Tiết lộ công thức làm bánh tôm ngon nóng hổi xua tan gió lạnh, chẳng kém cạnh đầu bếp Tây Hồ
Bánh tôm rán là một món ăn thơm ngon, nóng hổi, vô cùng hấp dẫn giữa tiết trời se lạnh. Chị em hãy tham khảo công thức ngon tuyệt hảo sau.
Nguyên liệu:
- 3 lạng tôm tươi (chọn tôm to, chắc thịt, còn nhảy)
- 200 gram bột chiên giòn
- 100 gram bột gạo
- 500 gram khoai lang
- Trứng.
- Bột nghệ.
- Gia vị: muối, đường, sữa tươi ông thọ.
- Nước chấm: đu đủ, cà rốt, tỏi, ớt, nước mắm, muối, đường, chanh.
- Rau sống ăn kèm: xà lách, mùi, tía tô, kinh giới, bạc hà…
- Bước 1: Tôm rửa sạch. Sau đó bóc vỏ, bỏ đầu, giữ đuôi, lược chỉ đen. Rồi rửa sạch thêm lần nữa, để ráo.
- Bước 2: Khoai lang gọt vỏ, bào nhỏ sợi. Sau đó, ngâm khoai trong nước muối pha loãng trong vòng 15 phút. Cách này giúp khoai ra hết nhựa, không bị thâm và giòn hơn khi chiên.
Video đang HOT
- Bước 3: Trộn đều bột chiên giòn và bột gạo. Trứng đánh bông, rồi trộn đều cùng bột. Thêm 1 thìa cà phê bột nghệ sẽ giúp màu sắc món ăn thêm hấp dẫn hơn.
- Bước 4: Khoai lang sau khi đã ngâm xong, để cho ráo nước rồi trộn đều cùng với hỗn hợp bột ở trên.
- Bước 5: Bắc chảo lên bếp, khi dầu nóng già thì vặn nhỏ lửa, múc 1 muỗng đầy bột cùng khoai lang, đặt tôm lên trên mặt bánh. Làm như vậy cho đến khi hết tôm và bột.
- Bước 6: Sau khoảng 10 phút thì lật bánh, chiên thêm một lúc đến khi 2 mặt vàng ruộm là được.
- Bước 1: Cà rốt, đu đủ bào sợi nhỏ, hoặc bạn có thể cắt tỉa thành hình hoa để đẹp mắt hơn. Ngâm sơ qua 1 thìa cà phê giấm 1 thìa cà phê đường 1/2 thìa cà phê muối. Sau 15 phút vắt lấy nước, rửa sạch để ráo.
- Bước 2: Tỏi, ớt băm nhuyễn. Pha nước chấm theo tỷ lệ: 3 mắm 1 chanh 1 đường.
- Bước 3: Cho tỏi, ớt, đủ đủ, cà rốt vào nước chấm, khuấy đều, nêm lại hương vị vừa ăn là được.
Theo Phunutoday
Cách làm nộm đu đủ xanh đúng vị miền Bắc dai giòn chua cay
Nộm đu đủ là một món ăn xuất xứ từ các tỉnh phía Bắc. Nộm đu đủ là sự kết hợp của vị chua, cay, và ngọt nên rất vừa miệng và thanh mát. Với vị ngọt và chua thanh của mình,
Nộm đu đủ giúp các thành viên trong gia đình đỡ ngán cơm và trung hòa vị giác khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ. Hương vị và cách chế biến món nộm đu đủ cũng tương tự như cách làm món gỏi của miền Nam. Dưới đây là cách làm nộm đu đủ sao cho dai giòn và thơm ngon, giúp bữa cơm gia đình thêm chất lượng.Cách làm nộm rau muống giòn ngon, thơm bùiCách làm nộm hoa chuối thơm ngon mà cực đơn giảnCách làm món nộm dưa chuột tai heo
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
Tai heo: 150grTôm tươi: 200gr
Đu đủ xanh: 700gr
Cà rốt: 100gr
Đậu phộng: 100gr
Chanh: 2 trái
Ớt sừng: 1 tráiTỏi: 1 củNgò rí: 20gr (1 bó nhỏ)
Hạt nêm, đường, muối và nước mắm.
Đu đủ xanh - nguyên liệu chính làm nên hồn của món nộm đu đủ
Mẹo nhỏ khi làm nộm đu đủ:
Ăn đu đủ xanh rất tốt cho sức khỏe chúng ta. Các nhà khoa học đã chứng minh, ăn đu đủ xanh giúp giảm sưng, chống viêm nên ăn đu đủ xanh có thể chữa các bệnh như viêm khớp, gout hay hen suyễn. Bên cạnh đó, đu đủ xanh còn có tác dụng phòng chống bệnh ung thư ruột. Lí do là đu đủ xanh có chứa nhiều chất làm sạch ruột, giúp loại bỏ các chất độc gây ung thư có trong thành ruột ra khỏi cơ thể chúng ta. Một công dụng nữa của đu đủ xanh nói chung và món nộm của cách làm nộm đu đủ này nói riêng chính là giúp bảo vệ hệ tim mạch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón và giúp điều hòa kinh nguyệt cho các chị em phụ nữ.
Ăn đu đủ xanh còn có rất nhiều tác dụng tốt khác. Tuy nhiên, phụ nữ có thai nên hạn chế hoặc kiêng ăn đu đủ xanh trong suốt quá trình mang thai. Nguyên nhân là do tác dụng kháng estrogen của enzyme papain có trong đu đủ xanh. Tác dụng này sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai nhi.
Cách sơ chế nguyên liệu
Bước 1: sơ chế đu đủ, cà rốt và ngò rí
Với đu đủ xanh: Nhiều người có khả năng bị dị ứng với những chất giúp nhuận tràng có chứa trong đu đủ xanh. Vậy nên để tránh dị ứng, bạn cần sơ chế đu đủ một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Cách làm nộm đu đủ đúng là phải bảo đảm loại bỏ hoàn toàn các tác nhân có thể gây ra ngộ độc hoặc dị ứng cho người ăn.
Đu đủ xanh ngâm nước cho ra hết nhựa, để tránh gây dị ứng khi ăn
Bạn dùng dao khứa nhiều vết trên vỏ đu đủ xanh, sao cho đu đủ ra hết nhựa trắng, rửa sạch và đem ngâm đu đủ với nước khoảng 15 phút. Vớt ra, để ráo và đem gọt bỏ vỏ, chẻ đôi dọc theo thân trái đu đủ. Móc bỏ ruột và hạt, đem rửa thật sạch. Sau đó dùng dao bào để bào đu đủ thành sợi. Nếu không có dao bào, bạn có thể xắt đu đủ thành sợi nhỏ dài.
Với Cà rốt: Bạn gọt vỏ, rửa sạch và dùng dao bào bào cà rốt thành sợi mỏng dài (nếu không có dao bào thì dùng dao xắt cà rốt thành sợi nhỏ dài giống đu đủ). Sau đó, trộn chung sợi cà rốt với sợi đu đủ để cho có màu đẹp.
Đu đủ sanh và cà rốt đã bào thành sợi để làm nộm đu đủ
Cho sợi cà rốt và sợi đu đủ vào thau, cho thêm 1 muỗng muối vào trộn đều và bóp mạnh tay cho đến khi sợ đu đủ mềm. Để khoảng 15 phút cho sợi đu đủ và sợi cà rốt thấm thì cho thêm 1 chén nước đun sôi để nguội vào. Đảo đều và vắt mạnh tay cho sợi đu đủ và cà rốt bớt mặn. Vớt ra để riêng.
Ngò rí cắt bỏ rễ, rửa sạch và để ráo, sau đó đem xắt nhỏ, để riêng.
Bước 2: sơ chế thịt và tôm
Tai heo làm sạch, nhổ hết lông, rửa sạch với nước muối pha loãng và rửa lại với nước sạch. Sau khi tai heo ráo nước, đem cho tai heo vào nồi và cho lên bếp để luộc. Khi luộc, cho thêm 1 muỗng cafe hạt nêm, 1/2 muỗng cafe đường và 1/2 muỗng cafe muối vào. Pha đúng tỉ lệ này thì cách làm nộm đu đủ của bạn sẽ chuẩn vị hơn rất nhiều. Khi tai heo được luộc chín thì đem xắt miếng mỏng vừa ăn.
Tôm cắt râu, cắt chân, bỏ đầu, bóc vỏ và bỏ sợi gân đen dọc theo mình tôm. Rửa tôm với nước sạch rồi cho vào nồi luộc, cho thêm vào nồi 1 muỗng cafe hạt nêm, 1/2 1/2 muỗng cafe đường và 1/2 muỗng cafe muối vào. Tôm chín thì vớt ra, để nguội. Sau đó đem tôm chẻ làm hai, để riêng.
Bước 3: rang đậu phộng
Cho chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì cho đậu phộng vào đảo đều tay.Đảo sao cho đậu phộng không bị cháy đen vỏ. Khi rang khoảng được 15 - 20 phút là thấy vỏ tách ra khỏi hạt đậu, ăn thử thấy bùi và có mùi thơm lá đậu phộng đã chín, tắt bếp.
Cho đậu phộng vào giấy báo gói lại, để 15 phút thì đổ đậu phộng ra rổ, dùng tay bóp nhẹ cho vỏ tách ra khỏi hạt hoàn toàn. Sàng kỹ cho vỏ bay ra, lấy hạt đậu phộng đã làm sạch cho vào cối giã đập dập.
Bước 4: pha nước trộn nộm
Cách pha nước mắm trộn nộm thơm ngon
Lấy một cái tô to, cho 3 muỗng nước mắm, 3 muỗng đường, vắt hết nước cốt chanh của 2 trái chanh đã chuẩn bị sẵn vào, cho thêm 1 chén nước đun soôi để nguội vào, khuấy đều cho đến khi đường tan hoàn toàn.
Tỏi bóc vỏ, rửa sạch. Ớt rửa sạch, cắt nhỏ. Cho ơt và tỏi vào cối giã, giã cho nhuyễn rồi trộn hết vào nước mắm đường đã pha chế. Tất cả trộn đều.
Tiến hành trộn món nộm đu đủ
Cho hết sợi cà rốt, sợi đu đủ xanh, tai heo xắt miếng nhỏ và tôm đã chẻ làm hai,ngò rí xắt nhỏ vào thau trộn. Sau đó chan đều nước mắm chanh đường tỏi ớt vào trộn đều. Bóp nhẹ tay cho nộm thấm nước trộn. Để khoảng 15 - 20 phút cho nộm thấm gia vị hoàn toàn thì cho đậu phộng đập dập vào. Cho nộm ra đĩa và măm thôi.
Nộm đu đủ xanh đã hoàn thành vô cùng thơm ngon và đẹp mắt
Với những tác dụng tuyệt vời của đu đủ xanh đã nêu trên, món nộm đu đủ được làm theo cách làm nộm đu đủ như trên vừa ngon mà lại bảo đảm vệ sinh và còn rất bổ dưỡng nữa.
Theo Giadinh
Trời lạnh làm bánh tôm giòn rụm cuốn rau sống chấm nước mắm gọi là tuyệt cú mèo Món bánh tôm ăn vặt, ăn chơi cứ gọi là hết cả đĩa, người lớn trẻ nhỏ đều mê. Nguyên liệu làm bánh tôm: 3 củ khoai lang khoảng 400g. 500g tôm tươi còn nguyên đầu (nếu có). 100g bột tẻ. 50g bột năng. 50g bột khoai tây. 100g bột mì đa dụng. Baking powder (bột nở) 1/2mcf (nếu có). Bột hành khô...