Thực phẩm bài độc, giúp vòng eo thon gọn
Những thực phẩm dưới đây có thể bạn ăn hằng ngày mà không biết rằng nó có tác dụng bài độc, thanh lọc máu và giảm tích mỡ vùng bụng.
Rau khoai lang
Rau khoai lang dễ mang lại cảm giác no, lại có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, giúp ngăn ngừa táo bón.
Ngó sen có tác dụng lợi tiểu, có thể đẩy nhanh quá trình bài thải các chất độc ra khỏi cơ thể giúp thanh lọc máu.
Kê
Kê dễ tiêu hoá, không gây kích thích thành dạ dày, nên thích hợp để làm món ăn giải độc cho cơ thể. Cháo kê có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, cũng là nguồn dưỡng chất phong phú giúp làn da trắng đẹp.
Gạo lứt vẫn giữ được nguyên cám gạo, hàm lượng xơ phong phú, có tác dụng hút nước, hút chất béo, mang lại cảm giác no. Do đó có thể hỗ trợ quá trình tiêu hoá và bài độc cho cơ thể. Ăn 1 bát cháo gạo lứt mỗi sáng cũng là lựa chọn không tồi để bài độc cho cơ thể.
Đậu đỏ
Đậu đỏ giúp tăng cường hoạt động của dạ dày và ruột, giảm thiểu tình trạng táo bón, có tác dụng lợi tiểu. Có thể uống nước đậu đỏ không đường cách nhật để thúc đẩy quá trình bài độc của cơ thể.
Video đang HOT
Cà rốt
Cà rốt giúp cải thiện tình trạng táo bón. Hàm lượng beta-carotene phong phú giúp trung hoà độc tố trong cơ thể. Cà rốt tươi có công dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng rất tốt. Có thể dùng hỗn hợp nước cà rốt, mật ong, chanh tươi để giải khát và bài độc cho cơ thể.
Củ mài
Sơn dược rất tốt cho hệ tiêu hoá, giúp giảm thiểu hiện tượng tích mỡ dưới da, ngăn ngừa béo phì, và tăng cường hệ miễn dịch.
Khoai lang
Khoai lang giàu chất xơ dễ tiêu hoá, giúp hỗ trợ cho hoạt động của ruột và dạ dày, đẩy nhanh quá trình bài chất thải ra khỏi cơ thể.
Đậu xanh
Đậu xanh có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giải khát. Ăn đậu xanh thường xuyên giúp bài độc cho cơ thể, và chống phù nề. Tuy nhiên, thời gian đun đậu xanh không nên quá lâu để tránh phá huỷ các axit hữu cơ, làm giảm tác dụng vốn có.
Yến mạch
Yến mạch cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, bài độc cho cơ thể.
Mướp đắng
Trong mướp đắng chứa 1 loại protein có hoạt tính sinh lý chống ung thư rất mạnh. Loại protein này có thể kích thích chức năng phòng vệ của hệ miễn dịch, giúp tăng cường hoạt tính của các tế bào miễn dịch, từ đó tiêu trừ các chất độc hại trong cơ thể.
Củ cải trắng
Củ cải trắng có công dụng lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hoá, và cũng có lợi cho việc giảm cân.
Hành tây
Hành tây giúp tăng cường chức năng tiêu hoá, và đặc biệt có lợi cho gan. Hành tây kết hợp với các lại rau củ giàu chất xơ như hoa lơ xanh, cà rốt, rau cần…sẽ giúp phân giải các độc tố tích tụ trong cơ thể hiệu quả hơn, mang lại công dụng bài độc rõ rệt.
Theo Dân Trí
Món ăn, nước uống trị sốt cho trẻ trong mùa hè
Sốt mùa hè là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi và có liên quan mật thiết tới khí hậu thời tiết, đặc biệt bệnh hay xảy ra ở những vùng có khí hậu nắng nóng.
Nguyên nhân chủ yếu do cơ thể trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, chức năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn thiện, chưa đủ sức thích ứng với thời tiết nóng bức trong mùa hè, nên phát sốt.
Đặc trưng của bệnh là sốt từ 37,5 - 39 độ C, nếu tiết trời mát mẻ thì nhiệt độ cơ thể trẻ cũng trở lại bình thường. Trẻ chủ yếu sốt về ban ngày, khát nước nhưng ít khi ra mồ hôi, trẻ ăn kém, quấy khóc, bứt rứt mệt mỏi. Khi đưa trẻ đi khám bệnh và làm các xét nghiệm toàn thân không có gì đặc biệt. Lúc này cần có chế độ ăn uống phù hợp, vừa bổ dưỡng vừa có tác dụng giải nhiệt giúp cơ thể có đủ điều kiện thích nghi với nắng nóng. Xin giới thiệu một số món ăn, nước uống chữa bệnh sốt mùa hè để bạn đọc tham khảo áp dụng.
Cháo đậu xanh
Cháo đậu xanh: đậu xanh 30g, dưa hấu 100g, đường trắng 20g. Dưa hấu bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, ép lấy 200ml nước. Đậu xanh xay thành bột cho vào nước dưa hấu quấy đều đun lửa nhỏ, khi chín cho đường, cháo sôi lại, đường tan hết là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần, ăn liền 3 - 4 ngày.
Cháo ngó sen: ngó sen tươi 20g, gạo tẻ 50g, lá sen tươi một nửa lá to, đường trắng 20g. Gạo xay thành bột, ngó sen nạo sợi nhỏ, lá sen rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 250ml nước, bỏ bã. Cho bột gạo vào nước lá sen đun lửa nhỏ, cháo chín cho ngó sen, đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.
Cháo mía: mía đỏ 200g, đậu xanh 50g, gạo 50g. Mía đem nướng nóng ép lấy 250ml nước. Đậu xanh để cả vỏ, cùng gạo xay nhỏ cho vào nước mía đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho trẻ ăn ngày 2 lần, ăn liền 5 ngày.
Cháo bạc hà: bạc hà 3g, gạo 50g, thịt lợn nạc 50g, bột gia vị vừa đủ. Bạc hà rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 250ml nước. Gạo tẻ xay thành bột. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ, ướp bột gia vị xào chín. Cho bột gạo vào nước bạc hà đun lửa nhỏ, cháo chín cho thịt lợn nạc vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói. Cần ăn liền 5 ngày.
Cháo củ súng: củ súng 40g, đường phèn 20g. Củ súng bỏ vỏ lấy phần nhân trắng giã nhỏ như bột, cho vào nồi thêm 200ml nước, đun trên lửa nhỏ. Cháo chín cho đường phèn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói, ăn liền 3 ngày.
Cháo đậu ván trắng: đậu ván trắng 50g, gạo 50g, thịt lợn nạc 50g, bột gia vị vừa đủ. Đậu ván trắng, gạo xay thành bột, thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp bột gia vị, xào chín. Cho bột đậu ván trắng, bột gạo vào nồi, thêm 250ml nước quấy đều, đun lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn nạc vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho bệnh nhân ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 3 - 4 ngày.
Thịt gà hấp lá sen: thịt gà 100g, củ súng 30g, trứng gà 2 quả, lá sen 1 lá to, bột gia vị vừa đủ. Thịt gà rửa sạch thái mỏng, ướp bột gia vị xào chín, củ súng bỏ vỏ lấy nhân xay thành bột. Trứng gà bỏ lòng đỏ lấy lòng trắng. Cho thịt gà, bột củ súng, lòng trắng trứng trộn đều, lá sen cắt thành 4 miếng, chia phần thịt gà trên thành 4 phần, gói vào lá sen đem hấp cách thuỷ, khi chín chia làm 2 lần ăn trong ngày. Cần ăn liền 3 - 4 ngày (khi ăn bỏ lá sen).
Nước bí xanh: bí xanh 150g, lá sen to 1/4 lá. Bí xanh để cả vỏ rửa sạch, bỏ ruột, thái miếng. Lá sen rửa sạch thái nhỏ cho bí xanh và lá sen vào nồi, thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước đặc bỏ bã, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.
Nước cải trắng: cải trắng 1 cây (50g), giá đậu xanh 30g. Cải trắng rửa sạch cho vào nồi; thêm 300ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước uống.
Mướp xào: mướp non 150g, thịt lợn nạc 50g, dầu thực vật, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Mướp hương bỏ vỏ, bỏ ruột, thái miếng. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp bột gia vị, xào chín bằng dầu thực vật, cho mướp hương vào đảo đều, mướp chín tới cho bột ngọt là được. Ăn ngày 1 lần, có thể ăn với cơm.
Chè nhị đậu: đậu đen 30g, đậu xanh 30g, đường phèn 30g. Đậu đen, đậu xanh để cả vỏ vo sạch, cho vào nồi thêm nước vừa đủ, ninh cho thật nhừ, cho đường phèn vào quấy đều, chè sôi lại là được, chia làm 2 lần ăn trong ngày. Cần ăn liền 2 - 3 ngày.
Theo PNVN
Ngó sen, bổ huyết, cầm máu Ngó sen có tên thuốc là liên ngẫu. Dùng riêng, ngó sen 2-3 khúc, rửa sạch, cắt miếng, giã dập, sắc với 400ml nước còn 100ml, thêm ít mật ong, uống nóng, chữa thổ huyết. Trường hợp chảy máu cam, lấy ngó sen tươi (có thể thêm lá hẹ với lượng bằng nhau) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống và nhỏ...