Thuốc quý từ lươn
Lươn có ở tất cả các vùng quê của nước ta và là loài thủy sản dễ chế biến. Trong đông y, lươn được gọi là hoàng thiện hoặc thiện ngư, là dược có tính ôn và vị ngọt, có tác dụng bổ khí dưỡng huyết và làm mạnh gân cốt nên rất tốt cho người thể trạng nhiệt, thiếu máu, gầy còm mệt mỏi, trẻ em gầy yếu.
Dinh dưỡng ở trong lươn rất cao. Các nhà dinh dưỡng đã phân tích được cứ 100 g thịt lươn sẽ cho chúng ta 285 calo năng lượng do có: 25,6 g chất béo 12,7 g đạm các vitamin (A, betacaroten, B1, niacin, riboflavin, B6…) và nhiều khoáng chất (sắt, natri, kali, calci, magie…).
Thịt lươn cuốn lá lốt nướng ăn là bài thuốc chữa tê thấp, hầm với rau dừa nước làm thuốc bổ máu xương lươn đem phơi hoặc sấy khô giòn, rây bột mịn, uống với nước ấm chữa đau lưng.
Theo y dược Trung Hoa, lươn có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương sống, phong thấp, trĩ nội, bệnh huyết trắng ở phụ nữ, tăng cường dương khí, giúp máu huyết lưu thông, trị chứng khô miệng, đau nhức trong tai. Tuy nhiên, phụ nữ có thai thì được khuyên không nên ăn thịt lươn. Với đặc tính bổ dưỡng và sinh khí huyết, máu lươn (thiện ngư huyết) tăng cường khả năng tình dục.
Theo kinh nghiệm của ông cha ta, thịt lươn được sử dụng để chế biến một số bài thuốc hiệu quả sau đây: Mổ bỏ ruột gan và tạng phủ của một con lươn rồi nướng, sau đó đem rang với 10 g đường vàng và tán bột pha bột này với nước ấm với lượng vừa phải để uống 3-4 lần/ngày, mỗi lần 1-2 muỗng cà phê bài thuốc này dùng trị tiêu chảy với phân có đàm nhớt và máu.
Hầm một con lươn với 250 ml rượu chát đỏ cho đến khi cạn, lấy lươn ra nướng khô vàng rồi tán thành bột và pha với một ít rượu để uống khoảng 7-10 g/ngày.
Bài thuốc này rất hiệu quả cho người suy nhược do lạm dụng tình dục. Món lươn hầm chung với sả và rau ngổ được ghi nhận là trị phong thấp rất tốt. Để chữa trị chứng bất lực.
Trẻ em biếng ăn, bụng ỏng đít beo, đại tiện phân sống, gầy còm là chắc chắn suy dinh dưỡng. Món ăn từ lươn để sử dụng cho trường hợp này được chế biến bằng cách lấy 300 g thịt lươn cùng với các vị dược liệu gồm đương quy, đẳng sâm (mỗi thứ 15 g) cho vào túi vải bỏ vào nồi với lượng nước vừa phải nấu trong 1 giờ rồi vớt bỏ túi thuốc, thêm gia vị (hành, gừng, muối), nấu thêm 1 giờ nữa là được.
Video đang HOT
Lưu ý khi nấu lươn nên dùng nồi đất vì lươn kỵ kim khí. Hơn nữa, kinh nghiệm cho thấy nồi đất làm bớt mùi tanh của lươn. Máu lươn tương khắc với kim loại do đó khi làm thịt lươn không nên dùng dao sắt, tốt nhất là dùng cật tre vót mỏng.
Theo thanhnien
Phượng vĩ thảo có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp
Phượng vĩ thảo hay còn được gọi là cỏ phượng vĩ. Là loại cây thảo nhỏ, cao 30 - 40cm. Thân rễ ngắn mọc bò, lá chia ra làm nhiều đoạn xòe ra như đuôi con phượng, mép lá các đoạn có khía cạnh. Cây mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở quanh bờ giếng, chân tường, vách đất, rìa đường...
Phượng vĩ thảo có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết, chỉ lỵ. Thường được dùng chữa kiết lỵ, viêm đường tiết niệu, cảm phát, viêm họng, ngứa lở. Bộ phận dùng làm thuốc toàn cây, thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô dùng dần.
Phượng vĩ thảo có tác dụng thanh nhiệt.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian
- Chữa tiểu tiện rắt buốt do nóng trong: Phượng vĩ thảo 20 - 30g, lấy 550ml nước vo gạo (dùng nước vo lần thứ hai) sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 - 15 ngày một liệu trình.
- Chữa viêm họng: Phượng vĩ thảo 30g, bồ công anh 20g, cam thảo đất 16g. Tất cả rửa sạch đổ 500ml nước, sắc còn 200ml chia 2 lần uống ngày 1 thang. Dùng liền 5 ngày.
Phượng vĩ thảo.
Hoặc:
Phượng vĩ thảo 30g, bồ công anh 20g, lá húng chanh 12g, lá rẻ quạt 6g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần, dùng liền 5 ngày.
- Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu: Phượng vĩ thảo tươi 60 - 120g, rửa sạch, đổ 1000ml nước sắc còn 300ml nước thay trà uống hàng ngày.
- Chữa lỵ (thể nhẹ): Phượng vĩ thảo 30g, lá mơ lông 20g, cam thảo đất 16g. Tất cả rửa sạch đổ 600ml nước, sắc còn 150ml chia 2 lần uống ngày 1 thang. Dùng liền 5 -10 ngày. Hoặc: Phượng vĩ thảo 30g, rau sam 30g. Sắc uống ngày một thang, dùng 10 ngày một liệu trình.
Lưu ý: Phượng vĩ thảo tính lạnh nên không dùng cho người mắc chứng hư hàn người già yếu mới ốm dậy sử dụng cần thận trọng.
Theo vietbao
Bài thuốc chữa nhiệt miệng Nhiệt miệng là chứng bệnh thường xảy ra vào mùa hè. Đông y cho rằng nguyên nhân là do nắng nóng kéo dài, nhiệt tích lại ở tỳ vị, âm dương mất cân bằng, sức đề kháng bị suy giảm do chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin, khoáng chất từ đó sinh ra bệnh. Phương pháp điều trị theo Đông y là...