Tiểu thương chợ Đầm Nha Trang đồng loạt nghỉ bán vì ế ẩm
Hàng trăm tiểu thương ở Chợ Đầm Nha Trang ( Khánh Hòa) đồng loạt đóng sạp hàng viết đơn xin miễn, giảm thuế.
Khung cảnh ế ẩm, đìu hiu kéo dài nhiều ngày nay tại chợ Đầm Nha Trang khiến các tiểu thương chán nản đóng cửa sạp hàng hóa. Dù ở vị trí đẹp ngay đường vào chợ Đầm Tròn nhưng anh Khánh (cửa hàng âm thanh) cho biết liên tục nhiều ngày sau khi hết giãn cách xã hội, cửa hàng anh luôn trong tình trạng ế ẩm không có khách hàng.
Chợ Đầm Nha Trang được ví như chợ Bến Thành ở Sài Gòn nhưng rơi cảnh đìu hiu
Khu vực tầng 2 của chợ Đầm hầu như đóng cửa sạp
Bà Lê Thụy Kim Uyên, một tiểu thương, cho biết các hộ kinh doanh ở chợ Đầm đa số phục vụ du lịch nhất là khách nước ngoài. Dịch bệnh Covid-19 khiến khu chợ trở nên tê liệt. Hiện nay, các lô sạp chủ yếu bỏ sỉ cho bạn hàng quen, còn việc kinh doanh mở cửa sẽ phải tốn tiền thuê sạp từ 1-4 triệu đồng/sạp, tiền thuế từ 1-3 triệu đồng/hộ. “Thà chúng tôi đóng sạp còn đỡ tốn chi phí hơn là mở cửa trở lại”- bà Uyên thở dài.
Video đang HOT
Các lô sạp đóng cửa vì ế ẩm
Còn bà Ngân (quầy bán giày dép) cho biết dù không bán được hàng hóa nhưng bà phải mở cửa để… bớt buồn. Ở tầng 1 còn nhiều hộ bán quần áo, vải vóc, ở tầng 2 hầu như đóng cửa hoàn toàn.” Gần 30 năm nay, chưa bao giờ thấy ế ẩm như vậy. Chúng tôi đã viết đơn đề nghị hỗ trợ tiền thuê sạp, tiền thuế cho tiểu thương nhưng chưa thấy TP Nha Trang trả lời.
Một vị khách hiếm hoi giữa khu chợ
Chủ một tiệm giày tranh thủ đọc sách vì không có khách
Theo Ban quản lý chợ Đầm, hiện tại khu vực chợ Đầm cũ có gần 280 hộ tiểu thương kinh doanh buôn bán. Từ lúc ảnh hưởng Covid-19, lượng khách đến chợ giảm khiến các tiểu thương gặp khó khăn. Hiện chỉ khoảng 40 hộ mở cửa, nhưng tình trạng buôn bán ế ẩm. Bà con tiểu thương đã gửi đơn thư đề nghị miễn giảm thuế, phí, nhưng đến nay đang chờ ngành thuế trả lời.
"Giải cứu" tôm hùm giá rẻ: Người tiêu dùng đang bị dân buôn lừa?
Trong những ngày qua phong trào "giải cứu" tôm hùm rộ lên trên khắp cả nước. Lợi dụng sự chung tay và chia sẻ của người dân, đặc biệt là ở Hà Nội và TP HCM, một bộ phận giới thương nhân đã "đánh lận con đen" và thu lãi đậm.
Dân buôn tôm hùm "giải cứu" lãi lớn
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều loại nông sản của Việt Nam trong đó có mặt hàng tôm hùm xanh đã gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu sang Trung Quốc. Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó chủ tịch UBND TP Cam Ranh - cho biết địa phương đang tích cực kêu gọi các thương lái, vựa thu mua tôm hùm lớn trên địa bàn tích cực tìm các thị trường trong nước thu mua tôm hùm tồn đọng cho người dân.
Trước những khó khăn của những người nuôi tôm hùm ở những phủ phủ nuôi lớn như Khánh Hòa và Phú Yên đang gặp phải, những ngày qua, phong trào "giải cứu tôm hùm" rộ lên trên khắp cả nước.
Hàng chục điểm bán tôm "giải cứu" được mở ra. Trên nhiều diễn đàn, hàng trăm người bán hàng online cũng tranh thủ chuyển qua bán tôm hùm với mức giá dao động từ 450.000 đến 850.000 đồng/kg. Thậm chí nhiều hệ thống nhà hàng lớn tại Hà Nội còn niêm yết giá "giải cứu" tôm tươi sống lên tới 1,1 triệu đồng/kg.
Dù giá thành ở những hệ thống nhà hàng này không kém nhiều so với những thời điểm thị trường xuất khẩu tôm hùm ổn định nhưng mặt hàng này luôn trong tình trạng cháy hàng do số lượng nhập về thường xuyên không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Dân buôn tôm hùm xanh "giải cứu" đang lãi lớn
Nói về chiến dịch "giải cứu" tôm hùm đang được cộng đồng mạng ủng hộ, anh Sơn (chủ một nhà hàng ở Nha Trang) cho biết ở Việt Nam có rất nhiều loại tôm hùm như tôm hùm bông, tôm hùm sen, tôm hùm gai, tôm hùm xanh... nhưng người dân nuôi phổ biến là tôm hùm bông và tôm hùm xanh. Giá 2 loại này chênh nhau rất nhiều.
Tôm hùm xanh loại lớn nhất cũng chỉ có giá chưa tới 1 nửa so với tôm hùm bông loại nhỏ nhất. Do đó, nếu không biết phân biệt, người mua rất dễ bị nhầm lẫn và mua phải tôm hùm xanh với giá cao.
Nhận định về giá tôm hùm "giải cứu" đang được các đầu mối niêm yết những ngày qua, anh Sơn cho rằng nhiều người đang lãi lớn: "Đọc trên mạng xã hội và báo chí, tôi thấy tôm hùm xanh có giá từ 750.000 - 1,1 triệu đồng/kg, nếu đúng như vậy thì người bán tôm hùm xanh thu lời lớn".
Ông Nguyễn Thái Hải Anh - Phó trưởng Phòng kinh tế thị xã Sông Cầu - cho biết trên địa bàn thị xã thương lái đang thu mua tôm hùm xanh với giá 550.000 - 650.000 đồng/kg, tôm hùm bông giá 1,2 triệu đồng/kg. Theo đại diện một chủ lồng nuôi ở đây, với giá hiện tại họ vẫn chưa phải bù lỗ: "Giá bán này sẽ có lời nếu chúng tôi không thuê nhân công. Còn thuê nhân công thì chỉ lời ít".
Còn theo đại diện một số nhà hàng hải sản lớn ở Nha Trang,... giá tôm hùm xanh đã chế biến phục phụ thực khách tại nhà hàng thời điểm này cũng chỉ dao động từ 750.000 - 900.000đ/kg. Như vậy, với giá bán tôm hùm xanh "giải cứu" đang được các đầu mối áp dụng dễ thấy có những đơn vị lãi đậm tới 400.000đ/kg.
Người mua cần tỉnh táo với mỹ từ "giải cứu"...
Giới dân buôn úp mở trong việc đăng tin "giải cứu" tôm hùm, khiến nhiều người tiêu dùng đã bị nhầm lẫn. Có thể họ không biết rằng mình đang bị mua hớ với giá "cắt cổ" khi phải mua tôm hùm xanh với giá của tôm hùm bông nhưng chất lượng thì không tương xứng.
Theo chị Thu Hằng (một người làm kinh doanh tại Hà Nội), việc giới dân buôn đang dùng từ "giải cứu" nông sản hay tôm hùm trong thời gian qua là không chính xác, thậm chí là họ đang lạm dụng từ "giải cứu" để đánh vào tâm lý người tiêu dùng nhằm bán hàng nhanh hơn, dễ hơn. Theo chị Hằng, giải cứu là phải bán giúp người dân không lấy lãi, bán được bao nhiêu, sau khi trừ chi phí vận chuyển thì giá trị còn phải thuộc về người nông dân làm ra sản phẩm. Trong khi ở đây đang là đa số là người đi buôn thu lợi nhuận.
Để phân biệt tôm hùm xanh và tôm hùm bông, một cán Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho biết chỉ cần nhìn bên ngoài người tiêu dùng có thể thấy được sự khác nhau giữa hai loại này. Theo đó, tôm hùm bông (còn gọi là tôm hùm sao) quý hiếm, thân có màu sáng, vỏ có các họa tiết như bông hoa, màu vàng óng. Còn tôm hùm xanh có màu xanh nước biển và họa tiết không nhiều như tôm hùm bông và loại này được nuôi chủ yếu để xuất sang Trung Quốc.
Cùng với đó, đại diện của Trung tâm khuyến nông Quốc gia chia sẻ, tôm hùm xanh chỉ nuôi trong thời gian ngắn (khoảng từ 8 - 12 tháng/vụ) và cho thu hồi vốn nhanh. Khi tôm đến thời kỳ xuất bán, dù có nuôi thêm cũng không tăng được trọng lượng. Trong khi đó, tôm hùm bông có thời gian thu hoạch dài từ 18 tới 20 tháng, lúc này tôm sẽ đạt khối lượng từ 0,7 - 1,8 kg/con và giá bán thường cao hơn rất nhiều so với tôm hùm xanh.
Đại diện những nhà hàng lớn ở Nha Trang cho biết ở thời điểm trước khi có dịch Covid-19, giá tôm hùm bông loại 500-700 gram/con giá 1,55 triệu đồng/kg. Hiện tại giá tôm hùm bông có giảm nhưng không giảm quá nhiều.
Theo ông Nguyễn Trọng Tùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, giá tôm hùm bông ở đây vẫn đang được thương lái thu mua với giá hơn 1,2 triệu đồng/kg. Về giá trị dinh dưỡng, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa cũng cho biết tôm hùm bông cho giá trị dinh dưỡng cao nhất, ăn vị ngọt, thơm hơn. Còn tôm hùm xanh giá trị dinh dưỡng ít hơn và dễ nuôi hơn.
Theo Dân Việt
Lộc biển đầu năm tấp nập cập bến Các cảng cá ở Nam Trung Bộ những ngày này nhộn nhịp những chuyến tàu ăn Tết ngoài biển trở về với sản lượng đạt khá. Thế nhưng, niềm vui của ngư dân không được trọn vẹn. Ngày 6-2, ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban Quản lý cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) - chợ cá Nam Trung Bộ,...