Ukraine, Ba Lan, Lithuania thành lập đơn vị quân sự chung đối phó Nga
Ukraine, Ba Lan và Lithuania ngày 19/9 đã thành lập một đơn vị quân sự chung mà Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski cho biết có thể khởi động các cuộc diễn tập đầu tiên tại khu vực căng thẳng vào năm tới.
Bộ trưởng quốc phòng 3 nước bắt tay sau khi ký kết thỏa thuận thành lập đơn vị tại Warsaw, Ba Lan ngày 19/9.
Bộ trưởng quốc phòng 3 nước đã ký kết thỏa thuận thành lập đơn vị tại Warsaw, Ba Lan trong một buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Ba Lan Komorowski.
Giới chức quốc phòng Ba Lan cho hay đơn vị chung mới có thể tham gia các sứ mệnh gìn giữ hòa bình hoặc tạo thành cơ sở của một lực lượng chiến đấu của NATO nếu cần trong tương lai.
“Tôi hi vọng rằng đơn vị sẽ có thể tổ chức các cuộc diễn tập đầu tiên trong năm tới”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Komorowski.
“Đây là một phần trong kế hoạch lớn hơn… nhằm hỗ trợ Ukraine, cùng các quốc gia khác, trong lĩnh vực hiện đại hóa quân đội”, Tổng thống nói thêm.
Video đang HOT
Đơn vị sẽ đặt trụ sở tại thành phố Lublin, miền đông Ba Lan, không xa biên giới Ukraine.
Nữ phát ngôn viên Bộ quốc phòng Ba Lan cho hay quy mô của đơn vị vẫn đang được thảo luận. Đơn vị sẽ đi vào hoạt động đầy đủ trong vòng 24 tháng.
Ukraine, Ba Lan, Lithuania và các quốc gia khác trong khu vực đã tỏ ra lo ngại sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3 và các cường quốc phương Tây cáo buộc Mátxcơva điều binh sĩ để hỗ trợ lực lượng ly khai ở đông Ukraine.
Trước đó, NATO đã phê chuẩn các kế hoạch nhằm đẩy mạnh sự hiện diện quân sự ở phía đông châu Âu nhằm trấn an các đồng minh về tham vọng quân sự của Nga. Trong khi đó, Mátxcơva phủ nhận vũ trang cho lực lượng ly khai ở đông Ukraine.
An Bình
Theo Dantri
Ba Lan không cho máy bay chở ông Shoigu đi qua, Nga cảnh báo trả đũa
Phái đoàn Nga đã phải khẩn trương trở lại Bratislava do thiếu nhiên liệu, tạo ra một mối đe dọa thực sự đối với sự an toàn của chuyến bay
Ba Lan hôm 29/8 đã đóng cửa không phận không cho máy bay chở Bộ trưởng Quốc phòng Nga đi qua nước này để từ Slovakia, nơi ông tham dự một lễ kỷ niệm lịch sử.
Động thái trên của chính quyền Ba Lan đã khiến chiếc máy bay Tu-145 chở Bộ trưởng Sergey Shoigu phải quay trở lại Bratislava.
Bộ trưởng Sergey Shoigu tham dự lễ kỷ niệm chiến thắng lịch sử tại Slovakia trước khi sự cố xảy ra.
Warsaw cho biết lý do từ chối máy bay của Nga vì đã khai báo với trạm kiểm soát không lưu rằng đó là chuyến bay dân sự chứ không phải quân sự.
Trong khi đó, phát biểu tại Thụy Điển hôm 29/8, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Warsaw đến nay vẫn tích cực hoạt động như trung gian cần thiết để ngăn chặn nỗ lực can thiệp vào tình hình Ukraine của Nga.
"Xử phạt là chưa đủ. Ông (Putin) sẵn sàng hy sinh người của chính mình", Ngoại trưởng Sikorski nói thêm.
Phản ứng trước các động thái trên của Warsaw, Bộ Ngoại giao Nga cùng ngày ra tuyên bố cho biết, việc đóng cửa không phận đối với máy bay chở Bộ trưởng Shoigu là phản ứng "không thích hợp" và hàm chứa ý đồ chính trị, có thể đe dọa tới sự an toàn của chuyến bay.
"Phái đoàn Nga đã phải khẩn trương trở lại Bratislava do thiếu nhiên liệu, tạo ra một mối đe dọa thực sự đối với sự an toàn của chuyến bay," Bộ cho biết trong một tuyên bố.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, lý do từ chối của Ba Lan cũng không thích đáng bởi khi tới Slovakia, chiếc máy bay chở Bộ trưởng Shoigu cũng khai báo tình trạng dân sự và đã được chấp thuận cho đi qua không qua không phận nước này.
Đối với các chuyến bay tình trạng không dân sự, Ba Lan yêu cầu phải thông báo trước 72 giờ trước khi đi qua không phận nước này.
Tuy nhiên, dưới áp lực ngoại giao mạnh mẽ từ phía Moscow, Ba Lan cuối cùng đã đồng ý cho phép chuyến bay được thực hiện với lời giải thích lại là do "lỗi kỹ thuật".
Khi chiếc máy bay một cách an toàn trở về Moscow, Nga đã gọi là hành động của Ba Lan "một sự vi phạm thô bạo các tiêu chuẩn, đạo đức", một "thủ thuật báng bổ chống lại giá trị lịch sử và đạo đức đã cứu châu Âu thoát khỏi chủ nghĩa phát xít".
Những tuyên bố của phía Nga được cho là hứa hẹn một "phản ứng thích hợp", RT cho biết.
Liên quan tới sự cố trên, Liên Hiệp Quốc kêu gọi cả hai bên tránh "hành động khiêu khích", một phát ngôn viên của Tổng thư ký LHQ Stephane Dujarric cho biết.
Theo Giáo Dục
Iraq: Khối Sunni dừng các cuộc đối thoại thành lập Chính phủ mới Quyết định này đặt ra thách thức mới đối với Thủ tướng vừa được chỉ định Haider al-Abadi, một người Shiite đang nỗ lực thống nhất các phe phái Iraq. Hai nhóm người Sunni trong Quốc hội Iraq ngày 22/8 đã thông báo dừng các cuộc đối thoại thành lập Chính phủ mới, nhằm phản đối một vụ tấn công vào nhà thờ...