Tiêm vaccine phòng Covid-19 có nguy cơ gây vô sinh không?
Theo các chuyên gia hiện chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy việc tiêm vaccine phòng Covid-19 có thể gây vô sinh ở cả nam giới và nữ giới.
Theo PGS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương virus SARS-CoV-2 xuất hiện mới được 2 năm, vaccine cũng mới được tiêm hơn một năm, vaccine trên trẻ em cũng mới được triển khai tiêm. Những dữ liệu ban đầu trên thế giới chưa thấy có ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, sức khỏe sinh sản.
Thành phần mRNA của virus trong vaccine Pfizer và Moderna chỉ vào bào tương, tương tác với tế bào miễn dịch tạo ra các protein gai, protein tương tác hệ miễn dịch tạo ra kháng thể. Thành phần này không đi vào nhân tế bào, không ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể, không ảnh hưởng đến ADN làm ảnh hưởng đến tế bào.
Ảnh minh họa: Tố Linh.
Chung quan điểm này, PGS.TS Dương Thị Hồng , Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, thành phần mRNA của vaccine hoàn toàn không có tương tác với ADN của người, do đó không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gen và ảnh hưởng về lâu dài như bệnh ung thư hay gây vô sinh.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cũng khẳng định hiện không có bằng chứng cho thấy các thành phần vaccine hoặc kháng thể được tạo ra sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 có thể gây ra bất kỳ vấn đề nào với việc mang thai hiện tại hoặc trong tương lai.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy không có sự khác biệt nào về tỷ lệ mang thai thành công giữa những phụ nữ có kháng thể từ vaccine phòng Covid-19 hoặc nhiễm Covid-19 gần đây và những phụ nữ không có kháng thể.
Video đang HOT
Tương tự, theo CDC Hoa Kỳ, hiện tại cũng không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vaccine nào, bao gồm cả vaccine Covid-19, gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản của nam giới.
Một nghiên cứu nhỏ gần đây trên 45 nam giới khỏe mạnh được tiêm vaccine mRNA Covid-19 (tức là Pfizer-BioNTech hoặc Moderna) đã xem xét các đặc điểm của tinh trùng, như số lượng và chuyển động, trước và sau khi tiêm chủng. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy thay đổi đáng kể nào trong các đặc điểm của tinh trùng này sau khi tiêm chủng.
Sốt do bệnh có liên quan đến việc giảm sản xuất tinh trùng ở nam giới khỏe mạnh trong thời gian ngắn. Mặc dù sốt có thể là một tác dụng phụ của việc tiêm vaccine Covid-19, nhưng hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy sốt sau khi tiêm vaccine Covid-19 ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng.
Điều cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi con tiêm vaccine phòng Covid-19
Sau tiêm vaccine Covid-19, trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm 30 phút, tiếp tục theo dõi 28 ngày sau. Đặc biệt, trong 3 ngày đầu cha mẹ cần theo dõi con sát, trẻ tránh chạy nhảy, thể thao quá mức.
Từ tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi. Theo đó, sẽ ưu tiên tiêm trước tại vùng đang có dịch, bị giãn cách xã hội thời gian dài, đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn... Vaccine sẽ tiêm trước cho trẻ 16-17 tuổi, sau đó hạ dần độ tuổi.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết phản ứng sau tiêm vaccine ở trẻ 12-17 tuổi hoàn toàn tương tự như người lớn. Sau tiêm, trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm 30 phút, tiếp tục theo dõi 28 ngày sau tiêm đặc biệt là trong vòng 7 ngày đầu. Lưu ý, trong vòng 3 ngày đầu sau tiêm luôn có người hỗ trợ 24/24 (bố mẹ, người giám hộ...). Đồng thời, trẻ cần tránh vận động mạnh.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Ảnh: Trần Minh).
Hiện nay, trên thế giới có 36 quốc gia triển khai việc tiêm vaccine cho trẻ em là loại vaccine tương tự như loại Việt Nam cho phép sử dụng. Trong đó có 19 nước ở châu Âu như Anh, Pháp, Ý, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ba Lan... ; 6 quốc gia ở châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada, Brazil... Đối với khu vực châu Á, các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Australia, New Zealand cũng đã tiến hành tiêm vaccine cho trẻ.
"Vaccine tiêm cho trẻ ở nước ta là vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, được sử dụng tiêm ở nhiều quốc gia khác nhau. Do đó, các bậc phụ huynh yên tâm đưa con mình đi tiêm để phòng ngừa Covid-19", TS Hồng nhấn mạnh.
Về phản ứng phụ sau tiêm là viêm cơ tim, TS Hồng cho biết một phản ứng rất hiếm gặp, không mong muốn cũng đã được ghi nhận ở một số nước là viêm cơ tim. Tuy nhiên, số liệu này rất hiếm gặp. Sau tiêm vaccine, cùng với việc trẻ hoạt động mạnh làm tăng thêm áp lực cho tim, biểu hiện viêm cơ tim trở nên trầm trọng hơn. Cũng vì thế, trong 3 ngày đầu sau tiêm trẻ không nên chạy nhảy, hoạt động thể thao quá mức.
"Thống kê trên thế giới cho thấy viêm cơ tim xảy ra nhiều hơn ở mũi thứ 2, ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái có thể gấp từ 6 đến hơn 10 lần, tùy từng nghiên cứu và ở các quốc gia khác nhau. Số liệu này chỉ là số liệu ban đầu vì hiện mới có trên 36 quốc gia sử dụng vaccine Pfizer tiêm cho trẻ, và cũng mới sử dụng vài tháng gần đây", TS Hồng nói.
PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết thêm bản thân ông chưa thấy có dữ liệu về tử vong ở trẻ do viêm cơ tim sau tiêm vaccine. Đây là điều cần lưu ý. Dù phản ứng phụ này xảy ra với tỷ lệ thấp nhưng Bộ Y tế cũng mời chuyên gia đến để tập huấn cho các địa phương để làm thế nào để nhận biết sớm nhất các dấu hiệu của viêm cơ tim, viêm ngoài màng tim.
"Chẳng hạn, cha mẹ cần chú ý khi thấy con mệt, nhịp tim nhanh..., triệu chứng muộn hơn là huyết áp thấp. Dù vậy, các gia đình không cần quá lo lắng, trong quá trình tiêm và sau tiêm theo dõi con cẩn thận", TS Điển nhấn mạnh.
TPHCM là địa phương đầu tiên triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ (Ảnh: Hải Minh).
Về lo ngại việc tiêm vaccine gây biến đổi gen, TS Hồng cho biết vaccine sử dụng tiêm phòng cho trẻ là vaccine Pfizer và Moderna đã được phê duyệt có thành phần mRNA của virus hoàn toàn không có tương tác với ADN của người. Do đó, việc tiêm vaccine không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gen, hay ảnh hưởng về lâu dài đến sức khỏe sinh sản (rối loạn vô sinh) hay ung thư như các phụ huynh đang lo lắng.
"Cho đến nay chúng tôi chưa nhìn thấy mối liên quan giữa việc sử dụng vaccine và sức khỏe của trẻ. Tiêm vaccine là một biện pháp phòng bệnh bền vững, phòng bệnh chủ động", TS Hồng nhấn mạnh.
Các phản ứng sau tiêm vaccine Pfizer có thể xảy ra gồm:
- Phản ứng rất phổ biến (trên 10%) như đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm.
- Phản ứng phổ biến (từ 1/100 đến dưới 1/10): buồn nôn, mẩn đỏ chỗ tiêm.
- Phản ứng không phổ biến ( 1/1.000 đến
- Hiếm ( 1/10.000 đến
- Phản ứng phản vệ sau tiêm vaccine là rất hiếm gặp.
- Tai biến nặng sau tiêm như viêm cơ tim... rất hiếm gặp.
TP.HCM sắp tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho người có nguy cơ cao Theo kế hoạch, TP.HCM tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho một số trường hợp có nguy cơ cao vào tháng 11 và 12. Thông tin này được TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết tại Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch Covid-19 của ngành y tế thành phố, diễn ra vào chiều 30/10....