Thực hư chuyện giáo viên phải bỏ tiền học ‘chứng chỉ’ để dạy tích hợp
Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS dạy môn Lịch sử và Địa lý và môn Khoa học tự nhiên, giáo viên đã có nhiều băn khoăn.
Cụ thể, ngày 21/7, Bộ GD-ĐT ra Quyết định 2454 về Chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS dạy môn Khoa học tự nhiên và Quyết định 2455 về Chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS dạy môn Lịch sử và Địa lý.
Theo các quyết định này, thời gian bồi dưỡng là 3 tháng.
Chẳng hạn, với chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lý, việc bồi dưỡng có thể được thực hiện theo 1 trong 2 phương án:
Phương án 1: Học tập trung, liên tục (có thể học vào kỳ nghỉ hè hoặc mỗi tháng 1 đợt từ 3 đến 4 ngày vào cuối tuần).
Phương án 2: Theo hình thức tích lũy tín chỉ. Người học chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng sau khi tích lũy đủ số tín chỉ quy định.
3 tháng để giáo viên Sử dạy Địa lý, giáo viên Địa lý dạy Lịch sử?
Nhiều giáo viên cho rằng, thời gian 3 tháng có phần gấp gáp khi chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là năm học mới bắt đầu. Trong khi đó, chương trình phổ thông mới đã được phê duyệt từ năm 2018.
Thầy M., giáo viên Lịch sử một trường THCS quận Ba Đình (Hà Nội) cho hay, thầy và nhiều đồng nghiệp không đồng ý với chủ trương tập huấn này. Lý do thầy M. đưa ra là “một người được học và đào tạo bài bản 4 năm trong trường đại học về chuyên môn của môn học khi ra trường dạy còn khó khăn, huống hồ giờ đây hy vọng chỉ bồi dưỡng trong 3 tháng để một giáo viên Lịch sử dạy Địa lý hoặc ngược lại”.
Còn Hiệu trưởng một trường THCS và cũng là giáo viên dạy Sử ở Nghệ An thì cho rằng: “Xem qua với chừng ấy nội dung bồi dưỡng thì thời gian 3 tháng có lẽ sẽ gấp gáp. Chúng tôi đang rất vất vả cho môn tích hợp sắp tới. Bồi dưỡng kiểu này khó mà mang lại hiệu quả ngay được, tôi nghĩ chỉ là giải pháp tình thế để các cơ sở giáo dục bố trí trong kế hoạch chuyên môn”.
Đặc biệt, riêng với giáo viên dạy lớp 6 với SGK mới, thì nhiều ý kiến cho rằng quá cập rập khi năm học mới sắp bắt đầu.
Video đang HOT
Giáo viên, giảng viên trong một buổi tập huấn cho chương trình phổ thông mới.
Tuy nhiên, trên mạng xã hội, nhiều người còn xôn xao trước thông tin giáo viên phải tự trả kinh phí để theo học và có “chứng chỉ tích hợp”, thậm chí có người còn lo bị “tinh giản biên chế’ nếu không có chứng chỉ bồi dưỡng này.
Nguyên nhân là trong các quyết định của Bộ GD-ĐT, kinh phí của việc bồi dưỡng được xác định từ các nguồn: ngân sách nhà nước dành cho đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên của ngành, địa phương; từ nguồn kinh phí của các đơn vị cử người đi bồi dưỡng và do người học tự đóng góp.
Tuy nhiên, theo Quyết định 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ngày 27/3/2015, thì giáo viên không phải đóng kinh phí khi ‘tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới’. Nhà nước đã bố trí 778,8 tỷ đồng từ ngân sách cho thực hiện các nhiệm vụ của Đề án này, trong đó có việc bồi dưỡng giáo viên.
Bộ GD-ĐT: Nhiều người nhầm lẫn
Trao đổi với VietNamNet , ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay, đây là chương trình bồi dưỡng giáo viên hằng năm.
“Có thể gọi là chuẩn chung, giáo viên dạy môn nào sẽ có chuẩn bồi dưỡng của môn đó. Theo quy định của Luật Viên chức, mỗi năm, giáo viên đều có khoảng thời gian nhất định để tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Những mô-đun này cho những người mới bắt đầu. Sau khi học xong các mô-đun này, ở các năm tiếp theo, giáo viên sẽ chỉ phải tham gia đào tạo theo hướng cập nhật những điểm mới mà thôi”, ông Đức nói.
Riêng với lớp 6 năm nay, Bộ GD-ĐT đã có khóa tập huấn riêng về việc dạy học, thay đổi SGK mới. Sau khi SGK được nghiệm thu, các nhà xuất bản cũng tổ chức tập huấn cho giáo viên.
“Có thể các giáo viên khối lớp 6 năm nay sẽ cập nhật chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS này sau. Chứ giờ vừa ban hành làm sao đủ 3 tháng mà chuẩn bị kịp cho năm học mới. Đây chỉ là chương trình bồi dưỡng giáo viên hằng năm, không phải ngay cho số giáo viên dạy lớp 6 năm học này”, ông Đức nói.
Do đó, theo ông Đức, nhiều người đang hiểu nhầm.
“Mọi việc vẫn đang tiến hành theo lộ trình. Khoảng 4 năm nữa, các trường sư phạm sẽ có lứa sinh viên tốt nghiệp đầu tiên là giáo viên dạy tích hợp liên môn. Còn hiện nay, giáo viên Địa lý sẽ được bồi dưỡng kiến thức Lịch sử để có thể dạy được và ngược lại; ở đâu, chất lượng không đáp ứng được thì buộc phải phân 2 giáo viên của 2 môn học để cùng dạy tích hợp”, ông Đức nói.
Ông Đức cho hay, các Sở GD-ĐT cũng đã giải thích, hướng dẫn để giáo viên yên tâm, triển khai, bởi môn học nào cũng sẽ có chương trình khung để bồi dưỡng giáo viên.
Về kinh phí, ông Đức khẳng định: “Nếu giáo viên được nhà trường cử đi học tập bồi dưỡng thì kinh phí do đơn vị cử đi bồi dưỡng chi trả. Chỉ trong trường hợp, giáo viên tự đi bồi dưỡng theo nguyện vọng cá nhân hoặc những người có bằng đại học ngành khác muốn đi học để dự tuyển làm giáo viên thì mới phải tự chi trả kinh phí”.
Tiến sĩ cũng phải học... kỹ năng nghề ?
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lên tiếng về việc đề nghị Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đào tạo, bồi dưỡng đối với 306 giáo viên để đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề.
Báo Pháp Luật TP.HCM có đăng bài viết "306 giáo viên ở 1 trường Cao đẳng thiếu chứng chỉ kỹ năng nghề" nói về việc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đào tạo, bồi dưỡng đối với 306 giáo viên để đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề.
Sau khi đăng tải, nhiều người cho rằng một số giáo viên là tiến sĩ cũng phải học... kỹ năng nghề là chưa hợp lý. trả lời Pháp Luật TP Hồ Chí Minh , bà Nguyễn Thị Việt Hương - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), cho rằng những thông tin trên chưa thực sự đầy đủ.
Giáo viên dạy tích hợp mới cần chứng chỉ kỹ năng nghề
.PV: Vậy quy định hiện hành có bắt buộc giáo viên phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành không thưa bà ?
Bà Nguyễn Thị Việt Hương - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp: Pháp luật hiện hành chỉ quy định chứng chỉ kỹ năng nghề đối với giáo viên dạy thực hành, hoặc dạy tích hợp (vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành) trình độ trung cấp, cao đẳng.
Cạnh đó, thông tư 21/2020 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên giáo dục nghề nghiệp, cũng quy định tùy theo cấp trình độ giảng dạy, giáo viên là nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên, hoặc có chứng nhận bậc thợ hoặc tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề, tốt nghiệp trình độ cao đẳng (theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014) là đạt chuẩn về kỹ năng nghề để giảng dạy thực hành, dạy tích hợp.
Giáo viên dạy thực hành phải đạt chuẩn kỹ năng nghề. Ảnh: V.LONG
Như vậy, những giáo viên này không cần phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề.
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên giảng dạy thực hành, tích hợp trong thời gian qua, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tham mưu Bộ LĐ-TB&XH ban hành các văn bản công nhận đủ chuẩn để dạy thực hành, tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng cho hàng nghìn giáo viên giảng dạy các ngành, nghề thuộc lĩnh vực đặc thù như y tế, giao thông.
Song song đó, công nhận các chứng chỉ chứng nhận trình độ kỹ năng nghề của giáo viên giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài tương đương chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề.
Quảng Cáo
.Vậy việc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp yêu cầu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đào tạo, bồi dưỡng cho 306 giáo viên để đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề có phù hợp ?
Theo các báo cáo của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, toàn bộ 306 giáo viên được nhà trường bố trí, phân công giảng dạy 19 ngành, nghề trình độ cao đẳng và 15 ngành, nghề trình độ trung cấp không có giáo viên nào có hồ sơ chứng minh đạt chuẩn về trình độ kỹ năng để giảng dạy các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo quy định.
Nhà trường cũng báo cáo chỉ bố trí, phân công 306 giáo viên giảng dạy tích hợp, giảng dạy thực hành một số môn học, mô đun và giảng dạy tích hợp liên môn trong chương trình đào tạo của 19 ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng; 15 ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp (mỗi giáo viên giảng dạy tối thiểu là 2 mô đun, môn học; tối đa là 11 mô đun, môn học).
Trường cũng không bố trí riêng giáo viên để giảng dạy lý thuyết, trừ giáo viên giảng dạy các môn học chung.
Như vậy, căn cứ hồ sơ chứng minh về trình độ kỹ năng nghề và phân công giáo viên giảng dạy của nhà trường, việc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị trường phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với 306 giáo viên để đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề là đúng quy định của Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Quy định đã có từ lâu
. Nhiều giáo viên cho rằng việc đề ra chứng chỉ kỹ năng nghề đối với giáo viên thực chất là "giấy phép con" trong ngành cần phải loại bỏ. Quan điểm của tổng cục về vấn đề này như thế nào?
Với mục tiêu đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đào tạo gắn với thực tiễn nghề nghiệp, giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng được cấu trúc với 50-75% thời lượng dành cho thực hành.
Theo đó, đối với mỗi ngành nghề đào tạo, yêu cầu khoảng 50-75% giáo viên có năng lực giảng dạy thực hành, dạy tích hợp.
Vì vậy quy định giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy thực hành, dạy tích hợp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề không phải là quy định mới. Quy định này rất cần thiết nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho giáo viên giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp.
. Xin cám ơn bà!
Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình phổ thông mới không có "F1, F2" So với lớp 1 thì việc triển khai chương trình - sách giáo khoa mới lớp 6 có những khó khăn, thách thức hơn đòi hỏi giáo viên phải tâm huyết, am hiểu chương trình. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại "Hội nghị sơ kết bồi dưỡng giáo viên, cán...