Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Thái Hà: Người “chiến sĩ áo trắng” tâm đức sáng, nghiệp vụ sâu
Tôi gặp bác sĩ Vũ Thái Hà, Trưởng khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc – Bệnh viện Da liễu Trung ương, vào một ngày cuối tháng Hai. Đó là một cuộc gặp để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng…
Dù bận rộn với công tác quản lý và hàng dài danh sách khách hàng đang chờ tới lượt khám và điều trị, người bác sỹ ấy vẫn khiến tôi cảm nhận được một sự gần gũi, cởi mở đến thân tình trong cách trò chuyện. Trong anh, dường như có một nguồn năng lượng sống vô tận. Có lẽ, đó là động lực, là khởi điểm quan trọng khiến anh luôn tìm thấy niềm say mê trong công việc. Dù công việc ấy, công việc của một bác sĩ chuyên ngành da liễu cũng như thẩm mỹ nội khoa da liễu, vô cùng vất vả cũng như đòi hỏi phải có sự kiên trì, tỉ mỉ và phải cẩn trọng đến từng chi tiết.
Bác sĩ Vũ Thái Hà – Trưởng khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc – Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Trong chia sẻ đầy thân tình với tôi, Vũ Thái Hà cho biết anh sinh năm 1975 trong một gia đình công nhân viên chức tại Hà Nội. Từ những năm tháng ấu thơ đến khi trưởng thành, anh thường được nghe bác mình, một thầy lang có tiếng của vùng đất Kinh kỳ, kể chuyện cứu người, kể về niềm hạnh phúc khi khám chữa thành công cho mỗi bệnh nhân. Để rồi từ đó, tình yêu nghề y hình thành trong anh như mầm sống. Mầm sống ấy lớn lên theo năm tháng. Và đến khi rời mái trường phổ thông, Vũ Thái Hà ở tuổi 18 quyết định theo nghề y, một nghề chứa đầy gian truân nhưng cũng nhiều hạnh phúc.
Quyết định này của chàng thanh niên họ Vũ thời gian đầu đã vấp phải sự phản đối của bố mình, bởi ông tâm niệm cho rằng, theo học ngành y sẽ mất nhiều năm “dùi mài kinh sử”, mà ra trường… lại khó xin việc. Trong khi đó, với sức học khá của con trai, ông tin rằng những ngã rẽ khác như: Bách khoa, xây dựng, ngân hàng,… con trai dư sức chinh phục, lại rộng đường thỏa sức thênh thang. Nhưng chàng trai tuổi 18 năm ấy đã cố gắng chứng minh cho bố mình thấy quyết định của mình là đúng đắn, bởi lựa chọn ngành y được đúc kết từ tình thương yêu kính trọng hết lòng của anh với người bà yêu quý. Anh kể rằng, bà nội là người luôn ở trong trái tim anh, bà đã cho anh cả một trời tuổi thơ đầy thương mến. Những năm bé thơ, khi chứng kiến bà nội phải đau đớn vật lộn với những căn bệnh ngoài da, cậu bé Thái Hà đã đau đáu ước muốn “phải trở thành bác sỹ, phải chữa được bệnh cho bà, và chữa bệnh cho những người thân yêu quanh mình”.
Những mơ ước bé thơ cứ thế lớn dần theo năm tháng, đến năm 1992, Vũ Thái Hà chọn thi vào trường y và ước mơ ngày nào đã thành sự thật: Anh đã trở thành sinh viên Đại học Y Hà Nội niên khóa 1992 – 1998. Niềm vui nhập trường vừa tới, cũng là lúc nỗi lo về học phí và những trang trải của trang đời sinh viên ùa về. Với bản tính rắn rỏi, mạnh mẽ và tự lập, Vũ Thái Hà đã bươn chải đủ công việc khác nhau để có tiền nộp học. Anh kể rằng, sau này đã có lúc anh tự vấn bản thân, hỏi rằng chương trình học ở trường Đại học Y Hà Nội ngày ấy là khá nặng, đối với nhiều sinh viên, việc theo kịp chương trình học đã là cả một sự cố gắng. Vậy mà mình làm được, mình cũng không hiểu mình lấy đâu ra ngần ấy năng lượng để vừa học, vừa làm. Anh hóm hỉnh vậy thôi, nhưng tôi biết, câu chuyện của bác sỹ là cả một câu chuyện về nghị lực, thứ nghị lực mà không phải ai vào tuổi ấy, đều có thể làm được.
Sau khi tốt nghiệp đại học, bác sĩ Vũ Thái Hà công tác tại Đại học Y Hà Nội, đảm trách vị trí giảng viên bộ môn da liễu. Cũng thời gian này, anh trở thành bác sỹ da liễu tại khoa Laser – Phẫu thuật bệnh viện Da liễu Trung ương.
Video đang HOT
Hiện nay, bác sĩ Vũ Thái Hà đang giữ chức Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc – Bệnh viện Da liễu Trung ương. Dù vô cùng bận rộn với hai cương vị giảng viên và bác sĩ, tuy nhiên bác sĩ Vũ Thái Hà nói rằng mình càng học y càng đam mê và say mê nghiên cứu.
Sau khi tốt nghiệp đại học, công tác tại Đại học Y Hà Nội, từ năm 2003 đến nay, anh tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng khoa học trong giảng dạy, chẩn đoán và điều trị bệnh. Năm 2009, bác sĩ Vũ Thái Hà quyết định mở rộng thêm vốn kiến thức chuyên ngành của mình bằng cách trở thành thực tập sinh tại khoa Da liễu Bệnh viện Bichat – Claude Bernard (Paris, Pháp) với việc tiếp cận các kỹ thuật tiên tiến trong điều trị các bệnh da liễu, u lympho, bệnh về tóc, bệnh về móng. Năm 2011, bác sĩ tiếp tục trở thành thực tập sinh tại khoa Da liễu Bệnh viện Sant Louis (Paris, Pháp) để củng cố thêm chuyên môn của mình.
Sau bao năm miệt mài học tập và nghiên cứu, giảng dạy với chuyên ngành da liễu, hiện nay bác sĩ Thái Hà đã trở thành một bác sĩ giàu kinh nghiệm và cũng là một bác sĩ giàu y đức. Nói về chuyên ngành điều trị của mình, bác sĩ Vũ Thái Hà cho biết: Bệnh về da ở Việt Nam rất đa dạng, có thể thấy ai cũng có thể có vấn đề về da. Trong khi đó, trình độ hiểu biết về chăm sóc da của chúng ta rất hạn chế. Chưa kể đến việc, môi trường ô nhiễm ngày càng phát sinh nhiều bệnh về da, trong đó có không ít bệnh phức tạp như vảy nến, lupus ban đỏ, xơ cứng bì…Cùng với đó là việc các thẩm mỹ viện, spa đang “làm thay” công việc của bác sĩ. Đó là những thực trạng đáng báo động trong xã hội ta ngày nay. Do đó, bác sĩ Vũ Thái Hà và các bác sĩ của Bệnh viện Da liễu TW khuyến cáo, bệnh nhân cần cẩn trọng trước những quảng cáo về chăm sóc da do các bên không có chuyên môn đưa ra. Cần đến khám và điều trị tại các cơ sở điều trị về da uy tín để có các liệu trình chăm sóc da phù hợp nhất, tránh các biến chứng có thể gây những hậu quả khó lường.
Là bác sĩ chuyên khoa da liễu với kiến thức chuyên môn sâu qua gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề và quá trình không ngừng phấn đấu bổ sung kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực da liễu và thẩm mĩ nội khoa, bác sĩ Thái Hà là cái tên đầy uy tín trong nghề. Nhắc đến bác sĩ Thái Hà, không chỉ các đồng nghiệp tại bệnh viện Da liễu Trung ương mà rất nhiều khách hàng từng được anh thăm khám, điều trị đều dành những lời tốt đẹp, dành sự kính trọng, nể phục cho người bác sĩ đầy tài năng này.
Bác sĩ Thái Hà có lẽ không thể nhớ nổi đã chăm sóc cho bao nhiêu người, “sửa sai” cho bao nhiêu ca tai biến về làm đẹp cho bệnh nhân và giúp bao nhiêu người xua tan mọi lo lắng về làn da, khuôn mặt để sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo bằng những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất và an toàn nhất. Chỉ biết rằng, ngày ngày bác sĩ vẫn cùng các đồng nghiệp tại Bệnh viện Da liễu TW miệt mài chăm sóc người bệnh bằng những cử chỉ ân cần và bằng cả những lời động viên an ủi. Để làm được những việc tưởng chừng như giản đơn ấy, rất cần cái tâm của người thấy thuốc.
Bác sĩ cho biết, nghề y là nghề gắn liền với cái tâm, nó đòi hỏi mình phải đặt y đức lên hàng đầu. “Tôi luôn tâm niệm rằng, những gì mình làm đều xuất phát từ đam mê, phải có đam mê, và phải có khát vọng hướng tới những điều tốt đẹp, nhân văn… Tôi mong rằng, xung quanh chúng ta sẽ luôn có nhiều tấm lòng “Thầy thuốc như mẹ hiền” để chung tay xây dựng một xã hội khỏe mạnh”, bác sĩ Thái Hà chia sẻ. Bác sỹ cũng mong muốn được chung tay cùng tập thể các y bác sĩ ngành da liễu hoàn thành sứ mệnh thầy thuốc và đưa ngành Da liễu Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới.
Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, kính chúc bác sĩ luôn mạnh khỏe, nhiệt huyết, luôn thấm nhuần lời dạy “Lương y phải như từ mẫu” bằng thái độ làm việc nghiêm túc, tận tâm, hết lòng, để luôn được bệnh nhân và đồng nghiệp tin yêu, quý trọng bởi tài năng và đức độ của một lương y có tâm với nghề.
Nguyễn Hạnh
Theo Dân trí
"Bệnh lạ" ở Quảng Ngãi không lạ như đồn đại
Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết "bệnh lạ" mà nhiều người vẫn nói ở tỉnh Quảng Ngãi thực ra không có gì lạ mà chỉ là bệnh hiếm gặp.
Chia sẻ bên lề hội thảo khoa học chuyên ngành da liễu mới đây, PGS-TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết thời gian qua, với sự ứng dụng nhiều kỹ thuật, phát triển chuyên môn, bệnh viện đã chẩn đoán ra nhiều bệnh da hiếm gặp người dân vẫn tưởng là "bệnh lạ".
Đơn cử, bệnh dày sừng ở Quảng Ngãi mà nhiều người vẫn gọi là "bệnh lạ" thực tế nguyên nhân gây bệnh do phong tục tập quán ăn gạo mốc lại trên cơ địa người thiếu vi chất của những người dân. "Với chuyên ngành da liễu, "bệnh lạ" thực chất là bệnh ít gặp, hiếm gặp, bệnh điều trị khó. Chẳng hạn với bệnh lý khô da sắc tố di truyền, chỉ có thể điều trị giảm triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng, tử vong còn không thể khỏi hoàn toàn nhưng với việc chẩn đoán đúng bệnh và điều trị sớm cũng giúp người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn" - PGS Thường nói.
Theo giới chuyên môn, phần lớn bệnh da liễu đều gây khó chịu, ngứa, đau, lở loét, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh cũng như cuộc sống, sinh hoạt, học tập, lao động... Dù tỉ lệ tử vong của bệnh da liễu thấp hơn so với một số chuyên khoa khác nhưng vẫn có một số bệnh như nhiễm độc dị ứng, đỏ da, viêm đa khớp, viêm da mủ có biến chứng, vẩy nến, lupus, phong thể nhiều vi khuẩn, giang mai trẻ em nặng, có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế suốt đời.
Trước đó, tại tỉnh Quảng Ngãi, cơ quan chức đã phát hiện nhiều người dân bị hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân với những biểu hiện như trên bàn tay, bàn chân xuất hiện các vết sừng thâm tím...
Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân xuất hiện ở một số huyện miền núi Quảng Ngãi từng gây hoang mang cho người dân địa phương với tên gọi "bệnh lạ" vì suốt thời gian dài ngành y tế không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân đều có chung triệu chứng dày sừng, nứt nẻ bàn tay, bàn chân, chỉ số men gan tăng cao gấp 4 - 5 lần, thậm chí có bệnh nhân tăng tới 10 - 20 lần mức bình thường. Nhóm tuổi mắc bệnh xuất hiện nhiều ở nhóm 15 - 29. Qua quá trình thu thập chứng cứ, các bệnh nhân mắc mới hoặc tái phát mắc "bệnh lạ" là do ăn gạo ẩm, mốc, vón cục có độc tố nấm aflatoxin.
Theo thống kê của Sở Y tế Quảng Ngãi, được phát hiện từ năm 2011 hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân đã khiến 26 người đã tử vong. Bệnh tập trung ở xã Ba Điền, huyện Ba Tơ.
Người nước ngoài và Việt kiều thích đến Việt Nam làm đẹp
Tại hội thảo khoa học điều trị và chăm sóc một số khiếm khuyết da vùng mặt, các bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực da liễu cho biết cùng với việc điều trị các bệnh lý ngoài da thì xu hướng làm đẹp, thẩm mỹ của người Việt ngày càng tăng lên, chiếm 25- 30% tổng số bệnh nhân khám chữa bệnh. Cùng đó, tại các cơ sở y tế chuyên khoa về da liễu, số lượng bệnh nhâ, khách hàng người nước ngoài, bà con việt kiều đến Việt Nam chữa trị các bệnh về da, thẩm mỹ và làm đẹp ngày càng tăng, đặc biệt là dịp cuối năm. Lý do là chi phí làm đẹp ở Việt Nam rẻ hơn nước ngoài rất từ 10- 30 lần trong khi chất lượng tương đương với nhiều nước trong khu vực.
D.Thu
Theo Người lao động
Nghị lực phi thường của bác sĩ trẻ Là một bác sĩ trẻ tâm huyết, say mê với nghề, nhiều triển vọng trong công việc, nhưng bác sĩ Ngô Việt Hưng (Bệnh viện Nhi Thanh Hóa) lại bất ngờ phát hiện mắc căn bệnh ung thư quái ác. Không để bệnh tật đánh gục mình, anh biến nỗi đau trở thành động lực, hàng ngày vẫn tận tụy với công việc,...