Thưởng thức đặc sản địa phương ngay trung tâm Sài Gòn
Phở 2 tô Kon Tum, Bánh tráng và bánh canh Trảng Bàng -Tây Ninh, Bún cá đọt mây – lá nhíp Bình Phước và bắp bê nướng cuốn rau rừng..
Tây Ninh… là những đặc sản địa phương được khách sạn Grand Saigon giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước.
Món phở 2 tô thu hút thực khách
Ngày 5/10, tại TPHCM, khách sạn Grand Saigon đã phối hợp với nhiều địa phương giới thiệu ẩm thực đặc sản của những địa phương này với du khách trong và ngoài nước. Theo ông Chiêm Thành Long, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam, ẩm thực của Việt Nam rất phong phú, mỗi địa phương đều có ẩm thực đặc sản riêng, việc khách sạn Grand Saigon tìm tòi giới thiệu các đặc sản đến du khách trong và ngoài nước đã góp phần quảng bá cho du khách.
Bún cá đọt mây – lá nhíp Bình Phước
Giới thiệu về món bún cá đọt may- lá nhíp, đặc sản tự nhiên của Bình Phước, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Bình Phước chia sẻ, đọt mây, lá nhíp và cá lăng sông là những thực phẩm chính, là nguồn nguyên liệu làm nên bữa ăn ngon, bổ dưỡng của người S’Tiêng Bình Phước, đã một thời nuôi sống bộ đội khi đóng quân tại nơi này, nơi mà tình quân dân thắm thiết đã đi vào lòng người qua bài hát “Tiếng chày trên Sóc Bom Bo” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng.
Mới đầu, người dân chỉ biết nấu các món ăn phục vụ cho cuộc sống hàng ngày khi đi rừng và phục vụ cho các Lễ hội của dân tộc mình, sau này khi có sự giao thoa văn hóa, các thực phẩm này đã trở thành nguyên liệu chính để tạo ra nhiều món ăn độc đáo mà Bún chả cá đọt mây – lá nhíp Bình Phước là một trong những món độc đáo đó.
Đọt mây, lá nhíp là nguồn nguyên liệu chính để tạo thành các món ăn yêu thích của người S’Tiêng ở Bình Phước, điều khác biệt của đọt mây và lá nhíp chỉ mọc tự nhiên trong rừng hoặc được trồng dưới tán cây và chỉ xuất hiện ở khu vực Bù Đăng, Bù Đốp của tỉnh Bình Phước. Một đặc tính đặc biệt nữa là không có một loại sâu, bọ nào có thể ký sinh trên lá hoặc xâm hại chúng được.
Đặc sản của Bình Phước
Đọt mây có vị đắng (sau chuyển sang ngọt thanh), tính hàn. Lá nhíp có vị ngọt, bùi và tính hàn. Đọt mây và lá nhíp có thể làm nguyên liệu chế biến thành khá nhiều món ăn cung cấp nhiều năng lượng, giúp phục hồi sức khoẻ cho thực khách. Trước đây, đọt mây, lá nhíp thường được ăn trong các lễ hội hoặc dùng để tiếp khách quý, có vị đắng thanh và ngọt hậu. Ngày nay, nó đã trở nên phổ biến hơn, được nhiều du khách yêu thích và là món ăn đặc trưng mang thương hiệu “Ẩm thực Bình Phước”. Từ đó các đầu bếp đã chế biến ra món bún chả cá đọt mây – lá nhíp mang hương vị và nét đặc trưng vùng miền khi nhắc đến Bình Phước
Video đang HOT
Bánh tráng & bánh canh Trảng Bàng – Tây Ninh:
Nhắc đến Tây Ninh, chắc hẳn người ta sẽ nghĩ đến một vùng đất đầy nắng và gió với những nét đặc trưng riêng như món ăn đặc sản nổi tiếng khắp cả nước là bánh tráng phơi sương.
Người dân Tây Ninh đã nghĩ ra cách tráng, cho thêm chút muối để bánh dẻo và đậm đà, phơi nắng vừa khô rồi nướng bằng than đậu phộng cho có độ phồng mềm rồi đem phơi sương. Chiếc bánh tráng ngấm hơi sương sẽ giúp bánh mềm, không đổi màu, không cần nhúng nước trước khi ăn. Đây là món ăn luôn tạo không khí vui vẻ gia đình hay xôm tụ bạn bè. Trong khung cảnh thân mật, thực khách tự mình trải bánh, chọn rau, rải thịt rồi cuốn tròn chấm nước mắm tỏi ớt pha chua ngọt, cùng thưởng thức hương vị đồng quê dân dã khó quên.
Bên cạnh đó, đến với Tây Ninh, thực khách còn được thưởng thức món bánh canh Trảng Bàng – Tây Ninh khá đơn giản, nó chỉ gồm thịt nạc, móng giò, và bánh canh. Tuy nhiên, nét tinh tế và sức hấp dẫn của món ăn lại ẩn chứa bên trong từng nguyên liệu, mà chỉ khi ăn, người thưởng thức mới có thể cảm nhận được. Hương vị ngọt ngào đậm đà của tô bánh canh giò heo hay cái vị ngòn ngọt mằn mặn của nước chấm hòa quyện với cái cay nồng của rau rừng sẽ khiến du khách khó có thể quên được.
Đặc sản Tây Ninh
Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn đều phải đảm bảo cả chất lượng lẫn hình thức. Những sợi bánh canh trắng đục (màu đặc trưng của gạo), giòn giòn, cùng với vị ngọt của nước lèo qua bàn tay tài hoa của các đầu bếp khách sạn Grand đã trở nên đậm đà hương vị và ngào ngạt hương thơm. Tô bánh canh nóng hổi nghi ngút khói với vị cay của ớt đỏ, tiêu đen, mùi thơm của hành lá, vị chan chát của rau rừng đã làm nên một sức hút khó cưỡng.
Ngoài ra, món phở 2 tô Kon Tum cũng được thực khách khen ngợi. Theo giới thiệu của ông Huỳnh Đức Tiến, Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Kon Tum, Phở khô dùng sợi phở tròn mảnh mềm và không dẹp như phở thông thường. Phở được làm hoàn toàn từ gạo nên khi chần, trộn lên vẫn dai, thơm chứ không dính như sợi hủ tiếu cũng chẳng nhũn nát hay vón cục như nhiều loại mì khô, phở khô khác.
Yếu tố “ngon” của phở 2 tô đặt rất nhiều vào tô thứ hai, nghĩa là tô nước lèo được ninh nấu khá cầu kì, cho thứ nước thanh trong, ngọt ngào mà không kém phần đậm đà. Còn đối với tô phở khô bao gồm các thành phần như thịt lợn bằm nhỏ, loại ba chỉ pha chút mỡ màng mềm mại ăn cùng với tương đen tạo nên hương vị khó quên cho món ăn này.
Theo Haiquanonline
Răng mực nướng và loạt món ngon chưa ăn chưa biết Phan Thiết
Không chỉ là điểm đến thu hút du khách, Phan Thiết (Bình Thuận) còn chiều lòng người bởi loạt đặc sản địa phương dân dã, nếm thử một lần để rồi nhớ nhung mãi hương vị thơm ngon.
Răng mực nướng: Từ răng mực, người Phan Thiết có thể chế biến được rất nhiều món ăn khác nhau như nướng, hấp, xào lăn, chiên... Trong đó răng mực nướng là thức quà vặt mà giới trẻ nơi đây thường tụ tập bạn bè tán gẫu, nhâm nhi. Những chiếc răng mực được xiên bằng que tre, nướng lên, tỏa hương thơm phức khó cưỡng và ngon nhất khi thưởng thức cùng dưa chua, rau răm, ớt xanh. Ảnh: Klingg.foodie, thon.foodie.
Chả cuốn cá trích: Một phần chả cuốn đầy đủ bao gồm chả giò cá trích, chả lụa, nem chua, nem nướng, trứng luộc, bì được trình bày khá bắt mắt trong mẹt lớn. Thực khách thưởng thức món ăn này bằng cách cho các nguyên liệu cùng xoài, rau sống vào bánh tráng rồi cuốn lại. Bí kíp níu chân thực khách nằm ở chén nước mắm đậu phộng sền sệt, hấp dẫn. Ảnh: Fantoomefood, wheretoeat.inphanthiet.
Bánh căn: Bánh căn ở Phan Thiết nhìn có vẻ giống bánh khọt ở các tỉnh phía Nam nhưng mang hương vị khác hẳn. Bánh căn làm từ bột gạo rồi đổ vào khuôn không tráng mỡ giúp người dùng bớt ngấy. Thưởng thức khi còn nóng hổi mới cảm nhận được hết vị ngon của món bánh dân dã, đậm đà này. Món ăn này là gợi ý hoàn hảo cho bạn trong một chiều mưa lang thang Phan Thiết. Ảnh: Fantoomefood, vochongbeo.
Bánh căn Phan Thiết ngon và được khách nhớ mãi ít nhiều phụ thuộc vào nước chan. Người làm bánh pha sẵn chén nước mắm mặn ngọt, đỏ màu cà chua hấp dẫn. Xíu mại, trứng gà, vịt, cút luộc, da heo luộc cắt miếng và cá kho là nguyên liệu không thể thiếu tạo nên hương vị độc đáo của nước chấm bánh căn. Ảnh: Motrang, elly__ho.
Mì Quảng: Nhiều người thắc mắc tại sao món ăn này lại nằm trong danh sách phải thử khi đến Phan Thiết. Mì Quảng du nhập vào xứ biển cũng mang những nét đặc trưng khó lẫn, được lòng thực khách. Món ăn không có tôm, trứng hay thịt gà như những nơi khác mà chỉ độc nhất thịt heo hoặc vịt. Tô mì xăm xắp nước lèo màu cam cam vàng vàng hấp dẫn, phủ bên trên là những miếng thịt thơm, thấm vị chinh phục cả những thực khách khó tính nhất. Ảnh: Sakisuper, sukiii.sukiii.
Bánh quai vạc: Món ăn này khá quen thuộc với người dân địa phương. Ngày nay, nó không chỉ được bày bán tại các khu chợ mà bạn còn dễ dàng tìm được ở nhiều bãi biển của vùng đất này như Mũi Né, Hòn Rơm... Bánh quai vạc hớp hồn thực khách bởi lớp bột trong veo, dai mịn, tôm lột đỏ au hấp dẫn. Gắp một miếng bánh chấm vào chén nước mắm pha chế đúng điệu, bạn sẽ cảm nhận được hết cái hồn ẩm thực của thành phố biển. Ảnh: Wheretoeat.inphanthiet, sukiii.sukiii.
Hải sản: Cũng như các vùng đất giáp biển khác, đến Phan Thiết, du khách không thể bỏ qua hương vị hải sản tươi sống, được chế biến đa dạng. Sò điệp, ghẹ, tôm, mực, ốc đều được bày biện tươi ngon, hấp dẫn. Bạn có thể thử lựa chọn một căn quán nhỏ ven biển, ngồi nhâm nhi món ốc trứ danh để có những trải nghiệm thú vị trong chuyến du lịch của mình. Ảnh: Vietlifetj, amosovvitaliy, huyenpham6513, foxdaholic.
Theo Zing
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng là đặc sản nổi tiếng của tỉnh nào? Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng là đặc sản nổi tiếng của tỉnh nào? 1. Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng là đặc sản nổi tiếng của tỉnh nào? Khánh Hòa Kiên Giang Tây Ninh Ninh Thuận 2. Món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng cuốn thịt luộc "đúng điệu" có đặc điểm nào sau đây? Chỉ cuốn với cà rốt, củ cải...