Thực phẩm ‘độc bảng A’ có thể gây ung thư, nhiều người Việt ăn hàng ngày
Nhiều thực phẩm bạn ăn hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư, nhưng điều đáng lo ngại là rất nhiều món trong số này lại là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt, thậm chí được sử dụng để ăn hàng ngày.
Ảnh minh họa: Internet
Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, hầu hết các bệnh ung thư đều có thể được ngăn chặn từ sớm. Hiện nay, các nhà khoa học ước tính rằng có 60-70% các bệnh ung thư đều có thể ngăn ngừa được bằng những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống và lối sống.
Như vậy, bằng việc thay đổi những thói quen ăn uống hàng ngày, bạn không chỉ cải thiện sức khỏe của mình mà còn có thể phòng ngừa khả năng mắc phải ung thư.
Dưới đây là những loại thực phẩm có khả năng gây ung thư mà bạn cần tránh:
Thực phẩm hun/xông khói
Nitrat và nitrit là các chất bảo quản để ngăn ngừa thực phẩm bị hư hỏng, cũng như tăng thêm màu sắc cho thịt. Khi bị nấu chín, nitrit và nitrat biến đổi thành các chất khác gọi là hợp chất N-nitroso, chẳng hạn như nitrosamine và nitrosamides. Các hợp chất N-nitroso có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư. Một số loại thịt chế biến sẵn bạn nên hạn chế là thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, thịt dăm bông, thịt bò khô và xúc xích Italia.
Cá nuôi
Theo Food and Water Watch, cá nuôi có thể nhiễm các chất ô nhiễm hóa học cao hơn so với cá tự nhiên, bao gồm chất PCB – một loại chất gây ung thư. Cá nuôi thường được cho dùng thuốc kháng sinh và một số chất khác không tốt cho sức khỏe người dùng.
Những túi đựng bắp rang bơ có chứa Perfluoroalkyl, axit perfluorooctanoic (PFOA) và perfluorooctane sulfonate (PFOS) để ngăn dầu thấm qua bao bì. Khi tiếp xúc với nhiệt nóng, những hóa chất này sẽ thấm vào bắp rang. Khi bạn ăn phải những chất này, chúng xuất hiện dưới dạng chất gây ô nhiễm máu. Chất PFOA có mối liên hệ với các khối u trong cơ quan động vật (gan, tuyến tụy, tinh hoàn và tuyến vú ở chuột), đồng thời nó cũng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Ảnh minh họa: Internet
Thịt nướng
Hydrocarbon thơm đa vòng (PAH) là các chất được tạo ra khi đốt cháy một vài loại vật liệu, chẳng hạn như than hoặc gỗ. Một vấn đề khác là chất béo từ thịt nhỏ giọt vào than khi nướng thịt sẽ tạo ra khói và lửa, điều này cho phép các chất PAH bám vào thức ăn, làm tăng nguy cơ tiếp xúc với chất gây ung thư.
Dầu Hydro hóa
Dầu Hydro hóa hay còn gọi là trans-fat, là một sản phẩm nhân tạo. Các loại dầu này có cấu trúc hóa học đã được thay đổi tăng khả năng chống oxy hóa (ôi, thiu), từ đó tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm. Trans-fat có thể khiến hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, gây sưng viêm và liên quan đến các bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường cùng các bệnh mãn tính khác. Ngoài việc được chiết xuất từ nguồn gốc hóa học, dầu Hydro hóa cũng được sử dụng để che mùi và thay đổi hương vị của dầu.
Video đang HOT
Đồ ăn quá nóng có thể gây ung thư thực quản
Các thực phẩm nóng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, chủ yếu bao gồm cà phê nóng, trà sữa nóng, canh cay và lẩu,… Mặc dù nó có thể thỏa mãn khẩu vị của mỗi người, nhưng đây lại là những thủ phạm làm hỏng thực quản và gây ung thư thực quản.
Nếu thời gian dài ăn uống các loại thực phẩm nóng hơn 65 độ C, nguy cơ phát triển ung thư thực quản sẽ lên tới 70%. Bình thường khi ăn cơm, có thể dùng môi để thử nhiệt độ, thức ăn nóng vừa lấy ra khỏi nồi không nên ăn ngay.
Nitrat và nitrit là các chất bảo quản để ngăn ngừa thực phẩm bị hư hỏng, cũng như tăng thêm màu sắc cho thịt. Khi bị nấu chín, nitrit và nitrat biến đổi thành các chất khác gọi là hợp chất N-nitroso, chẳng hạn như nitrosamine và nitrosamides. Các hợp chất N-nitroso có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư. Một số loại thịt chế biến sẵn bạn nên hạn chế là thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, thịt dăm bông, thịt bò khô và xúc xích Italia. Ảnh minh họa: Internet
Thực phẩm ướp muối gây ung thư dạ dày
Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Trong thời gian dài ăn thực phẩm chứa lượng muối cao sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày. Trong các loại thực phẩm ngâm chứa rất nhiều nitrite, trong quá trình ngâm, muối sẽ tạo ra nitrite, nó thuộc loại chất gây ung thư rất mạnh. Bình thường cố gắng ăn ít các loại thực phẩm như: thịt xông khói, dưa muối và lượng muối không được vượt quá 5 gram mỗi ngày.
Thực phẩm chiên có thể gây ung thư ruột
Trong quá trình chế biến các loại thực phẩm ở nhiệt độ cao hơn 120 độ như chiên, rán với dầu ăn (dầu thực vật), dầu ăn sẽ sản sinh ra acrylamide – sản phẩm trung gian được tạo thành từ phản ứng hoá học giữa đường khử nhiệt và acide amine asparagine, có thể gây bệnh ung thư, chất này làm tăng nguy cơ ung thư đường ruột và ung thư dạ dày.
Cố gắng hạn chế ăn thực phẩm chiên, nên ăn nhiều rau và trái cây tươi, mỗi ngày bạn phải ăn 150 gram ngũ cốc nguyên hạt và 30 phút tập thể dục nhịp điệu mỗi ngày, để giảm khả năng gây ung thư của polyp ruột.
Nước soda hoặc nước uống thể thao có rất ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Những thức uống này có chứa siro bắp hàm lượng fructose, màu thực phẩm, dầu thực vật BVO (chất chống cháy) và đường hóa học aspartame cao. Tất cả các chất này đều làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư. Ảnh minh họa: Internet
Bắp rang bơ
Những túi đựng bắp rang bơ có chứa Perfluoroalkyl, axit perfluorooctanoic (PFOA) và perfluorooctane sulfonate (PFOS) để ngăn dầu thấm qua bao bì. Khi tiếp xúc với nhiệt nóng, những hóa chất này sẽ thấm vào bắp rang. Khi bạn ăn phải những chất này, chúng xuất hiện dưới dạng chất gây ô nhiễm máu. Chất PFOA có mối liên hệ với các khối u trong cơ quan động vật (gan, tuyến tụy, tinh hoàn và tuyến vú ở chuột), đồng thời nó cũng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Trái cây và rau củ không sạch (còn chất bảo vệ thực vật)
Các loại rau củ quả không được trồng theo phương pháp hữu cơ thường sẽ còn rất nhiều chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hoặc được gieo trồng bằng hạt giống biến đổi. Tất cả yếu tố này đều liên quan đến việc tăng nguy cơ bị ung thư.
Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thịt được bảo quản thường chứa nhiều nitrit, nitrat, chất bảo quản với số lượng lớn. Những chất này có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày và các loại ung thư khác. Thực phẩm chế biến sẵn cũng thường chứa nhiều bột mì trắng, đường, dầu, màu thực phẩm, hương liệu và các thành phần không tốt cho sức khỏe khác.
Theo Food and Water Watch, cá nuôi có thể nhiễm các chất ô nhiễm hóa học cao hơn so với cá tự nhiên, bao gồm chất PCB – một loại chất gây ung thư. Cá nuôi thường được cho dùng thuốc kháng sinh và một số chất khác không tốt cho sức khỏe người dùng. Ảnh minh họa: Internet
Đường tinh luyện
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa đường và nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như lượng mỡ trong máu, mức HDL cholesterol thấp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nồng độ triglyceride trong máu cao, béo phì, ức chế miễn dịch, viêm khớp và một loạt các bệnh khác. Các tế bào ung thư cũng phát triển mạnh khi bạn dùng nhiều đường.
Nước soda/Nước uống thể thao
Nước soda hoặc nước uống thể thao có rất ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Những thức uống này có chứa siro bắp hàm lượng fructose, màu thực phẩm, dầu thực vật BVO (chất chống cháy) và đường hóa học aspartame cao. Tất cả các chất này đều làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư.
Thực phẩm nhiều calo có thể gây ung thư tuyến tụy
Thường xuyên ăn thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường và protein cao có thể gây ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm chứa lượng calo cao cũng có thể làm tăng gánh nặng cho tuyến tụy và cuối cùng gây ung thư tuyến tụy.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
5 thực phẩm gây ung thư mà người Việt vẫn ăn mỗi ngày
Ông cha ta vẫn có câu: "Bệnh từ miệng mà ra" để nhắc nhở về thói quen ăn uống hằng ngày. Thực tế cho thấy, có rất nhiều thực phẩm chứa nhiều chất gây ung thư, nhưng mọi người không biết.
Đồ ăn quá nóng có thể gây ung thư thực quản
Các thực phẩm nóng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, chủ yếu bao gồm cà phê nóng, trà sữa nóng, canh cay và lẩu,... Mặc dù nó có thể thỏa mãn khẩu vị của mỗi người, nhưng đây lại là những thủ phạm làm hỏng thực quản và gây ung thư thực quản.
Nếu thời gian dài ăn uống các loại thực phẩm nóng hơn 65 độ C, nguy cơ phát triển ung thư thực quản sẽ lên tới 70%. Bình thường khi ăn cơm, có thể dùng môi để thử nhiệt độ, thức ăn nóng vừa lấy ra khỏi nồi không nên ăn ngay.
Thực phẩm ướp muối gây ung thư dạ dày
Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Trong thời gian dài ăn thực phẩm chứa lượng muối cao sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày. Trong các loại thực phẩm ngâm chứa rất nhiều nitrite, trong quá trình ngâm, muối sẽ tạo ra nitrite, nó thuộc loại chất gây ung thư rất mạnh. Bình thường cố gắng ăn ít các loại thực phẩm như: thịt xông khói, dưa muối và lượng muối không được vượt quá 5 gram mỗi ngày.
Thực phẩm chiên có thể gây ung thư ruột
Trong quá trình chế biến các loại thực phẩm ở nhiệt độ cao hơn 120 độ như chiên, rán với dầu ăn (dầu thực vật), dầu ăn sẽ sản sinh ra acrylamide - sản phẩm trung gian được tạo thành từ phản ứng hoá học giữa đường khử nhiệt và acide amine asparagine, có thể gây bệnh ung thư, chất này làm tăng nguy cơ ung thư đường ruột và ung thư dạ dày.
Ảnh minh họa.
Cố gắng hạn chế ăn thực phẩm chiên, nên ăn nhiều rau và trái cây tươi, mỗi ngày bạn phải ăn 150 gram ngũ cốc nguyên hạt và 30 phút tập thể dục nhịp điệu mỗi ngày, để giảm khả năng gây ung thư của polyp ruột.
Chất phụ gia và các chất gây nhiễm khác có trong thực phẩm
Các nhà khoa học phương Tây cho thấy, sử dụng một số phẩm nhuộm thực phẩm có thể gây ra ung thư như chất paradimethyl amino benzen dùng để nhuộm bơ thành "bơ vàng" có khả năng gây ung thư gan.
Tại các nước này sử dụng các phẩm nhuộm thức ăn cũng như các chất phụ gia được kiểm duyệt rất nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn thực phẩm. Việc sử dụng phẩm màu công nghiệp trong chế biến thức ăn ở nước ta còn chưa được quản lý nghiêm ngặt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và đây cũng là một trong những tác nhân gây ung thư.
Không mua thức ăn có màu sắc sặc sỡ hoặc nghi ngờ có sử dụng phẩm màu không cho phép. Nên dùng màu sắc tự nhiên trong chế biến thức ăn như màu đỏ của cà chua, gấc; màu vàng của nghệ.
Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra các thực phẩm có chứa dư lượng, tàn tích của các thuốc trừ sâu, không chỉ có thể gây ra ngộ độc cấp tính mà còn khả năng gây ung thư. Do vậy, vấn đề an toàn thực phẩm, tiêu thụ rau sạch hiện nay đang được xã hội quan tâm.
Cách nấu nướng và bảo quản thực phẩm: Một số cách nấu thức ăn và bảo quản thực phẩm có thể sẽ tạo ra chất gây ung thư. Những thức ăn hun khói có thể bị nhiễm benzopyren, một chất gây ung thư thực nghiệm. Việc nướng trực tiếp thịt ở nhiệt độ cao có thể tạo ra một số sản phẩm có khả năng đột biến gen như dioxin, hydro-cacbon thơm đa vòng...
Chất béo và thịt
Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy có mối liên quan giữa bệnh ung thư đại trực tràng với chế độ ăn nhiều mỡ, thịt động vật. Chế độ ăn nhiều mỡ, thịt gây ung thư qua cơ chế làm tiết nhiều axit mật, chất ức chế quá trình biệt hóa của các tế bào niêm mạc ruột.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu mối liên quan chặt chẽ tiêu thụ chất béo với ung thư vú. Tỷ lệ tử vong do mắc ung thư vú tăng theo mức tiêu thụ mỡ.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp
Sức khỏe răng miệng kém có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan tới 75% Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Queen's Belfast (Anh) cho thấy tồn tại mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe răng miệng và nguy cơ mắc một số bệnh ung thư trên đường tiêu hóa. Shutterstock Vậy, sức khỏe răng miệng làm tăng nguy cơ ung thư như thế nào? Nghiên cứu mới cho thấy sức khỏe răng miệng kém...