Thực hư nguy cơ sơn móng tay dạng gel gây ung thư da
Sơn móng tay ở tiệm hiện nay là một thói quen làm đẹp khá thường xuyên cua phu nư. Tuy nhiên, sơn móng tay dạng gel và các loại đèn UV dùng để chiếu làm khô, đánh bóng sơn móng tay đang bị lo ngại về nguy cơ gây ung thư da.
Sơn móng dạng gel khô ngay lập tức, khó bị nứt hỏng và bền hơn loại sơn móng thông thường. Nhưng nó cũng đi kèm một số nguy cơ nhất định.
Các chất gây hại có trong sơn gel
Chất toluence có trong sơn móng tay khi bốc hơi trong không khí gây kích thích thần kinh, mắt, cổ họng và phổi. Chất ethylacetate và butylacetate (thường được sử dụng làm dung môi đánh bóng móng tay) gây kích ứng tim, gan, phổi.
Chất phthalate và toluence có trong sơn móng nếu hấp thụ trong thời gian dài se gây hai cơ thể. Toluence là một chất phụ gia có trong xăng xe, nếu sử dụng quá nhiều hóa chất này có thể gây ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh trung ương, gây tác hại đến cả khả năng sinh sản ở chị em phụ nữ, ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi có thể gây sảy thai hoặc làm dị dạng thai nhi.
Sơn móng tay dạng gel tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.
Nguy cơ của sơn móng dạng gel
Sơn móng dạng gel được thiết kế để sử dụng các đèn LED phát ra tia UVA, giúp sơn khô nhanh. Trong khi tia UVB có thể khiến bạn bị cháy da (như UVB từ tia nắng mặt trời), thì UVA lại chịu trách nhiệm cho quá trình lão hóa, các tổn thương da và ung thư.
Rắc rối trong việc hiểu về nguy cơ gây hại cho sức khỏe của sơn móng dạng gel nằm ở chỗ không có tiêu chuẩn chung nào khi thực hiện kỹ thuật chăm sóc móng sử dụng sơn dạng gel ở các tiệm làm móng như: Thời gian giữa mỗi lần sơn lại móng là bao lâu; Nên sấy khô móng trong bao lâu là an toàn?
Dù khả năng phơi nhiễm tia cực tím từ đèn dùng trong tiệm làm móng là thấp. Tuy nhiên, chỉ trong 10 phút bàn tay của bạn tiếp xúc với năng lượng tương đương với người công nhân làm cả ngày dưới ánh nắng mặt trời.
Hội Da liễu Mỹ đã từng cảnh báo, những người thường xuyên sơn móng, tuy thời gian sử dụng đèn hong khô móng là khá ngắn, nhưng tia UV của đèn mạnh gấp 4 lần so với ánh nắng mặt trời và chúng có thể tích lũy trong thời gian dài, nguy hại đến sức khỏe của da.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, khi sử dụng máy hong móng tay với tia UV từ 8-208 lần (tùy thuộc loại máy) có thể phá hủy các thế bào da theo hướng làm tăng nguy cơ ung thư. Những điều đó có nghĩa là để có một bộ móng đẹp, bạn phải đánh đổi lại da tay sẽ nhanh bị nhăn nheo, lão hóa. Những người thường xuyên đi làm móng, nhiều lần ghé tiệm nail hàng tháng sẽ đối diện nguy cơ cao hơn khi tiếp xúc liên tục với UVA.
Video đang HOT
Sử dụng thiết bị bảo vệ để tránh nguy cơ gây hại
Trong số những người đã mang thiết bị bảo vệ da khi sơn móng dạng gel, có một số kỹ thuật phổ biến được ưa thích như: găng tay không móng và kem chống nắng. Chị em khi đi làm nail thì nên dùng găng tay không móng để che toàn bộ da tay của bạn khỏi tia UV.
Hoặc biện pháp khác là dùng kem chống nắng che phần da tay. Tuy nhiên có quá nhiều vấn đề cần lưu ý trong việc sử dụng kem chống nắng.
Trước hết, nhiều loại kem chống nắng cần khoảng 20 phút mới bắt đầu có tác dụng. Nhưng thực tế là không ai khoa kem chống nắng rồi lại chờ 20 phút mới làm móng.
Hơn nữa, toàn bộ quá trình sơn móng bằng loại sơn dạng gel (bao gồm cả việc massage, cắt móng…) có thể can thiệp vào ý định thoa kem chống nắng hay thậm chí làm phai lớp bảo vệ mà bạn đã cẩn trọng thoa lên từ trước. Điều đặc biệt lưu ý là: Kem chống nắng không được phê duyệt sử dụng nếu có sự hiện diện của các loại đèn LED.
Do tất cả các loại kem chống nắng đều được thử nghiệm bên dưới ánh sáng tương tự loại phát ra từ mặt trời. Nhưng lượng tia UVA phát ra từ các đèn LED cao hơn rất nhiều so với từ mặt trời. Do đó, chưa có đánh giá cụ thể liệu thoa kem chống nắng khi làm móng thì có tác dụng bảo vệ gì không?
Với những đánh giá ở trên cho thấy, bạn nên cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân trước khi quyết định sơn móng dạng gel. Phụ nữ chỉ nên sử dụng sơn móng tay dạng gel cho những dịp đặc biệt nhằm giảm nguy cơ bị ảnh hưởng từ hóa chất. Bởi vì móng tay phải mất 6 tuần để trở bình thường sau khi sơn dạng gel.
Nắng nóng gay gắt: Làm cách nào để bảo vệ làn da hiệu quả nhất?
Những ngày thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiều bạn trẻ lo lắng cho làn da của mình và không biết cách nào để bảo vệ làn da hiệu quả nhất?
Nhiều người trẻ không biết bảo vệ làn da như thế nào cho hiệu quả trong thời tiết nắng nóng gay gắt - HOA NỮ
Thật không khó để bắt gặp những dòng trạng thái than vãn trên mạng xã hội của nhiều bạn gái trẻ về thời tiết nắng nóng gay gắt hiện nay và đa phần các bạn đều không biết cách nào để có thể bảo vệ làn da của mình một cách hiệu quả.
"Mới sáng mở mắt đã thấy Zalo gửi thông báo thời tiết hôm nay, và chỉ số tia cực tím tại TP.HCM lại ở mức nguy hiểm, trời nắng nóng gay gắt. Ôi, chẳng muốn ra đường, chỉ muốn trốn luôn ở nhà thôi. Ra đường cho nắng thui da cháy rụi luôn á, chẳng biết bôi kem chống nắng thôi thì có đủ để chống lại cái nắng gay gắt như thế này không?", Nguyễn Thị Hoàng Lan (sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM) than thở.
Nhiều bạn trẻ lo cho làn da khi phải di chuyển ngoài đường trong thời tiết nắng nóng - HOA NỮ
Thạc sĩ, bác sĩ Phan Minh Đoàn (Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM) đã có những chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên về các cách thức giúp cho mọi người có thể bảo vệ làn da của mình hiệu quả nhất trong mùa nắng nóng.
Nhiều người thường lo sợ trời nắng nóng sẽ làm đen da. Vậy theo bác sĩ có phải trời nắng chỉ làm da chúng ta đen thôi và những vấn đề da thường gặp khi trời nắng nóng là gì, thưa bác sĩ?
- Điều kiện thời tiết nắng nóng khiến tuyến bã nhờn trên mặt tiết ra rất nhiều, làm khuôn mặt lúc nào trông cũng bóng nhầy, mất thẩm mỹ hoặc thậm chí gây ra hay làm nặng thêm tình trạng mụn trứng cá sẵn có. Bên cạnh đó, khi chỉ số UV cao có thể gây bỏng nắng, đỏ rát và nám da, nghiêm trọng hơn về lâu dài có thể dẫn đến ung thư da. Như vậy chúng ta thấy rằng, tác hại của tia UV không chỉ gây đen da như chúng ta thường nghĩ.
Thạc sĩ, bác sĩ Phan Minh Đoàn, Khoa Thẩm mỹ da - Bệnh viện Da liễu TP.HCM - NVCC
Vậy bác sĩ có thể cho biết những cách thức giúp mọi người bảo vệ làn da hiệu quả nhất trong mùa nắng nóng gay gắt này?
- Có rất nhiều cách thức bảo vệ da của chúng ta dưới tác hại của tia UV, điều quan trọng nhất là chúng ta cần có ý thức, và phối hợp các cách bảo vệ với nhau để hạn chế tối thiểu tác hại của tia UV như: Mặc quần, áo dài tay, nên che phủ hết cả tay, bàn tay, hết cẳng chân, mang bao tay, vớ.
Đội nón rộng vành, đeo khẩu trang dày che hết cả vành tai. Nên chọn loại vải tối màu và thông thoáng để hạn chế đổ mồ hôi. Một số quần áo được thiết kế dành riêng cho chống nắng và có đính chỉ số UPF đi kèm. Chúng ta nên chọn các hãng uy tín để các sản phẩm đạt được đúng chỉ số UPF ghi trên sản phẩm và cũng ý thức việc này chỉ là hỗ trợ, không phải bảo vệ da hoàn toàn trước tia UV.
Một trường hợp da bị bỏng nắng đang được điều trị tại Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM - BỆNH VIỆN DA LIỄU TP.HCM
Bôi kem chống nắng phổ rộng, chống được cả tia UVA và UVB, chỉ số SPF từ 30 trở lên.
Tránh khung giờ cao điểm 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Tìm bóng râm trú ngụ khi có thể. Hạn chế tắm biển, hồ bơi vào những khung giờ nắng nóng nhiều. Nền cát ở biển có thể làm phản xạ tia UV và làm tăng cường độ UV lên da nhiều lần. Nên đội nón rộng vành và đeo kính râm để bảo vệ mắt.
Có thể bổ sung một số viên uống chống nắng, chống oxi hóa. Tuy nhiên việc này không thể thay thế được việc bôi kem chống nắng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để sử dụng thuốc đúng và phù hợp sức khỏe.
Sử dụng kem chống nắng luôn là lựa chọn của nhiều bạn gái trẻ, nhưng sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất, thưa bác sĩ?
- Trước hết là cần chọn kem chống nắng phổ rộng, chỉ số SPF từ 30 trở lên, chống được cả tia UVA và UVB. Trong mùa nắng nóng gây đổ mồ hôi nhiều, nên chọn loại chống nắng có thêm tính kháng nước để giữ được hiệu quả bảo vệ da tốt hơn. Ngoài ra, dạng chế phẩm cũng rất quan trọng, tùy thuộc vào loại da của người sử dụng. Ví dụ da đổ dầu nhiều, mặt nhờn bóng, mụn trứng cá... nên chọn kem chống nắng dạng gel, dạng xịt... Khi đã chọn được kem chống nắng phù hợp, cần bôi đúng cách, bôi lặp lại mỗi 2-3 giờ khi ở ngoài nắng, và lưu ý bôi luôn cho cả mặt và cơ thể.
Bác sĩ Đoàn khuyên mọi người nên phối hợp các cách bảo vệ với nhau để hạn chế tối thiểu tác hại của tia UV trong mùa nắng nóng gay gắt - HOA NỮ
Nếu bạn có trang điểm thì bước trang điểm sẽ được thực hiện sau khi bôi kem chống nắng. Tuy nhiên hiện nay để thuận tiện hơn cho người tiêu dùng, có nhiều loại kem chống nắng có màu kem da đậm nhạt nhiều mức độ khác nhau ra đời có thể giúp thay thế lớp nền trang điểm.
Bên cạnh đó, việc uống nước nhiều và cố gắng tranh thủ bóng râm khi có thể cũng giúp bảo vệ da tốt hơn trong mùa nắng nóng.
Trong những trường hợp bị bỏng nắng thì phải làm gì, thưa bác sĩ?
- Trong những ngày nắng nóng, chúng ta cần đặc biệt tuân thủ các biện pháp bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời, nhất là trong khung giờ cao điểm. Với những trường hợp bị cháy nắng, bỏng nắng nhẹ, chúng ta hãy lập tức tìm bóng râm, vào nơi mát mẻ để trú ngụ, hạn chế tuyệt đối ra nắng vào những ngày sau đó, bôi dưỡng ẩm chứa các thành phần axit hyaluronic, vitamin C, trà xanh... để làm dịu cảm giác bỏng nắng và giúp tái tạo, phục hồi lại làn da tốt hơn. Trong những trường hợp bỏng nắng nặng, có thương tổn rộp nước, trợt da, đau rát dữ dội, các bạn nên đi khám da liễu để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Trời nắng nóng, nhiều người trẻ tìm đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM để khám và điều trị da - NVCC
Quan điểm trời nắng không cần dưỡng ẩm có đúng không, nhiều người sợ dưỡng ẩm sẽ tăng độ dầu bết rít gây mụn, bác sĩ có lời khuyên gì về trường hợp này?
- Đây là quan điểm chưa chính xác, da vẫn cần được dưỡng ẩm. Tuy nhiên quan trọng nhất là chọn lựa kem dưỡng ẩm phù hợp trong mùa nắng nóng. Ưu tiên chọn dưỡng ẩm dạng lotion hoặc serum cho những người da bình thường và dạng gel cho những người da dầu. Nên chọn các loại dưỡng ẩm có chứa thành phần axit hyaluronic, vitamin C, trà xanh... để làm dịu cảm giác bỏng nắng và giúp tái tạo, phục hồi lại làn da tốt hơn trong những ngày nắng nóng.
Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bác sĩ về cách bảo vệ làn da.
Cảnh báo 'hàng tá' hóa chất độc hại tiềm ẩn khi làm đẹp móng tay Sơn vẽ móng tay nghệ thuật là trào lưu làm đẹp rầm rộ những năm gần đây, tuy nhiên nếu lạm dụng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro từ hóa chất, đặc biệt là lưu huỳnh. Trước đó, vào năm 2012, Cơ quan Bảo vệ sức khỏe và An toàn lao động của Bộ Lao động Mỹ đã phát hành và phổ biến...