnh gan nhiễm mỡ, sau đó tiến triển thành viêm gan do rượu, rồi sau cùng là xơ gan do rượu. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp một người có thể bị xơ gan, nhưng trước đó chưa từng phải đối mặt với tình trạng viêm gan do rượu.
Những triệu chứng liên quan đến bệnh xơ gan do rượu
Các triệu chứng của bệnh xơ gan do rượu bắt đầu phát triển ở những người trong độ tuổi 30 - 40. Ở giai đoạn đầu của bệnh, cơ thể bạn có thể tạm thời xử lý vấn đề do chức năng gan bị giới hạn gây ra các biểu hiện thường không rõ ràng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, các triệu chứng sẽ trở nên đáng chú ý.
Các triệu chứng của bệnh xơ gan do rượu tương tự như các vấn đề rối loạn gan liên quan đến rượu khác, bao gồm: Vàng da, ngứa da.
Chẩn đoán bệnh xơ gan do rượu
Bước đầu tiên khi chẩn đoán bệnh xơ gan do rượu là kiểm tra bạn đã có tiền sử bị xơ gan hay không, cũng như tần suất sử dụng thức uống chứa cồn. Họ cũng có thể đề nghị bạn thực hiện một số xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán xơ gan do rượu. Những kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy:
Tình trạng thiếu máu (số lượng hồng cầu giảm do quá ít chất sắt).
Nồng độ amoniac trong máu cao.
Lượng đường trong máu cao.
Leukocytosis hay chứng tăng bạch cầu (số lượng tế bào miễn dịch quá lớn).
Mô gan không khỏe mạnh.
Hàm lượng Aspartate Aminotransferase (AST) gấp hai lần so với Alanine Aminotransferase (ALT).
Nồng độ magiê, kali và natri trong máu thấp.
Tăng áp tĩnh mạch cửa.
Đo độ xơ hóa gan.
Các bác sĩ cũng sẽ cố gắng loại trừ các tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến gan để xác nhận rằng xơ gan đã thực sự hình thành và phát triển.
Xơ gan do rượu có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Những biến chứng của xơ gan do rượu
Xơ gan do rượu có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, còn được biết đến là xơ gan mất bù. Một số ví dụ điển hình về các biến chứng này bao gồm:
Cổ trướng hay chất lỏng tích tụ trong dạ dày.
Bệnh liên quan đến não, chẳng hạn như rối loạn tâm thần.
Xuất huyết nội hoặc giãn tĩnh mạch.
Vàng da: Làm cho màu da và tròng trắng của mắt chuyển sang vàng.
Những người phải đối mặt với bệnh xơ gan nặng hoặc bệnh trạng tiến triển quá nghiêm trọng chỉ còn duy nhất một phương án để lựa chọn là điều trị là cấy ghép gan. Nếu người mắc chứng bệnh xơ gan do rượu ở giai đoạn biến chứng (xơ gan mất bù) đồng ý phẫu thuật ghép gan, họ có thể kéo dài tuổi thọ thêm 5 năm nữa, dù tỷ lệ thành công chỉ là 70%.
Các phương pháp điều trị bệnh xơ gan do rượu
Đối với một số bệnh gan, các bác sĩ có thể cải thiện hoàn toàn sức khỏe của người bệnh bằng cách điều trị tận gốc, nhưng không may xơ gan do rượu lại không thuộc trường hợp này. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng. Bác sĩ có thể đề nghị phương pháp điều trị làm chậm tiến triển của bệnh, đồng thời giảm các triệu chứng mà bạn gặp phải.
Bước đầu tiên trong liệu trình điều trị là bạn phải ngưng uống rượu. Những người mắc bệnh xơ gan do rượu thường phụ thuộc vào loại thức uống chứa cồn này nhiều đến mức họ có thể gặp nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng khác bên cạnh xơ gan.
Một số phương pháp điều trị khác mà bác sĩ có thể sử dụng, bao gồm:
Kiểm tra chức năng gan và kê đơn điều trị.
Tư vấn chế độ dinh dưỡng: Với những người bị xơ gan do rượu bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên có chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, giúp phục hồi cơ thể, hạn chế nguy chuyển biến thành bệnh não.
Hải Phòng: Giữ chân người bệnh nhờ đổi mới kỹ thuật và nâng cao dịch vụ Khoảng 10 năm trước, nhiều bệnh nhân ở Hải Phòng bị hiếm muộn, vô sinh... phải tìm đến các bệnh viện ở Hà Nội hoặc vào TP.HCM điều trị. Bài toán này đã được giải đáp khi bệnh viện chuyên khoa Sản tuyến cuối TP Hải Phòng triển khai nhiều kỹ thuật mới trong khám, điều trị, hỗ trợ sinh sản cho bệnh...