Thưởng thức phở chua Lạng Sơn ở Sài Gòn
Tương tự như món phở khô Gia Lai, chỉ 2 chữ “ phở chua” thôi đã gợi nên bao thắc mắc trong lòng thực khách rồi. Không phổ biến như món phở khô của phố núi, nhưng phở chua xứ Lạng lại có mặt sớm hơn rất nhiều. Nhắc đến món ăn độc đáo này, người Sài Gòn lại nghĩ đến cái quán nhỏ xíu nằm ở gần chợ Bàn Cờ (quận 03). Địa chỉ ghi là đường Nguyễn Thiện Thuật, nhưng tiện nhất thì bạn có thể chạy thẳng vào con hẻm 82 của đường Bàn Cờ.
Khác với cọng phở khô vốn được trụng chín qua nước sôi, cọng bánh phở chua Lạng Sơn hoàn toàn là bánh nguội. Bên dưới lớp bánh phở hấp dẫn đó là một “hỗn hợp rau” bao gồm dưa leo, rau muống và một chút húng quế, còn bên trên là thịt gà xé, tim, bao tử và lưỡi heo luộc. Đó là chưa kể các món ăn kèm cũng thú vị không kém như hành phi, đậu phộng, đu đủ dòn xắt miếng… Nhưng cái độc đáo của món phở này lại chính là phần sốt tạo nên cái “chua” như trong chính tên gọi của nó. Khá khác biệt so với nguyên bản vốn sử dụng nước sốt làm từ dấm đường và cà phua xào với các loại gia vị, phở chua khi du nhập vào Sài Gòn sử dụng nước sốt me. Tô phở dọn ra nghi ngút khói cùng một chén nước dùng thơm lừng và nghi ngút khói, nhưng như lời người đã nhiệt tình chỉ dẫn, chỉ nên ăn sau khi đã “no nê” với tô phở chua.
Ớt sa tế ăn kèm – nét độc đáo của món phở xứ Lạng
Ăn phở chua đúng cách, khác với phở khô hay phở bò nguyên bản là phải nêm nếm với chanh, tương đen tương đỏ, tiêu hay tỏi… thì với phở chua bạn chỉ cần thêm duy nhất món tốp mỡ sa tế. Hao hao bánh ướt Nguyễn Cư Trinh với chai tương ớt đỏ rực như một “nhận diện” thú vị từ đằng xa, thì ở quán phở chua là những tô tốp mỡ chuyển từ bàn này sang bàn kia khi đã dùng xong. Món ăn kèm này thật ra không cay mà chỉ the the, vừa đủ để khi bạn trộn lên cùng với bánh phở, nước sốt me, thịt và các loại rau thì có thể cảm nhận đầy đủ cái giòn giòn của tốp mỡ, vị chua dịu của nước sốt cùng cái ngọt từ thịt gà. Khá khác biệt so với nguyên bản xứ Lạng hay những phiên bản trên phố Nhà Chung, Đội Cấn ở Hà Nội mà tôi có dịp thưởng thức qua, nhưng với những ai lần đầu thử qua thì chắc chắn sẽ để lại một ấn tượng khó quên.
Bánh giò chan nước mắm hiếm thấy ở Sài Gòn
Video đang HOT
Quán còn có một món hiếm thấy ở Sài Gòn là bánh giò chan nước thịt. Bánh giò nóng bóc ra trên dĩa, chan nước mắm chua ngọt kèm theo chút thịt bằm với nấm mèo. Phủ lên trên là hành phi và những cọng ngò. Nếu đã cất công đến đây ăn phở chua, bạn không thể không gọi món bánh giò “có 1 không 2″ này.
Một điểm đến thú vị để thưởng thức những món ăn hiếm thấy ở Sài Gòn. Sẽ còn bất ngờ hơn nếu bạn biết rằng, những món ngon độc đáo này đã được bán tại đây từ những năm 50 của thế kỷ trước.
Phở chua Lạng Sơn
Địa chỉ: 242/101 Nguyễn Thiện Thuật, phường 03, quận 03
(cũng có thể quẹo vào hẻm 82 Bàn Cờ)
Mở cửa: từ 3h30 chiều cho đến 7h30 tối
Giá: Phở chua (35.000đ/tô), bánh giò (17.000đ/cái), cháo sườn (25.000đ/tô)
Theo Saigonamthuc
Bánh gio - nhớ mãi vị quê
Nếu thứ bánh gio ngoài chợ như một cô nàng lả lướt ỏng ẻo xức nước hoa quá tay thì món bánh của bà giống một cô gái chân quê hiền lành mà mặn mà đằm thắm.
Đã lâu rồi tôi mới lại ăn bánh gio bà ngoại làm, cái thứ bánh hiền hòa óng ả thoang thoảng hương tro dù ăn cùng mật ngọt hay đường cũng đều có cái hay riêng, cái thì quyện quấn vào nhau như một tổng thể dịu ngọt cái thì tí tách hạt đường tạo nên một sự tương phản thú vị rồi tan vào với nhau.
Cái thứ bánh nhà quê, gio đất hay tro đất, ấy thế mà không đễ làm đâu nhé! Mấy năm gần đây, mỗi khi tôi có dịp về bà chơi là lại được thưởng thức món bánh tuyệt hảo ấy, ắt hẳn ngon hơn ở ngoài hàng, đến độ bác dâu đằng nhà nội tôi là người sành ăn quà mà từ khi được thử miếng bánh ấy cũng đem lòng yêu thích. Chả là trước đấy bác rất thích một loại bánh gio khác nên hay đem biếu ông bà nội tôi và chia cho các em, vây mà từ hồi được mẹ tôi mời món bánh gio bà ngoại bác đâm ra quay lưng lại với cái thứ bánh nhà chợ.
Cái bánh chợ ấy đỏ đẹp thật, mịn mượt thật nhưng cứ bị bị nồng vôi, bánh lại hay lả lướt quá nên khi ăn vào có chút vô duyên giống như một cô nàng ỏng ẻo xức nước hoa quá tay thay vì một cô gái quê rất khiêm nhường mà duyên dáng.
Để làm được thứ bánh duyên ấy phải có thứ nước lẳng chuẩn, bằng không thì hoặc bị rời rã như bánh chưng nửa mùa hoặc bị nồng vôi hoặc bị nhoét bánh. Nước lẳng là thứ nước vàng trong béo bóng được gạn từ hỗn hợp nước vôi và tro của các loại lá, vỏ cây mà nhiều khi tôi cũng không nhớ hết được là loại cây gì có lẽ đó cũng chính là một trong những bí quyết của bà để có món bánh gio thật thanh mát.
Có được nước chuẩn rồi thì mọi thứ thật đơn giản, gạo nếp ngon và đều hạt được đãi sạch, ngâm vào nước lẳng vài tiếng rồi vớt ra rá ngay trước khi gói, mà chỉ được vớt từng đợt nhỏ một thôi! Sở dĩ phải làm như vậy vì nếu múc thẳng gạo lên gói thì bánh dễ bị nhão còn nếu để gạo róc nước thì bánh lại bị thiếu nước lẳng đâm ra kém dền, yếu thơm.
Công việc tiếp theo là gói bánh làm sao để bánh không bị chặt quá, nhỏ dài đều đẹp, thích nhất là buộc bằng dây chuối hay lạt nhưng dạo này bà hay làm quá nên hết sạch, phải dùng thay bằng dây nylon. Sau khi công việc gói bánh xong xuôi, chỉ còn việc xếp bánh vào nồi, đổ ngập nước và đun khoảng 3 tiếng là được. Thời gian canh bếp luộc bánh cũng là thời gian bà cháu tôi ngồi bên nhau tâm tình thủ thỉ, những lúc ấy tôi thấy lòng mình ấm áp lạ, thời gian trôi thật nhanh, thoắt một cái đã bánh đã chín rồi!
Tiết trời thu, nắng không còn gay gắt và gió dịu lại hiu hiu, ngồi dưới giàn mướp bóng nắng, cắt từng lọn bánh ánh mật, chậm rãi và lười biếng tôi chấm bánh và đưa lên miệng, cảm nhận cả đất trời trong sự hoà quyện của cỏ cây và tiết tấu của gió mây.
Ngày bé, mỗi khi buồn tôi lại đạp xe hay đi bộ vào nhà ngoại, chỉ một chốc lát thôi là nỗi lòng nhẹ vơi đi, có lẽ sự dung dị hiền hoà của người và cảnh nơi đây đã khiến lòng tôi tĩnh lại.
Theo Afamily
Nếm quà vặt thơm ngọt nơi phố cổ Vẫn là những món quen thuộc, nhưng dường như quà phố cổ bao giờ cũng ngon hơn, được chọn kỹ lưỡng hơn. Những hàng quán sang trọng cầu kỳ thì không nói, nhưng những món ăn vặt bán rong hay bày ở vỉa hè bao giờ cũng có giá trị ẩm thực riêng. Thế mới có chuyện mọi người vẫn truyền tai nhau,...