Tiết lộ mùi cơ thể cho biết về sức khỏe của bạn
Mùi cơ thể có thể là dấu hiệu của những điều đáng nói hơn là vệ sinh cơ thể của bạn.
Mùi tanh: Nếu cơ thể bạn có mùi tanh như cá, có thể bạn đang mắc một chứng rối loạn trao đổi chất có tên là hội chứng mùi cá. Đây là tình trạng cơ thể không thể phân rã một số hợp chất có trong các thực phẩm giàu protein, khiến mồ hôi, hơi thở và nước tiểu có mùi tanh như cá.
Mùi phân: Nếu cơ thể bạn có mùi như phân, có thể bạn đang bị táo bón nghiêm trọng. Khi đường tiêu hóa của bạn có vấn đề, các hóa chất gây mùi trong đường ruột sẽ khiến phân của bạn rất nặng mùi. Các chất này thậm chí còn có thể thấm vào mồ hôi, khiến mồ hôi của bạn trở nên khó ngửi.
Mùi hôi đi kèm với tình trạng vã mồ hôi: Nếu cơ thể bạn có mùi hôi, cộng với tình trạng đổ mồ hôi không kiểm soát mà không rõ nguyên nhân, có thể bạn đã mắc hội chứng tăng tiết mồ hôi.
Mùi đắng: Mùi cơ thể đắng có thể là dấu hiệu tổn thương gan. Các triệu chứng tổn thương gan khác bao gồm các vấn đề về tiêu hóa, buồn nôn và thay đổi bất thường trong quy trình trao đổi chất béo.
Video đang HOT
Mùi cơ thể sau khi bốc hỏa: Nếu cơ thể bạn có mùi hôi sau khi bốc hỏa, có thể bạn đang mang thai hoặc đang trải qua thời kỳ mãn kinh. Cả hai giai đoạn sinh lý này đều gây những thay đổi lớn về nội tiết, khiến bạn bỗng dưng thấy nóng hừng hực, sau đó vã mồ hôi.
Mùi trứng ung: Mùi cơ thể giống như mùi trứng ung có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều thịt đỏ. Ăn quá nhiều thịt đỏ trong khi hệ tiêu hóa không tốt có thể khiến cơ thể bạn có mùi lưu huỳnh giống như trứng ung, do trong thịt đỏ có các amino axit chứa lưu huỳnh.
Mùi nhẹ: Nếu mùi cơ thể của bạn ngày càng trở nên nhạt nhòa, đó là dấu hiệu của quá trình lão hóa. Một nghiên cứu đã cho thấy người trung niên và người lớn tuổi có mùi cơ thể nhẹ và ít khó chịu hơn mùi cơ thể của người trẻ tuổi.
Mùi cồn: Cơ thể nặc mùi cồn rõ ràng là dấu hiệu cho thấy bạn đã “say sưa” hơi quá trớn. Khi bạn uống quá nhiều rượu bia, gan không thể xử lý hết lượng cồn đã nạp vào và lượng cồn thừa có thể được thải ra qua lỗ chân lông, khiến bạn có mùi y như những thứ bạn đã uống vào./.
Dinh dưỡng nào cho người bị sỏi thận?
Sỏi thận là một trong những căn bệnh đường tiểu - sinh dục khá phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân gây sỏi thận là do rối loạn trao đổi chất khoáng. Do đó, người mắc bệnh sỏi thận cần có chế độ ăn uống phù hợp để trá
Sỏi thận là một trong những căn bệnh đường tiểu - sinh dục khá phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân gây sỏi thận là do rối loạn trao đổi chất khoáng. Do đó, người mắc bệnh sỏi thận cần có chế độ ăn uống phù hợp để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Các vấn đề như sỏi thận nên ăn gì, kiêng ăn gì lúc này trở nên rất quan trọng.
1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị sỏi thận
Việc người bệnh sỏi thận nên ăn gì sẽ được quyết định trên cơ sở các nguyên tắc dinh dưỡng sau
Bổ sung canxi:
Nhiều người cho rằng bản chất của sỏi là canxi nên cần phải kiêng hoàn toàn canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày để tránh sỏi phát triển. Tuy nhiên, quá trình hình thành sỏi không hẳn là do canxi mà còn do rất nhiều yếu tố khác tạo thành. Nhiều người không ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi nhưng vẫn bị sỏi thận; ngược lại có những người ăn nhiều tôm, cua, sữa... nhưng không bị mắc bệnh.
Thực chất, việc sử dụng nhiều thực phẩm chứa canxi có hàm lượng đúng quy định có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Việc kiêng quá mức các thực phẩm chứa canxi còn gây mất cân bằng trong cơ thể, dẫn đến loãng xương và khiến cơ thể hấp thụ nhiều oxalat hơn, tăng khả năng tạo sỏi thận. Do đó, người bị sỏi thận vẫn nên đưa vào thực đơn sữa, sữa chua, phô mai - những thực phẩm giúp bổ sung canxi.
Uống nhiều nước:
Người bị sỏi thận nên uống nhiều nước mỗi ngày, sao cho lượng nước tiểu một ngày lớn hơn 2,5 lít. Đi tiểu nhiều sẽ khiến sỏi ít có khả năng tái phát. Bất kể bị sỏi thận loại nào cũng cần uống nhiều nước. Có thể uống nước lọc, nước hoa quả và nước canh trong bữa ăn.
Các loại thực phẩm giàu vitamin B6 và vitamin A:
Đây là hai loại vitamin rất tốt cho người bị sỏi thận. Vitamin B6 có thể làm giảm khả năng kết tủa sỏi oxalat, còn vitamin A giúp điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu, chống lại sự hình thành sỏi thận.
2. Người bị sỏi thận kiêng ăn gì?
Chất đạm: Theo các bác sĩ, giữa việc ăn nhiều protein và bệnh sỏi thận có mối liên hệ mật thiết, do làm gia tăng lượng axit, canxi và phốt pho trong nước tiểu. Vì thế, người bị sỏi thận chỉ nên ăn hạn chế mỗi ngày khoảng 200g protein;
Muối: Một ngày người bệnh chỉ được ăn tối đa 3g muối. Nên ăn càng nhạt càng tốt. Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp vì các loại thực phẩm này chứa rất nhiều muối;
Đường, thức ăn nhiều dầu mỡ;
Hạn chế đồ uống có ga, nước ngọt, trà, cà phê, bia, rượu...;
Không nên tự ý bổ sung các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng mà chưa có ý kiến của bác sĩ.
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả điều trị bệnh sỏi thận. Vì vậy người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những lưu ý về dinh dưỡng đã nêu trong bài viết để trị dứt điểm bệnh, tránh để sỏi thận kéo dài, tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày.
Ấn Độ: Người đàn ông sống sót thần kỳ khi rơi từ tầng 17 The Hindu đưa tin, một người đàn ông rơi từ tầng 17 tại một công trường xây dựng ở thành phố Perungudi, Tamil Nadu, Ấn Độ và sống sót thần kỳ. Cụ thể, anh Firoj Alam (20 tuổi), nhân viên sửa điều hòa, đã rơi xuống tầng 5 của tòa nhà. Anh bị gãy nhiều xương chân, xương sọ và xương mặt. Anh...