Thực phẩm tốt cho sức khỏe bé 7-9 tháng tuổi
Một số thực phẩm dưới đây được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là rất phù hợp với thể chất và sự phát triển của bé 29 – 32 tuần tuổi.
Trong giai đoạn này, khả năng phân giải các chất béo trong cơ thể bé diễn ra mạnh mẽ. Vì thế bạn có thể cho bé ăn đồ luộc, rán nhưng phải là những thực phẩm mềm như bắp cải, bí, cà tím, trứng. Cũng có thể cho bé ăn các món thịt luộc, cá luộc hay ngũ cốc hầm. Một số món ăn dưới đây được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là rất phù hợp với thể chất và sự phát triển của bé 7-9 tháng tuổi.
Cháo
Trong các loại cháo cho các bé trong độ tuổi này, cháo gạo và cháo kê được coi là tốt nhất. Cháo cần được nấu chín nhừ, có độ sánh nhuyễn nhất định nhưng không được khê hay để bén nồi.
Mì
Các loại mì có vị nhạt, sợi nhỏ, mềm, không dai nấu với thịt băm và rau là một trong những món ăn khoái khẩu của các bé. Bạn nên chọn mì tươi hoặc mì ống sợi nhỏ để nấu cho bé, nên hạn chế sử dụng mì ăn liền. Ở một số nước, các bà mẹ còn cho thêm một ít sữa bò khi nấu món mì cho con để tăng thêm chất dinh dưỡng và độ ngon.
Cùng được làm từ nguyên liệu bột mì, bánh bao và bánh mì tươi cũng là món dễ ăn với các bé mà mẹ không mất công chế biến nhiều.
Video đang HOT
Cá
Thịt cá mềm, có hàm lượng canxi phong phú, thịt một số loại cá còn tốt cho tiêu hóa. Vì thế, cá phù hợp để làm thực phẩm bổ sung cho các bữa ăn của bé.
Cách chế biến hấp, luộc sẽ giữ được vị tươi ngon của các loại cá. Bạn nên lựa chọn cá tươi, ít xương (hoặc xương mềm), nhiều thịt. Khi chế biến cho bé ăn nên để vị nhạt một chút, không cần cho nhiều muối hoặc gia vị. Bạn cũng có thể băm nhỏ thịt cá rồi viên nhỏ đem hấp chín để thay đổi khẩu vị và cách thưởng thức món ăn của bé.
Thịt gà
Trong các loại thịt động vật, thịt gà là một trong những thực phẩm dễ tiêu hóa nhất. Khi mới cho bé tập ăn thịt ở giai đoạn này, bạn nên chọn thịt gà xé nhỏ rồi cho bé ăn khoảng nửa thìa cà phê (hoặc nhiều hơn chút ít tùy từng bé). Tuy nhiên, cũng giống với cá, thịt gà nên chế biến với vị nhạt một chút, dù là chiên hay luộc.
Đậu tương
Một chế phẩm “nổi tiếng” của đậu tương là những miếng đậu phụ mềm, thơm, có chứa nhiều protein thực vật, vừa dễ ăn lại vừa bổ dưỡng. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế cho bé ăn đậu phụ trong các món salad mà thay vào đó là các món đậu phụ được chế biến nóng như canh đậu phụ, đậu phụ chiên với lòng đỏ trứng.
Bên cạnh đậu phụ, bạn cũng có thể cho bé làm quen với nước đậu nành (đã được nấu chín kĩ) nhưng không nên uống quá nhiều vì dễ gây đầy bụng.
Theo Trí Thức Trẻ
Mẹo giữ cân bằng chất béo trong bữa ăn của bé
Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Vì vậy việc cho con ăn chất béo hợp lý là điều các mẹ nên quan tâm trong chế độ dinh dưỡng của bé.
1. Trong 6 tháng đầu đời, bé nhận được tất cả các chất béo cơ thể cần từ sữa mẹ. Sữa mẹ có chứa chất béo mà người mẹ có được thông qua chế độ ăn uống của bản thân. Ngoài sữa mẹ, sữa công thức cũng giúp bổ sung những chất béo thiết yếu cho sự phát triển của bé.
2. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bạn cần sử dụng phối hợp cân đối giữa chất béo động vật và chất béo thực vật trong khẩu phần ăn để nạp thêm năng lượng cho thời kì tăng trưởng mạnh mẽ của bé. Ví dụ như khi cháo, bột, hoặc thức ăn dặm của bé đã nấu chín, mẹ có thể trộn một thìa dầu ăn/ dầu mè/ dầu oliu vào thức ăn của con. Đây là một trong những chất béo tốt nhất dành cho cơ thể bé.
3. Khi trẻ quá 2 tuổi, bạn có thể dần dần bắt đầu giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống của bé. Đây cũng là lúc nên cho bé chuyển sang uống sữa ít béo. Bạn có thể tìm các sản phẩm ít béo từ sữa như sữa chua và các chế phẩm khác.
4. Bắt đầu áp dụng các bữa ăn ít chất béo cho trẻ mới đi học bởi đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu có thể bị béo phì. Lượng chất béo cần thiết cho trẻ ở độ tuổi này là 30-40g/ngày, chiếm 20% khẩu phần ăn hàng ngày.
5. Cố gắng hạn chế các loại thức ăn có chứa các chất béo không tốt trong bữa ăn gia đình như chất béo trong thịt, bơ, các loại thực phẩm chiên, bánh ngọt và bánh quy... Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều chất béo tốt như thịt nạc, sữa ít chất béo, bơ thực vật được làm từ các chất béo không bão hòa đa hoặc không bão hòa đơn, các loại hạt, trái cây tươi và rau quả. Bạn cũng nên giảm việc tiêu thụ lượng chất béo bão hòa còn khoảng 10% trong một bữa ăn.
6. Hãy làm tấm gương cho con bạn noi theo bằng cách ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe. Hạn chế thực phẩm đã qua chế biến, các loại thức ăn nhanh, các loại snack, bánh, kem và chocolate...
Theo Trí Thức Trẻ
Trẻ nên được bổ sung dinh dưỡng liên tục Việc bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển trí não phải diễn ra liên tục, đầy đủ để bé phát triển toàn diện bốn khía cạnh then chốt: trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp. Trong 6 năm đầu đời, não bộ của bé không ngừng hoàn thiện và phát triển các chức năng tư duy. Ngay cả khi...