Tiếp tục truy tìm thủ phạm gây bệnh viêm da lạ
Chiều nay, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, giám đốc Bệnh viện Bạch Mai dẫn đầu đoàn công tác gồm 25 chuyên gia đầu ngành Bộ Y tế về Quảng Ngãi hội chẩn điều trị vừa truy tìm nguyên nhân gây bệnh viêm da lạ.
Trong số này có các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hồi sức tích cực – chống độc, tiêu hóa, da liễu, nhi, truyền nhiễm, dị ứng, hóa sinh, huyết học, vi sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn, vật tư y tế.
Dự kiến trong hai ngày, đoàn khảo sát điều kiện khám chữa bệnh, thu thập thông tin bệnh nhân mắc bệnh viêm da lạ tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, Trung tâm y tế huyện miền núi Ba Tơ. Đoàn cũng tổ chức khám, cấp phát thuốc, khảo sát, nghiên cứu thực địa tại xã Ba Điền – nơi bùng phát bệnh viêm da lạ.
Các chuyên gia y tế thăm khám cho bệnh nhân mắc bệnh viêm da lạ đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín.
Video đang HOT
Trao đổi với TS chiều nay, TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết: “Trước mắt, chúng tôi triển khai kế hoạch theo hướng vừa điều trị vừa tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhằm ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này”.
Theo TS Anh, dịp này, đoàn công tác của Bộ Y tế cũng phối hợp với Viện Hóa Học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu điều kiện môi trường, sinh thái, đặc điểm sinh hoạt ăn ở, dùng nước trong sinh hoạt… của người dân huyện miền núi Ba Tơ để truy tìm nguyên nhân gây bệnh viêm da lạ.
Hiện tại, Bộ Y tế đã gửi đi 100 mẫu bệnh phẩm sang các trung tâm nghiên cứu của Nhật Bản để phân tích. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã vào cuộc.
Tính từ tháng 10/2011 đến nay, Bộ Y tế đã cử 15 đoàn với 200 lượt chuyên gia, cán bộ y tế về huyện Ba Tơ để khảo sát, điều tra, lấy mẫu đất, nước, thực phẩm, không khí, máu, tóc, da… để xét nghiệm. Cán bộ y tế cũng tổ chức chiến dịch vệ sinh và phun hóa chất xử lý môi trường, diệt côn trùng tập huấn, hướng dẫn phác đổ chẩn đoán và điều trị cho y tế các tuyến.
Theo thống kê của Trung tâm y tế huyện Ba Tơ, tính đến nay ghi nhận khoảng 240 lượt bệnh nhân mắc bệnh viêm da lạ nhập viện, trong đó 23 người đã tử vong. 34 trường hợp trốn viện hoặc điều trị chưa ổn định nhưng không chịu tiếp tục chữa bệnh, trong đó 2 bệnh nhân rất nặng đều có biểu hiện xơ gan.
Theo vietbao
Bệnh lạ ở Quảng Ngãi: Vẫn bế tắc
Thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay đến nay đã có 22 trường hợp mắc bệnh lạ (hội chứng viêm dày sừng da bàn tay, bàn chân) tử vong.
Nếu bệnh nhân tiếp tục tăng mà chưa tìm được căn nguyên gây bệnh, có thể sẽ tính tới biện pháp di dời 1.408 người dân xã Ba Điền, vùng chiếm trên 90% bệnh nhân mắc bệnh lạ cho đến nay.
Trao đổi với PV về lý do số bệnh nhân mắc hội chứng viêm dày sừng da bàn tay bàn chân nặng, tử vong ngày càng tăng, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, nói:
- Trong số những trường hợp tử vong thời gian qua, có bệnh nhân ở nhà mà không đến bệnh viện điều trị quá lâu, khi đến bệnh viện thì bệnh đã ở giai đoạn rất nặng, có trường hợp mắc hội chứng viêm dày sừng da bàn tay bàn chân trên nền ung thư gan hoặc khi đến bệnh viện đã suy đa phủ tạng, nhiễm độc... Có nhiều yếu tố văn hóa, xã hội, tập quán dẫn đến hiện tượng bệnh nhân mắc hội chứng viêm dày sừng da bàn tay bàn chân không chịu đến bệnh viện, thậm chí trong số trường hợp đã đến bệnh viện có tới 33 người trốn viện về nhà.
Một bệnh nhân mắc bệnh tắm rửa tại suối Ranh - nguồn nước sinh hoạt của nhiều người dân làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi
Cuối tháng 5 vừa qua một trường hợp nữ bệnh nhân rất nặng, được chuyển ra điều trị tại Bệnh viện T.Ư Huế, các bác sĩ đã hội chẩn và điều trị tích cực, nhưng đến khi bệnh nhân tạm ổn định thì chị ấy lại đòi về địa phương điều trị. Chúng tôi xác định ngành y tế phải phối hợp với chính quyền địa phương, với già làng để thuyết phục bệnh nhân điều trị chứ bác sĩ không có quyền cưỡng chế họ.
* Còn hiện tượng bệnh nhân tái phát rất nhiều, thưa ông? Có phải do điều trị chưa triệt để hay do yếu tố nhiễm độc ngay tại địa phương?
- Hiện tượng bệnh nhân tái phát nhiều tôi cho là một câu hỏi mà các nhà nghiên cứu cần quan tâm. Những trường hợp tái phát đều đã được điều trị khỏi hoặc điều trị ổn định, nhưng khi quay lại cộng đồng lại tái phát bệnh, tuy chưa tìm được nguyên nhân cụ thể nhưng yếu tố môi trường sống tại địa phương là vấn đề rất cần lưu ý. Mới đây khi họp hội đồng chuyên môn điều trị bệnh lạ, đã có những giả thiết được đưa ra như di dời dân cư vùng trọng điểm bệnh lạ. Nhưng giả thiết này cần được xem xét thật kỹ vì thay đổi cả môi trường sống, tập quán, nhiều thói quen của cả cộng đồng lớn đến trên 1.400 người là rất khó, gần đây mới chỉ đưa họ đi chữa bệnh họ còn không chịu. Phải chi đây là một quần thể nhỏ thì di dời hiệu quả hơn.
* Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả công tác can thiệp thời gian qua? Chúng ta đã có rất nhiều đoàn, nhiều hoạt động, nhưng có ý kiến là "đoàn đến, đoàn đi, bệnh vẫn tăng"?
- Trong ngành y có nhiều căn bệnh khó, trước đây đã có thời kỳ bà con coi bệnh phong, bệnh lao... thuộc tứ chứng nan y, nay nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, các bệnh này đều đã được điều trị hiệu quả. Nhưng quy luật lại xuất hiện thêm những căn bệnh chưa tìm được phương thức điều trị đặc hiệu như ung thư, HIV, các bệnh có căn nguyên do virút...
Với căn bệnh này, nhiều yếu tố trong hội chứng đã điều trị được, có những bệnh nhân đã khỏi hoặc đỡ bệnh, nhưng cũng có yếu tố chưa giải thích được căn nguyên, như cùng căn bệnh này thì năm 2011 chưa xuất hiện thể bệnh nặng, rất nặng, nay đã có những thể này và hướng dẫn điều trị cập nhật đã bổ sung biện pháp điều trị trong tình huống bệnh nhân suy đa phủ tạng, bội nhiễm, nhiễm trùng, phải lọc máu hoặc hồi sức toàn diện. Chúng tôi đã lấy các mẫu sinh thiết gan, tóc... bệnh nhân gửi các labo khác nhau để hỗ trợ tìm nguyên nhân. Nhưng cũng rất khó khăn vì ngay ở nước ngoài cũng chưa thấy có ai nói từng điều trị cho bệnh nhân mắc loại bệnh tương tự.
* Trong tình huống mọi thứ đều rất khó, như ông nói, tới đây sẽ thực hiện phương án nào để khống chế căn bệnh lạ trong tình huống số mắc, số tử vong vẫn không ngừng tăng lên?
- Bộ Y tế đã giao các bệnh viện đầu ngành như T.Ư Huế, Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 TP.HCM điều trị bệnh nhân nặng. Ngày 4-6 Bệnh viện Bạch Mai đã cử một số bác sĩ giỏi và ngày 12-6 sẽ có thêm một đoàn chuyên gia đầu ngành vào Quảng Ngãi chi viện. Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng đang xây dựng một kế hoạch tổng thể để giảm tử vong và điều trị cho bệnh nhân. Chúng tôi đã tập hợp tất cả bệnh án của bệnh nhân tử vong để rút kinh nghiệm trong điều trị, trong tình huống có thêm những yếu tố mới được phát hiện, phác đồ điều trị sẽ được cập nhật ngay.
Hôm nay 7/6, hội thảo về điều trị bệnh nhân bệnh lạ ở Quảng Ngãi
Thông tin từ Bộ Y tế ngày 6/6 cho biết một hội thảo chuyên đề về điều trị cho bệnh nhân bệnh lạ sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng vào hôm nay, 7/6. Hội thảo có sự tham gia của đại diện các bệnh viện đã tham gia điều trị cho bệnh nhân mắc chứng bệnh này trong hơn một năm qua, bao gồm Bệnh viện Da liễu T.Ư, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, Bệnh viện phong Quy Hòa, Bệnh viện T.Ư Huế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), tập trung rút kinh nghiệm về điều trị cho bệnh nhân.
Theo báo cáo của Sở Y tế Quảng Ngãi, hiện còn 27 bệnh nhân mắc hội chứng viêm dày sừng da bàn tay bàn chân đang được điều trị tại các bệnh viện, trong đó có 11 bệnh nhân nặng.
Theo Lan Anh (Tuổi Trẻ)
Tranh chấp lãnh hải: Trung Quốc làm căng, nhưng sẽ không dùng vũ lực? Trang web Chính sách đối ngoại của Mỹ mới đây có bài bình luận, châu Á hiện đang diễn ra một cuộc chạy đua vũ trang chưa từng có. Cuộc chạy đua vũ trang này không chỉ làm tình hình khu vực thêm căng thẳng, mà còn đang khiến cho khoảng cách về kinh tế giữa các nước ngày càng gia tăng. Năm...