Thuốc trị “đau bụng kinh”
Đau bụng kinh (còn gọi là thống kinh) là cơn đau ở vùng thắt lưng hoặc bụng xảy ra khi người phụ nữ hành kinh. Có hai loại đau bụng kinh: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh thứ phát xảy ra khi người phụ nữ bị các bệnh như: lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu kinh niên, viêm vòi trứng… Những trường hợp này cần đến khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị. Khi chữa khỏi nguyên nhân gây bệnh sẽ hết đau bụng. Đau bụng kinh nguyên phát không có những tổn thương thực thể ở cơ quan sinh dục của người phụ nữ mà chỉ do tử cung co thắt không điều hoà khi hành kinh gây đau có khi cần phải dùng thuốc giảm đau.
Các thuốc thường dùng
Khi đau bụng kinh, nếu đau ít có thể chịu đựng được rồi sẽ khỏi, nhưng nếu đau nhiều đến mức không thể chịu đựng được phải dùng đến thuốc giảm đau.
Thuốc dùng để trị đau bụng kinh gồm nhiều loại nhưng tựu chung chúng tác dụng theo 2 cơ chế: làm giãn cơ trơn tử cung (tức làm giảm co thắt đưa đến giảm đau) hoặc trị nguyên nhân (ức chế sự tổng hợp prostaglandin trong cơ thể). Có thể kể các nhóm thuốc sau:
- Nhóm chống co thắt hướng cơ: dipropylin, alverin, drotaverin. Đây là thuốc trị triệu chứng làm giãn các cơn co thắt của tử cung để làm giảm đau.
- Thuốc nội tiết tố sinh dục nữ: có thể dùng thuốc phối hợp estrogen progesteron hoặc dùng các dẫn chất từ progesteron như dydrogesteron, lynestrenol . Ngoài ra có thể dùng thuốc viên tránh thai cũng cho tác dụng tốt (vừa giúp chữa đau bụng kinh, vừa tránh thai).
Video đang HOT
- Thuốc ức chế prostaglandin: đây chính là các thuốc chống viêm không steroid như: diclofenac, ibuprofen, naproxen, acid mefenamic. Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin trong cơ thể (là nguồn gốc đưa đến sự co thắt tử cung gây đau) nên có thể xem đây là thuốc điều trị nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát. Đặc biệt nhóm thuốc này dễ được chọn dùng ở thiếu nữ chưa có quan hệ tình dục.
Bên cạnh tác dụng làm giảm đau, thuốc có thể gây ra một số rối loạn khác, cũng như các tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, cần phải đi khám bệnh để bác sĩ chỉ định dùng thuốc thích hợp và phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Bên cạnh việc dùng thuốc có thể chườm nóng ở vùng bụng, kết hợp với việc nghỉ ngơi đầy đủ cũng cho kết quả tốt.
Theo SK&ĐS
4 bệnh phụ khoa thường gặp trong mùa đông
Do thời tiết thất thường trong mùa đông, nữ giới rất dễ bị mắc các bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, viêm vùng chậu...
Nếu không có biện pháp phòng ngừa hoặc chữa trị kịp thời trong mùa lạnh này, các viêm nhiễm này sẽ nghiêm trọng hơn và thậm chí còn có thể gây vô sinh.
1. Rối loạn kinh nguyệt
Vào mùa đông, nhất là các dịp lễ, phái đẹp thường thích mặc đồ mỏng manh để giữ vẻ quến rũ và gợi cảm mà quên giữ ấm cho cơ thể. Thế nhưng, ít ai biết rằng nếu cơ thể không được giữ ấm thường xuyên thì sẽ rất dễ khiến buồng trứng bị sớm lão hóa.
Cơ quan sinh sản của phụ nữ rất kị lạnh bởi nếu bị lạnh thì hệ thống mao mạch vùng bụng dưới thường tắc nghẽn, quá trình tiết dịch nhờn cũng khó khăn và chậm chạp hơn. Nếu để lâu sẽ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
Đặc biệt nếu không giữ ấm trong những ngày đèn đỏ thì các bạn gái còn bị đau bụng kinh dữ dội hơn ngày thường.
2. Viêm nhiễm âm đạo, lạc nội mạc tử cung
Nếu thường xuyên để vùng kín bị khô lạnh sẽ dẫn đến sự gia tăng của huyết trắng và giảm độ PH trong môi trường cân bằng của âm đạo, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ quan sinh dục và gây ra các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung,viêm nhiễm vùng chậu, cổ tử cung, viêm âm đạo...
3. Viêm vùng chậu
Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm. Viêm vùng chậu là nhiễm trùng hệ sinh dục nữ. Nhiễm trùng lan rộng từ cố tử cung đến tử cung, vòi trứng, buồng trứng và các cấu trúc lân cận.
Vi trùng có thể làm nhiễm trùng vòi trứng và gây ra viêm. Khi đó, các cấu trúc bình thường có thể có sẹo và ngăn cản đường đi của trứng gây vô sinh. Nếu vòi trứng chỉ bị tắc một phần và trứng làm tổ ở bên ngoài tử cung thì sẽ gây ra tình trạng rất nguy hiểm là có thai ngoài tử cung.
4. Viêm cổ tử cung
Cổ tử cung là một bộ phận quan trọng để ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Vào mùa đông, khí lạnh làm mất cân bằng môi trường kiềm vốn có của cổ tử cung nên nó rất dễ bị viêm nhiễm và các vi khuẩn sẽ có cơ hội thâm nhập sâu vào tử cung gây các tác hại khác.
Ngừa bệnh phụ khoa mùa lạnh
- Chú ý đặc biệt đến việc duy trì sự ấm áp cho cơ thể và quan trọng nhất là vùng bụng dưới, cùng kín.
- Sinh hoạt tình dục điều độ và an toàn.
- Chú ý giữ vệ sinh vùng kín thường xuyên hơn bởi nguy cơ vi khuẩn thâm nhập là rất cao. Chị em có thể vệ sinh bằng nước ấm và khăn sạch thấm nước, mặc đồ lót bằng cotton mềm.
- Đặc biệt chú ý đến những triệu chứng bất thường của vùng kín và cơ thể như ra nhiều huyết trắng, khô rát, đau bụng kinh dữ dội, lạnh chân tay...
- Và nếu gặp phải bất cứ một triệu chứng nào như thế hoặc có liên quan thì tuyệt đối không nên tự mua thuốc chữa trị mà nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Theo PLXH
7 triệu chứng tố cáo phụ nữ đói sex Những biểu hiện dưới đây cho thấy bạn đang khao khát được yêu thương trong vòng tay của người bạn đời. Hay mơ Tần số của những giấc mơ xuất hiện ngày một nhiều trong các giấc ngủ, nhất là những giấc mơ liên quan đến chuyện gần gũi thể xác hay những cơn khoái cảm chợt đến. Không tập trung Làm việc...