Thưởng trà đúng nguyên tắc không phải ai cũng biết
Trà là thức uống được người dân Việt sử dụng phổ biến, trong những dịp lễ, trong những cuộc giao lưu, gặp gỡ bạn bè… Dù vậy, nhưng không phải ai cũng tuân theo quy tắc khi thưởng trà. Vậy, những nguyên tắc đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Nguyên tắc 1: Không pha trà với nước sôi
Pha trà với nước có nhiệt độ từ 56 độ C – 85 độ C để trà không bị biến đổi hương vị gốc (Ảnh minh họa)
Hầu hết mọi người đều sử dụng nước vừa đun sôi để pha trà, nhưng điều đó lại vô tình khiến lá trà bị cháy, không tiết được hết lượng chất cần thiết, làm giảm mùi vị vốn có của trà. Vì vậy, cần sử dụng nước có nhiệt độ phù hợp trong khoảng 56 độ C – 85 độ C, đủ độ chín của lá trà, mang lại mùi vị, độ thanh vừa phải cùng nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Nguyên tắc 2: Không uống trà pha lại nhiều lần
Nên thay trà mới sau khi hết nước thứ hai để đảm bảo an toàn
Sử dụng trà pha lại nhiều lần sẽ làm mất đi những nguyên tố vi lượng, đồng thời, lá trà để lâu sẽ tiết ra các độc tố… Do đó, bạn không nên sử dựng trà pha lại nhiều lần, tránh làm mất mùi vị gốc của trà và hạn chế các ảnh hưởng xấu do trà gây ra.
Nguyên tắc 3: Không uống trà đã ngâm lâu
Video đang HOT
Không nên uống trà đã pha ngâm lâu để tránh gây hại tới sức khỏe
Nếu pha trà và ngâm quá lâu, trà sẽ tiết ra chất polyphenylene, các loại dầu dẫn đến quá trình oxy hóa, hàm lượng cafein tăng cao, các vitamin B, C sẽ bị phân rã, làm tăng số lượng vi sinh vật có hại… Vì vậy, không nên uống trà pha đã ngâm lâu để bảo vệ sức khỏe.
Nguyên tắc : Không uống trà trước và sau bữa ăn
Uống trà trước và sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn
Không nên uống trà trước và sau bữa ăn bởi, uống trà trước khi ăn, nước trà sẽ tiết ra chất “làm mềm” nước bọt, khiến bạn không còn cảm nhận được mùi vị của đồ ăn, giảm tính ngon miệng. Nếu uống trà ngay sau bữa ăn, nước trà sẽ làm giảm các chức năng tiêu hóa, chính vì vậy, không nên uống nước trà trước và ngay sau bữa ăn, để tránh cảm giác chán ăn, đồng thời, bảo vệ hệ tiêu hóa, sức khỏe của bạn.
Nguyên tắc 5: Không dùng nước trà để uống thuốc
Không nên dùng trà thay nước để uống thuốc, bởi trong trà sẽ tiết ra chất gây vô hiệu hóa tác dụng của thuốc
Do thói quen, nhiều người thường sử dụng trà thay nước lọc để để uống thuốc, nhưng điều này lại mang tác hại rất lớn, bởi chất tanin có trong trà sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí còn làm thuốc trở nên vô tác dụng khi uống. Do đó, nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng trà khi uống thuốc để không gây ra những hậu quả không mong muốn.
Nguyên tắc 6: Không uống trà lúc đói
Uống trà khi đói sẽ gây mất cân bằng các axit và kiềm trong dạ dày, làm hỏng men răng của bạn..
Trà là thức uống có lợi cho sức khỏe nếu uống đúng cách, nhưng sẽ trở thành độc dược nếu uống không đúng cách. Uống trà khi bụng đói rất nguy hiểm, làm mất cân bằng các chất có tính axit và kiềm trong dạ dày, ảnh hưởng đến phần lá lách và làm hỏng men răng, xói mòn răng… Bên cạnh đó, uống trà khi đói cũng gây ra các hiện tượng như chóng mặt, buồn nôn, khó chịu trong người…
Nguyên tắc 7: Không uống trà quá đặc
Tránh uống trà quá đặc để bảo vệ sức khỏe của bạn
Trong trà có chứa hàm lượng lớn các chất kích thích như cafein, theophyllin và tanin không có lợi cho sức khỏe. Do đó, nếu uống trà quá đặc, các chất kích thích có trong trà sẽ tích tụ dần trong cơ thể của bạn, dẫn đến các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa tới sức khỏe của bạn.
Ăn thịt cá tốt cho sức khỏe nhưng có 2 loại cá là "bể chứa" các kim loại nặng tốt nhất không nên ăn
Thịt cá tươi, mềm, ít calo, giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng vốn được nhiều người yêu thích. Dù vậy, 2 loại cá này dù rẻ đến mấy cũng đừng nên mua bởi chúng chứa nhiều kim loại nặng rất có hại cho sức khỏe.
Ăn thịt cá thường xuyên có rất nhiều tác dụng khác nhau nhưng nổi bật nhất là nó giúp bồi bổ sức khỏe cho cơ thể. Với trẻ nhỏ, ăn nhiều cá có thể thúc đẩy sự phát triển trí não và cải thiện trí nhớ, đối với người già, nó giúp duy trì sức khỏe tim mạch.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự thay đổi của môi trường và các tác động của biến đổi khí hậu, mọi người nên chú ý lựa chọn khi mua cá một cách kĩ lưỡng. Nếu chọn mua và ăn nhầm loại cá chỉ gây hại cho thân.
Dưới đây là 2 loại cá là "bể chứa" các kim loại nặng, dù có rẻ đến mấy thì tốt nhất bạn vẫn không nên tiêu thụ.
1. Cá nước ngọt sống trong tự nhiên nặng cân
Nhiều người thích ăn cá nước ngọt trong tự nhiên, điển hình nhất là cá chép và cá trắm cỏ, họ cho rằng cá càng nặng cân thì càng ngon. Tuy nhiên, cá nước ngọt sống trong tự nhiên, nhất là khi chúng nặng cân bất thường không thực sự an toàn cho sức khỏe.
Điều này là cá chép, cá trắm cỏ hay một số loại cá nước ngọt khác có tuổi thọ cao nên cá càng to (nặng cân) tức là chúng sống càng lâu trong môi trường tự nhiên. Và trong quá trình sinh trưởng dài trong tự nhiên đó, chúng đã sống trong những môi trường không được bảo đảm, nước ô nhiễm, có chứa nhiều chất độc hại...
Bên cạnh đó, nguồn thức ăn của các loại cá này cũng rất phức tạp, khó có thể kiểm soát và biết được rằng liệu chúng có ăn phải những loại tảo, tôm tép hoặc các loại cá nhỏ hơn có chứa độc tố hay không.
Do đó, phần thịt cá rất dễ bị tích tụ nhiều loại kim loại nặng, độc tố gây hại cho sức khỏe con người, khi ăn vào nhẹ thì nó có thể gây ngộ độc, nặng thì bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh mãn tính nghiêm trọng khác. Vì vậy, với các loại nước ngọt nặng cân được bắt ngoài tự nhiên, đặc biệt là cá chép, cá trắm cỏ, bạn tốt nhất không nên tiêu thụ.
2. Cá nặng mùi, đặc biệt tanh
Khi mua cá, bạn cũng nên chú ý đến mùi của cá, nếu thấy cá nặng mùi dầu hỏa hoặc có mùi đặc biệt tanh thì không nên mua.
Loài cá này có thể đã phát triển trong môi trường nước thải do các ngành công nghiệp thải ra, do đó, trong thân chúng có nhiều kim loại nặng và chứa các loại độc tố. Nếu tiêu thụ loại cá này trong thời gian dài, cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt và đau đầu, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, để giữ cho cá tươi ngon, một số người buôn bán cá không có lương tâm có thể cho thêm chất bảo quản vào cá, trong đó có chất gây ung thư formaldehyde, vì vậy, nếu thấy cá có mùi hăng hắc hoặc mùi lạ thường, bạn cũng đừng nên mua.
Những biến đổi trên tay, chân cảnh báo bệnh ung thư gan Chuyên gia tiết lộ cách nhận biết và phòng ngừa các bệnh về gan đặc biệt là ung thư qua 3 triệu chứng xuất hiện ở tay, chân. Gan được mệnh danh là bộ phận "lì lợm" nhất cơ thể, thường không có triệu chứng rõ ràng khi mắc bệnh. Đây cũng là lý do các bệnh nhân mắc bệnh gan, thậm chí...