Thực phẩm nên tránh khi mẹ mới mang thai
3 tháng đầu, các mẹ nên thận trọng trong việc ăn uống để đảm bảo có một thai kỳ hoàn hảo nhất.
Ba tháng đầu được cho là thời điểm quan trọng nhất thai kỳ bởi đây là lúc thai nhi hình thành và phát triển và bất cứ hoạt động nào sai lầm của mẹ đều có thể khiến bé bị dị tật bẩm sinh, kém phát triển, thậm chí là sảy thai…
Dưới đây là những thực phẩm chị em không nên ăn khi mới có thai để thai kỳ được “đầu xuôi đuôi lọt”:
Thịt chưa nấu chín
Bạn có thể muốn ăn những loại thịt tái như bít tết, phi lê, nhưng khi mang thai tất cả các loại thịt phải được nấu chín kỹ hoàn toàn. Thịt sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa toxoplasma và một số loại vi khuẩn khác.
Nước ép hoa quả sẵn
Nước trái cây tươi có bán trong các nhà hàng, quán bar hoặc quán cóc vỉa hè có thể không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonella và ecoli. Phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa quả ở nhà. Sử dụng nước ép đóng hộp có thời hạn rõ ràng cũng là lựa chọn an toàn hơn.
Phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa quả ở nhà. (ảnh minh họa)
Rau mầm sống
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm ví dụ như giá đỗ. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt trước khi mầm bắt đầu phát triển và các vi trùng này gần như không thể rửa sạch.
Sữa chưa được tiệt trùng
Video đang HOT
Nếu bạn đang mang thai, tốt nhất không nên uống sữa chưa được tiệt trùng vì nó có thể chưa vi khuẩn listeria. Chỉ mua sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn.
Caffein
Những chứng minh hiện nay cho thấy rằng một lượng caffein vừa phải sẽ không có vấn đề gì khi mang thai. Nhưng nếu tỉ lệ này quá cao có thể làm tăng khả năng sẩy thai. Các bác sĩ chuyên môn khuyên phụ nữ có thai hoặc mong muốn có thai nên hạn chế caffein tối đa là 200mg mỗi ngày. Bạn cũng nên nhớ caffein có cả trong soda, trà, chocolate và nhiều đồ uống khác nữa.
Đồ uống có cồn
Uống rượu nhiều trong khi mang thai có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi nên tránh tất các các loại rượu cũng như các đồ uống có cồn. Điều này bao gồm rượu vang, bia, rượu trứng…
Phô mai tươi và phô mai loại mềm
Ăn phô mai mềm trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho con bởi phô mai làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, nó có thể dẫn tới sẩy thai, sinh non và tử vong. Tốt nhất bạn nên tránh các loại phô mai như: brie, camembert, feta, phô mai xanh, phô mai tươi – trừ các sản phẩm có ghi trên nhãn được tiệt trùng hoàn toàn. Để đảm bảo bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Sushi
Nếu là fan của sushi thì nên hạn chế món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Bộ y tế Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.
Nếu là fan của sushi thì nên hạn chế món này trong 9 tháng mang thai. (ảnh minh họa)
Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Cá kiếm, cá kình, cá thu… có chứa hàm lượng metyl thủ ngân. Kim loại này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai nên chọn cá có ít thủy ngân, như cá tra, cá hồi, cá ngừ trắng đóng hộp. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc bất kỳ chất bổ sung khác trong khi mang thai.
Pate
Pate có thể được làm từ các loại thịt dễ bị hỏng vì vậy nó có thể chứa listeria. Giữ pate trong tủ lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn này nhưng sẽ không thể ngăn chặn nó hoàn toàn. Bởi vì phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị nhiễm listeria do đó nên tránh các loại thịt đông lạnh.
Rau củ quả chưa rửa
Mang thai không có nghĩa là không có thời gian để rửa sạch các loại rau củ quả trước khi dùng. Bạn phải chắc chắn rửa chúng kỹ dưới vòi nước chảy. Một số ký sinh trùng như toxoplasma có thể sống ký sinh trên trái cây, rau củ chưa rửa. Nó sẽ gây nguy hại cho thai nhi. Cắt bỏ bất kỳ phần rau củ nào bị thâm, nát vì các vi khuẩn có thể trú ngụ ở đó.
Hải sản có vỏ sống
Sò, ốc, hàu sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các bệnh do thủy sản gây ra. “Thủ phạm” bao gồm các ký sinh trùng và vi khuẩn thường không được tìm thấy trong hải sản nấu chín. Khi mang thai vẫn có thể ăn các loại động vật có vỏ nhưng phải nấu kỹ. Hàu, trai và hến phải nấu chín cho đến khi vỏ mở, nếu không mở thì bạn không nên dùng.
Theo Khampha
Những bất thường ở tử cung dễ gây vô sinh
Tử cung là bộ phận sinh đẻ quan trọng của người phụ nữ. Những bất thường ở tử cung có nhiều loại, có khi là những dị tật bẩm sinh ...
Ảnh minh họa: Internet
Tử cung là bộ phận sinh đẻ quan trọng của người phụ nữ. Những bất thường ở tử cung có nhiều loại, có khi là những dị tật bẩm sinh ngay khi còn trong bào thai, có khi là bệnh mắc phải ở tử cung khiến người phụ nữ không thể mang thai.
Bất thường bẩm sinh
Không có tử cung: Có những phụ nữ bẩm sinh đã không có tử cung, dù các bộ phận khác như âm hộ, buồng trứng, vòi trứng vẫn có như người bình thường, thì không thể mang thai.
Tử cung đôi: Có 2 tử cung, mỗi tử cung có một cổ tử cung riêng biệt kèm theo 2 âm đạo. Dị tật này gây vô sinh vì khối lượng của mỗi tử cung quá nhỏ. Tuy vậy, cũng có người vẫn có thể mang thai, thậm chí khi thì mang thai ở tử cung bên này khi lại ở tử cung bên cạnh.
Có 2 tử cung, 2 cổ tử cung nhưng lại chỉ có một âm đạo. Có trường hợp 2 tử cung nhưng lại chung nhau một cổ tử cung. Có trường hợp tử cung một sừng, trên thực tế cũng là loại dị tật 2 tử cung nhưng một bị teo đi, chỉ còn lại một tử cung với một vòi trứng.
Có trường hợp tử cung kém phát triển, luôn ở dạng tử cung của trẻ em với hình dáng nhỏ bé, các tỷ lệ, kích thước ngược với tử cung một phụ nữ trưởng thành nên rất khó để mang thai.
Những tổn thương bệnh lý
Tắc vòi tử cung: Tử cung có 2 vòi, là 2 ống dẫn từ thân tử cung sang 2 bên, tiếp giáp với buồng trứng, thu nhận trứng chín rụng xuống để thụ tinh với tinh trùng người đàn ông (khi giao hợp) trở thành phôi và chuyển dần vào trong lòng tử cung để làm tổ và phát triển thành thai.
Trường hợp do viêm nhiễm khiến vòi tử cung bị dính, tắc lại nên tinh trùng không thể đi lên và trứng sau khi rụng cũng không thể di chuyển về phía buồng tử cung nên không thể thụ thai. Ngoài ra vòi tử cung có thể bẩm sinh bị chít hẹp hoặc bị khối u chèn ép, ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng và trứng.
Tử cung bị dính: Bình thường bên trong tử cung là một khoang rỗng, có lớp niêm mạc bao phủ. Chính lớp niêm mạc này do biến đổi nội tiết theo chu kỳ, hàng tháng bong ra gây chảy máu tạo nên kinh nguyệt.
Trường hợp buồng tử cung bị viêm nhiễm, lớp niêm mạc bị tổn thương làm cho buồng tử cung dính các mặt lại với nhau hoàn toàn (sẽ gây vô kinh) hoặc một phần (gây kinh ít và đau bụng kinh). Những tổn thương này ở niêm mạc tử cung khiến trứng thụ tinh không làm tổ được tại đó gây vô sinh.
Tử cung có khối u: Thường gặp là các u xơ tử cung. Các khối u này khi to lên sẽ làm buồng tử cung biến dạng, không thuận lợi cho phôi thai làm tổ. Có khi tuy khối u không lớn nhưng lại ở vị trí sát với lỗ thông lên vòi tử cung gây tắc đường di chuyển của trứng và tinh trùng.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Nuôi cấy thành công "cậu nhỏ" trong phòng thí nghiệm Các nhà khoa học đã phát triển thành công dương vật trong phòng thí nghiệm và họ có thể sẽ tiến hành thử nghiệm trên người trong vòng 5 năm nữa. Tin tức trên Daily Mail cho biết, các nhà khoa học đến từ Viện Y học tái tạo Wake Forest, Bắc Carolina (Mỹ) đã phát triển thành công dương vật trong phòng...