Tiêm thuốc căng da mặt: Nguy cơ hỏng thị lực
Nhiều người vì muốn khuôn mặt trẻ trung, mịn màng chạy đua với thời gian nên đã không ngại bỏ ra khoản tiền lớn tiêm thuốc làm căng da mặt. Nhưng họ lại bỏ qua “tác dụng phụ” của việc làm đẹp này…
Tiêm chất làm đầy vào vùng trán có thể gây mù mắt
Các nhà nghiên cứu chỉ rõ: “Tất cả chất được tiêm với áp lực cao vào vùng mắt -mặt, kể cả vùng trán, đều có thể dẫn tới tắc động mạch trung tâm, động mạch võng mạc, hay tuần hoàn thể mi sau. Các bệnh nhân đều có hình ảnh X-quang bất thường ở màng mạch và động mạch võng mạc. Tắc động mạch mắt là tác dụng phụ hiếm gặp của phương pháp điều trị này, nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu tiêm vào vùng có nhiều cầu nối mạch máu (nhất là vùng quanh hốc mắt)”.
3 trường hợp bị mất thị lực
Tạp chí Nhãn khoa Hội Y học Mỹ cũng vừa công bố 3 trường hợp mù hoặc mất thị lực gần như hoàn toàn ở những bệnh nhân được tiêm chất làm đầy (filler) để căng da mặt.
Video đang HOT
Cả ba bệnh nhân đều bị tắc động mạch võng mạc trung tâm ngay sau khi tiêm một mũi thuốc. Mũi tiêm được thực hiện ở vùng trán, không phải vị trí được phép dùng thuốc làm đầy, tuy nhiên vùng này vẫn thường được dùng một cách không chính thức. Bác sĩ M.Carle ở California (Mỹ) và các đồng nghiệp đã mô tả 3 trường hợp tai biến xảy ra liên tiếp trong vòng một năm gần đây.
Trường hợp thứ nhất, một phụ nữ khỏe mạnh ngoài 60 tuổi bị mất thị lực trầm trọng cùng ngày được tiêm một mũi mỡ tự thân vào vùng trên của trán. Chụp động mạch cản quang phát hiện bất thường ở màng mạch và các tiểu động mạch.
Trường hợp thứ hai, nam thanh niên khỏe mạnh gần 40 tuổi bị mất thị lực ngay sau ngày tiêm chất làm đầy axit hyaluronic. Chụp động mạch cản quang phát hiện anh ta bị tắc tuần hoàn võng mạc ở mắt trái. Sau một năm, thị trường (khoảng không gian mà mắt bao quát được khi nhìn cố định vào một điểm) ở mắt trái vẫn không hồi phục.
Trường hợp thứ ba, một phụ nữ khỏe mạnh khoảng 45 tuổi cũng bị sự cố vào ngày tiêm collagen bò và polymethylmethylacrylate microspheres vào nếp nhăn trán. Sau thủ thuật, bệnh nhân không thể nhìn bằng mắt phải. Chụp cản quang động mạch phát hiện các nốt lốm đốm ở một số tĩnh mạch gần của mắt phải. Hai ngày sau bà vẫn chỉ có phản ứng tối thiểu với ánh sáng, mặc dù đã được điều trị tích cực ngay sau khi tiêm.
Hiện tượng hiếm gặp
Bác sĩ Carle nhận định: “Đây là hiện tượng vô cùng hiếm gặp. Nguy cơ là rất thấp nhưng không phải bằng không. Một số vùng trên khuôn mặt được sử dụng nhiều trong thẩm mỹ lại rất giàu mạch máu. Toàn bộ vùng quanh mắt được cho là có thể gây ra biến chứng này”. Theo bác sĩ Carle, cơ chế của hiện tượng này là dòng chảy ngược. Khi thực hiện mũi tiêm với áp lực cao, chất được tiêm đi vào mạch cảnh ngoài với lực đủ mạnh để chảy ngược vào mạch cảnh trong và tới mắt.
Các tác giả khuyến cáo khi thảo luận với bệnh nhân về thủ thuật tiêm thuốc làm đầy. Họ cũng khuyên rằng, bác sĩ cần bổ sung nguy cơ bị mù hay giảm thị lực đáng kể vào danh sách biến chứng có thể xảy ra.
Số liệu của Hội Phẫu thuật Tạo hình Mỹ cho thấy, hơn 2,32 triệu mũi tiêm thuốc làm đầy mô mềm đã được thực hiện trong năm 2013, cao hơn so với con số 1,9 triệu của năm 2012 và 683.000 của năm 2000.
Theo V. Nguyễn-T.T
An ninh thủ đô
Nghiên cứu mới giúp người mù sáng mắt trở lại
Viện nghiên cứu mắt tại Massachusetts (Mỹ) cho biết, công trình của họ có thể giúp đảo ngược (người mù sẽ sáng mắt trở lại) được nguyên nhân hàng đầu gây mù mắt ở người.
Ảnh minh họa: Internet
Đây là nghiên cứu mang tính chất đột phá tế bào gốc đã giúp họ lần đầu tiên tái tạo thành công giác mạc từ tế bào gốc của một người trưởng thành.
Thành tựu khoa học này sẽ mang hy vọng đến cho những bệnh nhân bị bỏng, tổn thương hóa chất và những người mắc bệnh mắt. Họ đã tìm ra một cách thúc đẩy sự phát triển trở lại của mô giác mạc người để khôi phục thị lực, sử dụng một phân tử có tên gọi ABCB5, đóng vai trò như chỉ điểm của các tế bào gốc vùng rìa giác mạc rất khó phát hiện.
Trong nghiên cứu, các chuyên gia đã dùng các kháng thể nhận diện ABCB5 "chỉ điểm" các tế bào gốc cần thiết trong mô từ những người hiến tặng đã chết và sử dụng chúng để tái phát triển giác mạc người "chuẩn" về mặt giải phẫu và đầy đủ chức năng ở chuột.
Tiến sĩ Bruce Ksander, đồng tác giả nghiên cứu, giải thích: "Các tế bào gốc rìa giác mạc rất hiếm và việc cấy ghép thành công phụ thuộc vào những tế bào hiếm này. Khám phá của chúng tôi hiện khiến cho việc khôi phục bề mặt giác mạc trở nên dễ dàng hơn. Đây là một ví dụ tốt về nghiên cứu cơ bản có thể nhanh chóng được ứng dụng".
Theo SKDS
Chốc lở vào mùa: Mẹ chủ quan, con mù mắt Dựa vào quan niệm "Trẻ con đứa nào chả rôm sảy, mụn nhọt", chốc lở đã lập lờ dưới nhiều dạng bệnh viêm da đơn giản khác để gây nhiễm trùng nguy hiểm cho bé. Ảnh minh họa: Internet Con nhiễm trùng, mẹ tưởng bị nóng "Trời nóng, con bé bị rôm sảy, quấy khóc quá, rôm to bằng đầu ngón út khiến...