Putin hô, Medvedev ứng: Nước Nga về đâu?
Sự kết hợp hoàn hảo cả phát ngôn và hành động giữa Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev cho thấy cặp đôi này vẫn cùng nắm tay trong cuộc đối đầu với Phương Tây. Tuy nhiên, nó cũng khiến không ít người lo ngại nếu cả đoàn tàu chệch bánh.
Tung hứng ăn ý
Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev hôm 20/9 đưa ra lời cảnh cáo với Liên minh châu Âu (EU). Ông cho rằng, các nhà sản xuất của EU sẽ mất hết vị thế từng có tại thị trường Nga sau khi các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ.
Theo tờ RT, lý do được Thủ tướng Nga đưa ra là thị trường sẽ được các DN trong và ngoài nước khác chiếm hết. Nga và phương Tây sớm hay muộn cũng sẽ phải giải quyết các khúc mắc bởi không thể mãi trừng phạt nhau. Nhưng khi quan hệ bình thường trở lại thì các DN châu Âu sẽ không thể quay trở lại thị trường Nga như cũ và đây là cái giá mà EU phải trả.
Theo ông Medvedev, cấm vận sẽ làm EU sẽ mất sạch thị phần tại Nga. Đồng thời, nhà lãnh đạo này cho biết, Moscow sẽ ưu tiên đối với các đối tác Mỹ Latinh và châu Á giúp đỡ Nga trong lúc khó khăn, ngầm hứa hẹn các cam kết dài hạn trong hợp tác thương mại với Nga.
Trước đó, hôm 18/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã vi phạm các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và cho biết Nga không có ý định trả đũa và khẳng định các lệnh trừng phạt đó sẽ khiến Nga tự vực dậy nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh…
Sự kết hợp hoàn hảo cả phát ngôn và hành động giữa Tổng thống Putin và Thủ tướng Medvedev cho thấy cặp đôi này vẫn cùng nắm tay trong cuộc đối đầu với Phương Tây.
Trả lời Reuters, ông Putin cho biết Nga sẽ nghĩ tới những lợi ích của nền kinh tế với trọng tâm là phát triển và bảo vệ các nhà sản xuất và thị trường trong nước trước những sự cạnh tranh không công bằng.
Có thể thấy, tuyên bố của Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev trong vài ngày qua tiếp tục rất “ăn ý” với Tổng thống Putin. Gần đây, các tuyên bố này dường như không còn gắn với hàng loạt các biện pháp trừng phạt mà các nhà lãnh đạo Nga liên tục đưa ra trước đó, mà thay vào đó là các cảnh báo về hậu quả của các đòn trừng phạt đáng tiếc này.
Trước đó, ngay sau khi đón nhận thông tin phương Tây chính tiếp tục ấp đặt một loạt các lệnh trừng phạt mới, cùng với những cảnh báo trả đũa, ông Putin cho biết, nước Nga sẽ hướng theo con đường kinh tế tự chủ. Lệnh trừng phạt của phương Tây thậm chí còn giúp Nga tăng khả năng tự cung tự cấp.
Trợ lý Tổng thống Nga Andrei Belousov bên lề hành lang một hội thảo kinh tế khi đó cho biết, có rất nhiều lĩnh vực phi nông sản thực phẩm mà mức độ lệ thuộc của phương Tây vào nó lớn hơn phía Liên bang Nga rất nhiều. Các mặt hàng được nêu ra như ôtô nhập khẩu, nhất là ô tô đã qua sử dụng và các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ như quần áo…
Putin và Medvedev đưa nước Nga về đâu?
Phản ứng cũng gần như tức thời trước gói trừng phạt số 2 mà phương Tây đưa ra, Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev khi đó đã đề cập tới các biện pháp trả đũa trong đó có tuyên bố cho rằng: nếu cấm vận nhắm vào ngành năng lượng và tài chính, Nga sẽ phản ứng tương xứng và nhấn mạnh sẽ chỉ có hãng bay của “các nước bạn bè với Nga” được bay qua không phận nước này.
Video đang HOT
Những phát biểu gần nhất của ông Putin cho thấy, Nga bất bình với những quyết định trừng phạt “khá bất thường” của Mỹ và EU.
Trong khoảng thời gian EU đang cân nhắc thời điểm áp dụng gói trừng phạt mới, Tổng thống Vladimir Putin hôm 10/9 cho biết, Nga phải duy trì răn đe hạt nhân để đối phó với những mối đe dọa an ninh đang gia tăng. Ông Putin cũng đã nhắc nhở các đối tác phương Tây rằng Nga là một trong những cường quốc hạt nhân.
Thủ tướng Dmitry Medvedev cũng không ngần ngại cảnh báo cho rằng, Mỹ và EU cần tính tới những lợi ích của một cường quốc hạt nhân như Nga.
Theo trang Channel News Asia, ông Medvedev nhấn mạnh, Nga sở hữu phần lãnh thổ rộng lớn nhất. Họ có năng lực hạt nhân, có gần 150 triệu dân và có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào…
Hàng loạt các biện pháp trả đũa đã được các nhà lãnh đạo Nga đề cập dồn dập trong khoảng 2 tuần qua, từ cấm nhập khẩu ôtô, quần áo, ngừng sử dụng USD, thậm chí là cấm sử dụng không phận Nga… Những lời đe dọa liên quan tới dầu khí, tới mùa đông lạnh giá và thậm chí là những lời bóng gió về năng lực hạt nhân… đều đã được nhắc tới.
Tuy nhiên, có một thực tế là, trừng phạt là điều mà không chỉ châu Âu mà Nga cũng không hề mong muốn.
Những tín hiệu phát đi từ ông Putin và ông Medvedev gần đây đều cho thấy, Nga đang rất thận trọng trong việc áp dụng các biện pháp trả đũa. Nền kinh tế Nga đã phát triển khá mạnh mẽ trong thập kỷ qua, thị trường rộng lớn, tài nguyên dồi dào… Tuy nhiên, trong một thế giới hiện nay khi mà các nền kinh tế quan hệ mật thiết với nhau để phát triển thì Nga rõ ràng không muốn tự tách mình ra.
Những phát biểu gần nhất của ông Putin cho thấy, Nga bất bình với những quyết định trừng phạt “khá bất thường” của Mỹ và EU. Ông Putin cũng tính tới các biện pháp trả đũa nhưng khẳng định những biện pháp này sẽ có lợi cho Nga, không hủy hoại Nga.
Thủ tướng Medvedev cuối tuần qua cho biết, Nga luôn nhìn về cả phương Tây và phương Đông. Theo đó, trong những năm tới, Nga sẽ thiết lập hợp tác với chặt chẽ với khu vực châu Á, nhưng đồng thời Nga không định rời bỏ truyền thống và tiếp tục nhìn cả về phương Tây lẫn phương Đông.
Theo vị thủ tướng này, Nga thúc đẩy ngành công nghiệp và nông nghiệp nội địa và hướng về châu Á nhưng không muốn tách khỏi nền kinh tế toàn cầu đồng thời cảnh báo mọi nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập và phớt lờ Moscow là không thể.
Theo Văn Minh
Vietnamnet
Trừng phạt mới của EU với Nga: Có hiệu lực vào hôm nay
Các lệnh trừng phạt mới của EU với Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ có hiệu lực vào ngày hôm nay 12/9, theo đó 5 ngân hàng nhà nước lớn của Nga không được vay vốn và các công ty dầu khí, quân sự của Nga bị giới hạn làm ăn với EU.
Lệnh ngừng bắn mong manh ở đông Ukraine có vẻ như vẫn đang được duy trì.
Mục đích của các lệnh trừng phạt mới là nhằm gây áp lực với Nga vì EU cho rằng Nga đang tham gia vào cuộc khủng hoảng ở đông Ukraine. Tuy nhiên các biện pháp trừng phạt này có thể được nới lỏng hoặc dỡ bỏ nếu lệnh ngừng bắn đạt được vào thứ sáu tuần trước giữa lực lượng chính phủ Ukraine và phe ly khai vẫn được tôn trọng.
Nga cho biết đang chuẩn bị đáp trả EU. Một quan chức hàng đầu của Nga cho biết xe hơi nhập khẩu từ EU có thể sẽ là mục tiêu bị nhắm tới.
Trong khi đó, NATO cáo buộc Nga vẫn duy trì khoảng 1.000 binh sỹ được trang bị vũ khí hạng nặng ở đông Ukraine. Ngoài ra, khoảng 20.000 binh sỹ khác vẫn được duy trì ở gần biên giới Ukraine.
Mỹ cũng trừng phạt thêm
Tổng thống Mỹ Obama cho biết nước ông sẽ gia nhập với EU áp đặt trừng phạt cứng rắn hơn với Nga, nhằm vào ngành quân sự, tài chính, và năng lượng. Ông cho biết sẽ cung cấp chi tiết về các lệnh trừng phạt mới vào ngày hôm nay.
EU và Mỹ cáo buộc Kremlin trực tiếp giúp phe ly khai ủng hộ thân Nga ở các vùng Donetsk và Luhansk ở đông Ukraine bằng cách đưa binh sỹ chính quy qua biên giới cùng vũ khí, xe tăng hiện đại. Mátxcơva phủ nhận những cáo buộc này.
Phe ly khi gần đây đang thắng thế lớn trước quân chính phủ ở miền đông Ukraine. Xung đột từ tháng 4 cho tới nay đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 3.000 người.
Danh sách đen các quan chức Nga
Lệnh trừng phạt mới của EU cũng sẽ bổ sung thêm 24 quan chức Nga và lãnh đạo ly khai vào danh sách đen bị cấm visa và phong tỏa tài sản.
"Họ là những người tham gia vào các hành động chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, bao gồm ban lãnh đạo mới ở Donbass (miền đông Ukraine), chính quyền Crimea cũng như những người ra quyết sách của Nga và các thương nhân Nga", tuyên bố của Hội đồng EU, gồm chính phủ của 28 nước thành viên cho biết.
"Trừng phạt mới nâng tổng số cá nhân bị trừng phạt lên 119, trong khi 23 thực thể Nga vẫn bị phong tỏa tài sản ở EU", tuyên bố có đoạn.
Nga đáp trả
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich gọi các lệnh trừng phạt mới là "một bước đi hoàn toàn không thân thiện".
Andrei Belousov, một phụ tá của Tổng thống Nga Putin, cho biết với hãng thông tấn Ria Novosti của Nga rằng Nga có thể giới hạn nhập khẩu xe hơi và hàng hóa công nghiệp nhẹ từ EU.
Nga trước đó đã áp dụng lệnh cấm vận rộng rãi đối với thực phẩm nhập khẩu từ EU, cấm hoa quả, rau, thịt, sản phẩm sữa và các thực phẩm quan trọng khác.
Lệnh cấm một năm cũng được áp dụng với thực phẩm từ Mỹ, Canada, Úc, Na Uy, các nước cũng đã áp dụng lệnh cấm tương tự như EU.
Hôm qua đồng rúp Nga đã rớt xuống mức thấp mới 37,37 ăn một đô la Mỹ, sau khi tin tức về lệnh trừng phạt của EU được đăng tải. Đồng rúp cũng rớt giá so với đồng euro.
Mặt hàng lưỡng dụng
Quyết định trừng phạt mới của EU được đưa ra sau một cuộc họp qua điện thoại, với sự tham dự của các lãnh đạo EU.
Tại cuộc đàm phán khẩn giữa 28 thành viên ở Brussel, Bỉ, vào ngày thứ tư vừa qua, Đức hối thúc các lệnh trừng phạt phải được áp dụng sớm. Trong khi các nước khác muốn đợi trong khi lệnh ngừng bắn ở Ukraine tiếp tục được duy trì.
Các biện pháp mới sẽ nhắm tới công ty dầu lửa Nga Rosneft và Transneft cùng nhánh dầu lửa của tập đoàn dầu khí nhà nước Nga Gazprom.
Tiếp cận thị trường tài chính của các công ty sẽ bị giới hạn. Đây là vấn đề lớn với Rosneft bởi tháng trước công ty này đã yêu cầu chính phủ Nga một khoản vay 42 tỷ USD.
Các biện pháp trừng phạt cũng nhắm tới các mặt hàng lưỡng dụng, có thể dùng cho mục đích quân sự,các thiết bị quân sự, một số công nghệ nhạy cảm khác.
Thủ tướng Nga Mevedev đã cảnh báo Nga có thể đóng không phận với máy bay chở khách châu Âu, động thái có thể "đẩy nhiều hãng hàng không đang gặp khó khăn tới phá sản".
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Chủ tịch EC: EU-Việt Nam cùng lạc quan hướng về phía trước Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) José Manuel Barroso sẽ thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 25-26/8. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso bên lề Hội nghị cấp cao An ninh Hạt nhân lần thứ ba tại La Haye (Hà Lan), tháng 3/2014. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN) Đây...