Thụy Điển phát hiện máy bay ném bom hạt nhân Nga ở biển Baltic
Quân đội Thụy Điển cho biết các chiến đấu cơ của họ đã phát hiện ra 4 máy bay Nga trong không phận quốc tế biển Baltic vào hôm 24-3.
“2 máy bay oanh tạc tốc độ siêu âm có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân Tu-22, được hộ tống bởi 2 chiến đấu cơ Su-27 khác đã được phát hiện vào lúc 5:30 (giờ địa phương)”- lực lượng vũ trang Thuỵ Điển thông tin- “các máy bay Nga đều đã tắt bộ phận thu phát sóng nhằm lẩn tránh các radar cảnh báo sớm”.
Thụy Điển lên tiếng quan ngại về hoạt động của Nga tại vùng biển Baltic
“Mức độ đe dọa đối với Thuỵ Điển không tăng lên, song, quân đội Thuỵ Điển vẫn sẽ theo dõi các hoạt động diễn ra tại những vùng xung quanh đất nước”, ông Goran Martensson, chỉ huy hoạt động liên quân Thuỵ Điển nói với Reuters.
Một quan chức cấp cao khác của Thuỵ Điển cũng nói với hãng tin TT: “Đây là lần đầu tiên trong năm nay chúng tôi nhìn thấy các loại máy bay nguy hiểm như trên xuất hiện tại vùng biển Baltic”.
Quân đội Thuỵ Điển tin rằng máy bay Nga đã bay dọc duyên hải vùng Baltic, sau đó rẽ xuống phía nam đến quần đảo Bornholm và Gotland, trước khi quay trở lại Vịnh Ba Lan.
Video đang HOT
Nga đã tăng cường đáng kể số chuyến bay tuần tra tại khu vực Baltic trong thời gian qua như một phản ứng với sự mở rộng của NATO về phía đông Âu và ở cả các nước Latvia, Estonia và Lithuania.
Vào cuối năm 2014, Thuỵ Điển và Đan Mạch đã phàn nàn về việc một chiến đấu cơ Nga đã tắt hệ thống thu phát sóng và suýt va chạm với một máy bay dân sự.
Sau đó, Moscow đã phản hồi rằng hành động của máy bay quân sự sẽ không thể gây hại cho chiếc máy bay thương mại.
Vào tháng 10 năm ngoái, hải quân Thuỵ Điển đã phát động cuộc tìm kiếm quy mô lớn đối với một tàu ngầm nghi là của Nga, xuất hiện tại vùng lãnh hải của nước này, nhưng cuối cùng không đem lại kết quả gì.
Vào đầu tháng 3, chính quyền Thuỵ Điển đã tuyên bố phân bổ thêm 696 triệu USD trong giai đoạn 2016 – 2020 nhằm đối phó với sự tăng cường hiện diện quân sự của quân đội Nga tại biển Baltic.
Gần đây, Stockholm đã tuyên bố tăng cường hợp tác quân sự với 2 nước láng giềng là Phần Lan và Na-Uy.
Theo ANTD
Không quân Nga đối mặt nguy cơ tụt hậu trong tương lai
Không quân Nga vẫn là một lực lượng hùng hậu trên thế giới, tuy nhiên nếu Moscow không giải quyết các khó khăn hiện tại thì những lợi thế này sẽ nhanh chóng bị mai một trong tương lai.
Nga được đánh giá là có lực lượng không quân đứng thứ 2 thế giới về số lượng máy bay trong đó 70% các chiến đấu cơ luôn sẵn sàng cho tác chiến, và các máy bay ném bom thì có thể phát động tấn công hạt nhân cách xa quê nhà hàng nghìn km.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Robert Beckhusen nhận định trên hãng tin Reuters, không quân Nga đang gặp vấn đề về việc nâng cấp các phi đội máy bay, vốn hầu hết đều tồn tại từ thời Chiến tranh lạnh.
Không quân Nga đông về số lượng máy bay, tuy nhiên, hầu hết đều đã lỗi thời
Sau khi Liên-xô tan rã, Nga không còn đủ nguồn lực để tiếp tục giữ vững mức đầu tư cho không quân, thậm chí Moscow chỉ bắt đầu mua mới các máy bay từ năm 2003.
Hiện tại, Nga đã coi việc hiện đại hoá lực lượng không quân là nhiệm vụ hàng đầu, biểu hiện cụ thể bằng việc dành hơn 1 tỉ USD vào các hệ thống tác chiến điện tử và phát triển kĩ thuật điện tử hàng không. Ngoài ra, Nga đang có kế hoạch dành tổng cộng 130 tỉ USD vào việc hiện đại hoá không quân trong thập kỉ tới với định hướng nội địa hoá ngành công nghiệp quốc phòng.
Tuy nhiên, việc này lại mang đến một vài vấn đề vì Nga không giỏi trong lĩnh vực chế tạo các thiết bị vi điện tử trong khi các công nghệ tiên tiến này là vô cùng quan trọng với các máy bay chiến đấu vì nó mang lại các lợi thế như nhìn được trong đêm hay phác hoạ được hình ảnh nhiệt.
Cuộc khủng hoảng Ukraine cũng khiến nhiều chương trình phát triển vũ khí của Moscow gặp khó khăn. Các chương trình nâng cấp trực thăng của Nga đang bị chậm tiến độ do đối tác Ukroboronprom của Ukraine, chịu trách nhiệm sản xuất nhiều loại động cơ cho các máy bay này, đã phá vỡ hợp đồng từ năm ngoái. Bên cạnh việc chế tạo phụ kiện cho các máy bay chiến đấu Su-27, Su-30, Su-34 và Su-35, Ukraine cũng sản xuất hơn một nửa số bộ phận của máy bay vận tải An-125 cho Nga.
Dự án máy bay tàng hình thế hệ thứ 5, T-50, phát triển chung cùng Ấn Độ cũng không hề suôn sẻ khi ít nhất một lần mẫu máy bay này đã bị cháy động cơ ngay trước ống kính của giới truyền thông thế giới.
Việc mắc lỗi trong quá trình phát triển là điều khó tránh khỏi và T-50 vẫn được đánh giá là bay nhanh cùng mang theo được tên lửa có tầm tấn công lớn hơn F-22 và F-35 của Mỹ. Tuy nhiên, Nga chỉ có kế hoạch sản xuất 60 chiếc T-50 cho tới năm 2020, một con số quá nhỏ so với dự định mua 2.400 chiếc F-35 của Mỹ trong 2 thập kỉ tới. Ngay cả đối với F-22, Mỹ hiện cũng đã biên chế được 187 chiếc. Như vậy, nếu xảy ra xung đột thì các máy bay Nga hoàn toàn có thể thất bại do bị vây hãm bởi một lượng lớn các máy bay Mỹ.
Theo ANTD
"Nếu Mỹ thao túng giá dầu, Nga sẽ thao túng khí đốt" Hoa Kỳ sẽ cố tìm cách gia tăng trừng phạt chống lại các công ty năng lượng của Nga, tuy nhiên khi tính đến hàng loạt yếu tố khách quan thì thấy các chiêu thức của chính quyền Obama khá là hạn chế, hãng tin Reuters viết. Khí đốt vẫn là một vũ khí hữu hiệu của người Nga khi phải đối mặt...