Thực phẩm cho trẻ ăn dặm tuyệt đối không nên để tủ lạnh
Khoai tây để lạnh sẽ làm cho chất bột có trong khoai chuyển hóa thành đường nhanh chóng, và cuối cùng mẹ sẽ cho bé ăn một củ khoai tây ngọt và lắm sạn.
Cà chua
Quá trình làm lạnh sẽ làm cả chua mất khả năng chín tự nhiên.
Quá trình làm lạnh sẽ làm cả chua mất khả năng chín tự nhiên, mà mẹ vẫn biết là, cà chua chỉ ngon khi để chín tự nhiên mà thôi. Ngoài ra, hơi lạnh từ tủ sẽ phá vỡ kết cấu của quả cà chua, cụ thể là lớp màng bên trong vỏ cà, khiến cho quả cà chua tươi ngon mọng nước trở nên đầy những bột. Cách tốt nhất mẹ nên bảo quản cà chua là để vào trong rổ ở nơi mát mẻ thoáng khí.
Khoai tây
Khoai tây để lạnh sẽ làm cho chất bột có trong khoai chuyển hóa thành đường nhanh chóng, và cuối cùng mẹ sẽ cho bé ăn một củ khoai tây ngọt và lắm sạn. Khoai tây sẽ được bảo quản tốt nhất nếu mẹ để vào trong túi giấy ở chỗ tối và thoáng mát. Túi giấy là lựa chọn tốt nhất bởi nếu là bao ni lông thì sẽ quá kín và không khí bên ngoài không thể lọt vào được.
Quả bơ
Với nhiều bé, bơ luôn là món khoái khẩu bởi độ béo ngậy và thơm ngon, đặc biệt là khi mẹ trộn với sữa hoặc đánh sinh tố cho con . Bơ còn là loại quả giàu dinh dưỡng và cung cấp nhiều chất béo có lợi. Nếu mẹ mua bơ chưa chín cho bé, đừng”dại”cho vào tủ lạnh vì có thể 5 ngày sau mẹ bỏ ra, quả bơ vẫn còn cứng nguyên và rất khó ăn. Còn nếu bơ đã chín rồi thì mẹ có thể vô tư giữ trong tủ lạnh.
Một số loại quả
Dưa ngọt, nho, cam, các loại quả họ cam và chuối là những loại hoa quả không nên bảo quản trong tủ lạnh vì một khi để ở nhiệt độ quá thấp sẽ làm hoa quả chưa chín bị ủng thối. Nếu dưa ngọt đã bổ ra rồi mới cho vào tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng trước khi ăn, bạn sẽ càng cảm thấy ngon ngọt hơn. Còn chuối để trong tủ lạnh sẽ chuyển sang màu sẫm, vị ngọt sẽ giảm.
Dầu olive
Bạn đã từng cất dầu olive vào trong tủ lạnh? Chúng tôi khuyên bạn không nên. Bởi cất dầu olive trong tủ chỉ làm cho dầu ngưng tụ và đông cứng lại mà thôi. Cách tốt nhất để lưu trữ chính là giữ nó ở trong chai và cất ở nôi tươi mát như tủ bếp.
Video đang HOT
Các loại rau thơm
Trừ khi được bọc chặt chẽ trong những chiếc túi hoặc đặt trong một chiếc bình kín, còn không đừng để các loại rau thơm trong tủ lạnh. Các loại rau này có thể hấp thụ mùi của các thực phẩm khác trong tủ lạnh và khiến chúng không còn mùi vị như lúc đầu. Hơn nữa, chúng cũng bị héo nhanh nếu để trong tủ lạnh.
Mật ong
Mật ong không cần thiết phải trữ trong tủ lạnh.
Mật ong không cần thiết phải trữ trong tủ lạnh. Loại thực phẩm này có hạn sử dụng là mãi mãi nếu được đóng kín nắp. Nếu mẹ cho mật ong vào tủ lạnh, mật sẽ bị kết tủa và sẽ trông như những hạt pha lê nhỏ, mẹ khó có thể lấy để làm món bánh mì chấm mật ong ngon lành cho bé nữa.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm
- Không nên nấu rau củ quá lâu vì sẽ làm hủy hết vitamin.
- Thức ăn thừa của bé nên bỏ đi, không nên để dành cho lần sau.
- Tránh những loại nước giải khát đóng hộp vì có thể làm hại cho hệ răng của bé, chỉ nên dùng nước lọc nấu chín.
- Không nên dùng quá nhiều muối và gia vị khi chế biến thức ăn cho bé.
Hãy cho trẻ ăn dặm đúng cách.
- Tập bé ăn một loại thức ăn mới trong vài ngày, sau đó theo dõi xem có những phản ứng dị ứng không (như tiêu chảy, ói mửa… ), sau khi bé đã quen mới tập ăn loại thức ăn khác.
Theo Khỏe & Đẹp
Qui tắc 'nhập môn' cho mẹ có con tập ăn dặm
Muốn tránh cảnh khổ sở vì con biếng ăn, ăn rong, khi mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ PHẢI tuân thủ những nguyên tắc này.
Nhà tôi có 4 chị em gái, chỉ có chị cả là làm chuyên gia dinh dưỡng, còn tôi và hai chị nữa đều theo ngành ngân hàng của bố mẹ. Thành thử ra, mọi chuyện liên quan đến nuôi con ba chị em tôi chẳng cần đi đâu xa, cứ "cơm nắm muối vừng" sang nhà chị học hỏi. Tôi vẫn nhớ mãi đợt bé Kem nhà tôi cai sữa, chuyển sang ăn dặm, không có chị đúng là tôi chẳng biết xoay xở thế nào.
Hồi ấy, mua đủ thứ từ ghế ngồi ăn, bát thìa đến yếm ăn, tôi hí hửng bắt đầu "chiến dịch". Ba ngày đầu "ra quân" tôi thất bại hoàn toàn, con hất cháo tung tóe ra sàn, khóc to hơn tiếng mẹ quát, ăn chẳng được miếng nào, rồi thì chồng, mẹ chồng không thông cảm lại còn nói "Có mỗi việc cho con ăn cũng không làm được".
Căng quá, tôi quyết định xin nghỉ hẳn 3 ngày, bế con sang nhà chị cả, nhờ chị làm mẫu, tôi thì vừa quan sát, vừa ghi chép. 3 ngày "học cho con ăn" của tôi cũng không phải là phí, sau khi từ nhà bác về, Kem ăn ngon lành. Tất cả là nhờ mấy chiêu tôi học được của chị.
1. Ăn vui như chơi
Trẻ con như tờ giấy trắng, do đó, bất kể là chuyện ăn uống hay học hành, ấn tượng đầu tiên sẽ hình thành nên chuyện yêu - ghét của trẻ. Mẹ phải có kế sách tạo niềm vui cho con ngay từ bữa đầu tiên thì sau này con mới không thấy chuyện ăn uống là cực hình, đeo yếm ăn giống đeo "gông" vào cổ.
Để thu hút sự chú ý của Kem, chị tôi nấu những món có nhiều màu sắc bắt mắt, có hôm chị còn "thiết kế" một đĩa cháo có hình mặt cười. Chị còn kể mỗi khi cho Bống nhà chị ăn rau súp lơ, chị cho con tưởng tượng mình là một chú hươu cao cổ to lớn đang "ngốn" từng cụm lá cây. Tôi tự nhủ sẽ áp dụng cách này khi Kem lớn hơn.
Những hình ảnh, màu sắc bắt mắt sẽ giúp thu hút bé trong bữa ăn (Ảnh minh họa)
2. Ăn cùng cả nhà
Sau này khi Kem biết ăn ngồi, tôi tính đến chuyện cho con ăn cùng cả nhà như lời chị khuyên nhưng tôi nghĩ con thì mới bé tí, ngồi ăn cùng mọi người đâu tiện, chỉ nguyên cho con ăn tôi cũng đã mệt phờ rồi, lấy đâu ra thời gian ăn nữa. Thế nhưng, chỉ sau bữa ăn đầu tiên tôi đã nghĩ khác.
Thấy đông người, con khá thích thú. Rồi lúc ăn, mỗi người chêm vào một câu khen, thế là con cứ nuốt tằng tằng, chẳng mấy mà hết vèo đĩa bột. Giờ tôi mới thấy cho con ăn cùng cả nhà vừa đỡ mệt, lại vừa tiết kiệm thời gian.
3. Thử vài lần trước khi bỏ
Cho con ăn dặm thời gian đầu mới cai sữa là khó khăn nhất bởi con đang chỉ quen bú sữa mẹ bỗng được đút một thứ đồ ăn có mùi vị lạ vào miệng, bé không có phản xạ nuốt vào mà thường nhè ngay ra. Nhiều mẹ khi ấy cứ nghĩ con không hợp và liên tục đổi hết từ món này sang món khác.
Thực ra, ngay sau khi cai sữa thì món nào với bé cũng lạ như nhau. Do đó, trước khi bỏ, mẹ cần kiên trì cho con ăn thử vài bữa, có thể là thử thay đổi công thức nấu, cách nêm nếm, nếu con nhất quyết không chịu thì mới chuyển sang món khác.
4. Con tự cho mình ăn
Chị dạy tôi rằng đối với chuyện ăn uống, để con ở thế chủ động, con sẽ cảm thấy phấn khích và ăn được nhiều hơn. Ví dụ, khi con còn nhỏ, mẹ chọn thìa bát theo màu sặc sỡ vì đó thường là màu con yêu thích, khi con lớn hơn, mẹ để con tự xúc bằng thìa nếu con muốn, thậm chí khi nấu đồ cho con, mẹ hãy để con cùng tham gia hỗ trợ những việc nhỏ nhặt.
Cảm giác tự mình làm hoặc mình có giúp sức sẽ khiến con thấy vui và ăn được nhiều hơn. Không kể đâu xa, ngay cả người lớn, lần nào tự nấu cũng có xu hướng ăn nhiều hơn hoặc ăn hết.
Mẹ để con tự xúc cơ! (Ảnh minh họa)
5. Cẩn thận con sặc
Sặc, mắc hóc là những điều mẹ nào cũng lo khi cai sữa và chuyển cho con sang ăn dặm. Do đó, các mẹ cần có những đề phòng và chuẩn bị nhất định cho những trường hợp không may này. Mặc dù để con tự chủ động xúc cơm ăn nhưng mẹ tuyệt đối không được để con ngồi ăn một mình.
Thêm nữa, khi cho con ăn mẹ nên hạn chế những loại thức ăn có nguy cơ gây hóc như bỏng, lạc, các loại hạt... Và điều quan trọng cuối cùng là các mẹ nên tìm hiểu và nắm rõ các bước sơ cứu khi trẻ bị hóc.
Với 5 độc chiêu được truyền dạy như trên mà tôi đã vượt qua được biết bao khó khăn khi cho Kem ăn dặm. Hi vọng các mẹ thấy hữu ích và áp dụng thành công.
Theo Khám Phá
Dấu hiệu nhận biết con tăng động Không ít mẹ chưa biết cách phân biệt trẻ hiếu động ở mức nào thì là bình thường, mức nào là nguy hiểm. Trẻ con luôn luôn hiếu động. Tuy nhiên, điều quan trọng là hiếu động ở mức nào thì được coi là bình thường, còn mức nào thì bị coi là rối loạn tâm lý, tăng động giảm chú ý. Có...