Tía tô và bài thuốc “cứu người khỏi tử thần” mà ai cũng nên biết
Tía tô dù là loại cây gia vị dân dã nhưng lại là vị thuốc “trứ danh” trong Đông y được thần y Hoa Đà phát hiện.
1. Mô tả:
Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens, còn có tên gọi khác là tử tô, tử tô ngạnh… là một trong số 8 loài cây tía tô thuộc họ hoa môi, giống như húng.
Tía tô là loại cây thảo, cao 0.5 – 1m, lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi 2 mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám.
Hoa tía tô nhỏ mọc thành chuỗi dài ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa.
Quả tía tô là dạng quả bế, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông.
Loài tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao hơn.
2. Dược tính:
Đông y cho rằng tía tô có vị cay, tính ấm, đi vào các kinh tâm và phế, làm thoát mồ hôi, hạ khí, tiêu đờm.
Lá tía tô có tác dụng chữa hắt hơi, sổ mũi do viêm long đường hô hấp trên (cảm mạo), sốt, ho, bí mồ hôi, giúp tiêu hóa. Lá non được sử dụng làm gia vị, thái sợi nhỏ cho vào cháo nấu với thịt nạc băm nhỏ làm thuốc giải cảm, bí mồ hôi.
Cành tía tô có tác dụng an thai.
Quả tía tô có tác dụng chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.
Trường hợp không có sẵn các bộ phận thì có thể dùng thay thế cho nhau cũng được.
3. Từ vị thuốc giải độc do Hoa Đà phát hiện
Có lẽ, cũng không ít người biết về câu chuyện truyền thuyết “Hoa Đà và con rái cá”. Dựa vào câu chuyện này, có thể coi Hoa Đà là người đầu tiên phát hiện ra công dụng kỳ diệu của loại cây này.
Tương truyền trong một lần đi lấy thuốc và ngồi nghỉ bên bờ sông tại một địa phương ở Giang Nam, Hoa Đà nhìn thấy 1 con rái cá đang ăn ngấu nghiến 1 con cua. Lát sau, con rái cá đó ngã xuống, quằn quại đau đớn trên mặt đất.
Tận mắt nhìn thấy con rái cá bị trúng độc, Hoa Đà theo dõi để xem nó có tìm được cách gì để tự giải cứu hay không? Một lát sau, ông thấy con rái cá bò lê đến 1 bụi cây màu tím và ăn lá của cây này, sau đó nó nằm nghỉ 1 lát rồi đứng dậy đi, khỏe mạnh như thường.
Video đang HOT
Thấy vậy, Hoa Đà bèo hái một bó cành lá cây đó đem về tìm hiểu. Ông mày mò nghiên cứu và thấy rằng lá có vị cay, tính ôn do giải được chất độc của cua là thứ sống ở dưới nước, dòng máu lạnh, tính hàn.
Từ đó về sau, Hoa Đà thường dùng lá cây này để giải độc cho những bệnh nhân bị trúng độc, đau bụng do ăn cua bằng cách lấy nước sắc cho bệnh nhân uống. Kết quả nhận được đều rất linh nghiệm. Ông đặt cho cây tên là Tử thư, dần dần tên chuyển thành Tử tô.
Sau này, người ta vẫn dùng tía tô để giải độc cua cá và chữa chứng dị ứng do ăn hải sản. Cách chữa như sau:
- Giải độc do ăn cua cá: Giã nát tía tô vắt lấy nước uống hoặc sắc 10g lá kho lấy nước uống lúc nóng.
Hoặc dùng bài thuốc tử tô giải độc thang gồm: Lá tía tô 10g, Gừng tươi 8g, sinh Cam thảo nước 600ml, sắc còn 200ml uống nóng chia 3 lần trong ngày.
Thường khi ăn ốc, cua hoặc gỏi cá, người ta thường ăn kèm rau sống có lá tía tô để phòng tránh ngộ độc.
- Chữa dị ứng do ăn hải sản hay tiếp xúc lạnh: Lấy 1 nắm lá tía tô giã nát vắt lấy nước cốt uống, bã đắp hoặc chà xát lên nơi bị dị ứng. Lưu ý cần tránh gió và không được dầm nước.
4. Đến vị thuốc cấp cứu người cảm mạo “thần diệu” của dân gian
Cảm mạo (cảm hàn) là chứng bệnh có thể gặp bất kỳ mà ngay cả người khỏe mạnh cũng có thể mắc và mắc vào bất kỳ thời điểm này không thể biết trước mà phòng tránh.
Người bị chứng cảm hàn thường ngất lịm, miệng và tay chân cứng lại, toàn thân lạnh ngắt. Nếu không được sơ cứu và đưa đi cấp cứu ngay thì người bệnh rất dễ tử vong hoặc để lại những biến chứng lâu dài.
Nhân dân ta có một bài thuốc rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu nghiệm, có tác dụng trị triệt để chứng cảm này. Trong bài thuốc này có lấy tía tô làm chủ vị.
Bài thuốc như sau:
Tía tôCúc tầnLá bưởi,Lá tre gaiCây sảKinh giớiNgải cứu mỗi thứ một nắm (khoảng 150g-200g tươi) cho vào nồi nước đun sôi rồi cho bệnh nhân trùm chăn kín để xông.
Nếu bệnh nhân quá nặng thì khi đun xong nước xông có thể lấy ra một bát nước, làm nguội nhanh rồi cạy miệng bón cho bệnh nhân uống cho tỉnh để xông thuốc.
PGS. TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền cho biết, trong đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn.
Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt.
Cháo hành – tía tô cũng là món ăn – vị thuốc dân gian dùng để giải cảm cho những người bị cảm nhẹ.
Theo Tri Thức Trẻ
Ngải cứu - "thảo dược qúy" trong sách cổ - chị em nên học ngay 4 cách dùng hiệu quả nhất
Ngải cứu là loại rau quen thuộc được nhiều người yêu thích dùng trong các món ăn. Tuy nhiên ngải cứu thật sự còn có nhiều công dụng khác không chỉ trong nấu nướng để cải thiện sức khỏe của bạn.
Cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris L. thuộc họ Cúc Asteraceae, trong dân gian còn có thể gọi là thuốc cứu hay cây ngải điệp. Cây ngải cứu mọc rất nhiều ở các vùng quê Việt Nam, với tác dụng hữu ích của nó, nhiều gia đình trồng ngải cứu để chế biến cùng các món ăn hàng ngày.
Lợi ích sức khỏe từ ngải cứu
1. Ngải cứu giúp kháng khuẩn
Theo nghiên cứu y học hiện đại cho thấy cây ngải cứu là một loại thuốc kháng khuẩn, kháng vi rút phổ rộng, có tác động ức chế và giết chết các vi khuẩn và vi rút có hại, phòng ngừa và điều trị các bệnh về đường hô hấp. Lá ngải cứu là phương pháp phòng chống dịch bệnh đơn giản nhất.
2. Ngải cứu dùng để tiêu độc, trị ho
Lá ngải có tác dụng tiêu độc, sát trùng, có thể dùng lá ngải cứu để tắm có tác dụng nhất định đối với cơ thể. Đun nước lá ngải cứu không cần cầu kỳ, nếu dùng để tắm, chỉ cần một nắm lá ngải cứu, rửa sạch cho hết bụi bẩn, sau đó đun từ 5-10 phút, vớt lá, rồi đổ nước đun lá ngải cứu vào bồn tắm, hòa thêm nước lạnh cho đủ độ ấm để tắm.
Dầu trong lá ngải cứu có tác dụng chống ho, tiêu đờm và chống dị ứng. Thông thường lá ngải không có tác dụng phụ, ít có khả năng ngộ độc, nhưng cũng không được dùng quá nhiều, mỗi lần đun khoảng 20-30g lá ngải là thích hợp, nếu ho đã khỏi thì nên dừng, không nên dùng trong thời gian dài.
3. Ngải cứu giúp trừ khử muỗi và côn trùng
Mùa côn trùng, muỗi hoành hành, dùng thuốc muỗi có thể gây những nguy cơ về sức khỏe. Dùng lá ngải cứu với lượng vừa phải ngâm cùng với dầu cây sơn trà cho vào trong chai thủy tinh, để trong vòng 1 tháng.
Khi thành phần của lá ngải cứu kết tủa vào dầu sơn trà, phát ra mùi hương ngào ngạt, bạn lọc lấy dầu cho vào chai, thêm ít tinh dầu oải hương, bạc hà, chanh. Đây chính là "vũ khí" thân thiện với môi trường để mang theo bên mình, giúp trừ khử muỗi và côn trùng.
4. Ngải cứu tăng cường sức đề kháng
Theo dân gian, người xưa thường có thói quen ăn lá ngải cứu, bởi theo Đông Y, lá ngải cứu là một loại thuốc rất hữu hiệu. Lá ngải cứu có tính ấm, có tác dụng làm bổ gan, lá lách và thận, còn có thể cầm máu, ngăn lạnh và giảm đau. Vì vậy, cây ngải cứu thường được sử dụng chế biến thức ăn như: trà lá ngải, canh lá ngải, cháo lá ngải, trứng tráng lá ngải... để cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Một số bài thuốc từ ngải cứu để chữa bệnh
1. Dùng ngải cứu ngâm chân loại bỏ khí hư, khí lạnh trong cơ thể
Lấy một lượng lá ngải cứu vừa đủ, nấu sôi trong khoảng 5 phút, cho vào chậu để nguội bớt đến khi ấm vừa thì đem ngâm chân khoảng 15 phút.
Qua nhiều thực nghiệm cho thấy, lá ngải cứu có tác dụng rất mạnh trong việc loại bỏ khí hàn, sử dụng lá ngải cứu để ngâm chân sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra hiệu quả, làm ấm cơ thể. Nhờ đó 12 kinh lạc trong cơ thể được khai thông, khí huyết khỏe mạnh, hơi lạnh trong cơ thể tự nhiên sẽ tiêu tan đi.
2. Lá ngải cứu trị mụn nước nhỏ, mụn trứng cá
Lấy lá ngải cứu tươi, rửa sạch, vò nát hoặc xay nhuyễn đến khi lá ngải ép thành nước, dùng lá ngải cứu đã xay đắp lên bề mặt da bị mụn nước hoặc mụn trứng cá khoảng 20 phút.
Biện pháp này có tác dụng thấm hút sạch các chất nhờn từ da, giúp da có độ ẩm và tái tạo bề mặt da. Lưu ý, đặc biệt không dùng lá ngải cứu chà sát mạnh để mụn vỡ ra, mỗi ngày đắp lá ngải cứu 2 lần để có tác dụng tốt nhất.
4. Điều trị bệnh ngứa âm đạo
Cho 20g lá ngải cứu tươi vào nồi, cho 500ml nước vào đun sôi. Dùng nước này xông hơi vùng bị nhiễm ngứa khoảng 15 phút, hoặc có thể lấy nước rửa vùng bị ngứa, sau đó rửa kỹ bằng nước sạch, ngày rừa 1- 2 lần và rửa liên tục trong vòng 5 ngày. Đây là một trong những cách giúp các chị em bớt viêm ngứa "vùng kín".
Một số lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu
1. Đối tượng không nên ngâm chân lá ngải
Người bị bệnh suy tim, suy thận: Vì tình trạng của những người bị bệnh suy tim, suy thận thường rất không ổn định, sự kích thích phản xạ vùng chân có thể gây phản ứng mạnh, làm bệnh càng ngày càng nặng thêm, do vậy các bác sĩ khuyên những người này không nên ngâm chân lá ngải.
Quá đói hoặc ăn quá no: Ngâm chân khi đói có thể ức chế sự bài tiết của dịch dạ dày, không thuận lợi cho việc tiêu hóa, ngâm chân sau khi ăn quá no có thể làm giảm lượng máu ở cơ quan tiêu hóa và nội tạng, ảnh hướng tới hệ tiêu hóa.
Trẻ em đang phát triển: trong giai đoạn này trẻ dùng nước lá ngải ngâm chân sẽ làm biến dạng dây chằng do nhiệt, dây chằng bị giãn, điều này không có lợi cho sự phát triển của vòng chân, có thể gây chân vòng kiềng.
2. Bị viêm gan không nên dùng ngải cứu
Người bị viêm gan không nên sử dụng ngải cứu bởi nó là loại tinh dầu dễ bay hơi, nếu tinh dầu này đi vào gan đối với những bệnh nhân đang bị viêm gan, sẽ gây rối loạn tế bào gan, gây vàng da, viêm da cấp tính, xơ gan cổ trướng,...
3. Không nên sử dụng ngải cứu quá nhiều
Nếu dùng quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, co giật. Sau nhiều lần có thể dẫn đến co cứng, thậm chí tê liệt và tổn thương ở tế bào não,...
Tóm lại ngải cứu là một cây thuốc quý, sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên khi sử dụng cũng chú ý tới liều lượng, để tận dụng được những công dụng của nó, đồng thời tránh những trường hợp ngoài mong muốn gây hại cho sức khỏe.
Thu Hà
Theo Eva.vn
1 chiếc vỏ cam và 10 công dụng tuyệt vời với sức khỏe ai cũng nên biết Trong Đông y, vỏ cam được ví như vị thuốc tốt cho dạ dày, tiêu đờm, chữa ho, nôn mửa và giảm tức ngực hiệu quả. Hãy cùng điểm lại những tác dụng tuyệt vời của vỏ cam đối với sức khỏe nhé! Khử mùi Do tinh dầu trong các loại vỏ cam, quýt có công dụng kháng khuẩn nên bạn có thể...