Thực hiện tốt chương trình lớp 1
Năm học 2020 – 2021 là năm học đầu tiên ngành Giáo dục thực hiện sách giáo khoa (SGK) lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Tại thời điểm này, các địa phương đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, tập huấn giáo viên.
Ảnh minh họa
Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay SGK lớp 1 của chương trình giáo dục phổ thông mới đã đến tay các phụ huynh, học sinh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã được các địa phương chú trọng tăng cường, cơ bản sẵn sàng triển khai đối với lớp 1.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu: Năm học 2020 – 2021, nhiệm vụ của giáo dục tiểu học là phải thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Giáo viên là lực lượng quan trọng quyết định thành công triển khai chương trình mới vì thế các nhà trường cần làm tốt công tác bố trí, sắp xếp giáo viên đảm bảo số lượng, cơ cấu và chất lượng.
Nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện chương trình và SGK mới, nhất là lớp 1, từ năm 2019 ngành Giáo dục Thủ đô đã tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học. Và trong năm 2020 tập trung bồi dưỡng cụ thể đối với giáo viên dạy học lớp 1. Không chỉ thế, phía các quận, huyện, thị xã lại có những chương trình phối hợp tổ chức tập huấn cho giáo viên dạy lớp 1.
Ông Lê Hồng Vũ – Trưởng phòng GD&ĐT Tây Hồ cho hay: Năm học 2020 – 2021, toàn quận có trên 31.000 học sinh từ bậc mầm non đến THCS, trong đó có 2.716 học sinh lớp 1. Với 64 lớp 1 trường công lập đều được trang bị 64 bảng tương tác thông minh và cùng các phần mềm kèm theo. Từ năm học 2019 – 2020, chúng tôi đã tổ chức tập huấn cho toàn bộ giáo viên dạy lớp 1 theo chương trình của Sở GD&ĐT Hà Nội và các nhà xuất bản.
Ngoài ra, chúng tôi còn bồi dưỡng giáo viên theo cách: Cho giáo viên dạy thử và lựa chọn những giáo viên tiêu biểu nhất để tổ chức những tiết dạy mẫu theo chương trình, sách giáo khoa lớp 1. Với cách làm của ngành Giáo dục quận Tây Hồ được nhiều giáo viên đồng tình vì họ mục sở thị, lại được thử nghiệm, trực tiếp học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau đem lại hiệu quả rất lớn.
Hiện tại, các phòng GD&ĐT trên địa bàn Hà Nội cũng đã tổ chức xong công tác tập huấn cho đội ngũ giáo viên dạy lớp 1. Có tổng số 135 lớp với 5.363 học sinh trong năm học 2020 – 2021, phòng GD&ĐT quận Đống Đa đã tổ chức cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung, chương trình các bộ SGK lớp 1. Qua đó giúp các nhà trường có cái nhìn tổng quan, cụ thể về nội dung, đặc trưng của từng bộ SGK.
Video đang HOT
Trưởng phòng Phạm Thị Phúc cho biết, Phòng GD&ĐT quận Đống Đa đã phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội, các nhà xuất bản bồi dưỡng cho 100% cán bộ quản lý và giáo viên dạy lớp 1 về nội dung, phương pháp giảng dạy của 5 bộ SGK mới.
Phòng GD&ĐT Chương Mỹ cũng đã hoàn thành tập huấn cho giáo viên dạy lớp 1 theo chương trình mới và SGK lớp 1. Các giáo viên khi được tập huấn cũng đã thành lập nhóm để thảo luận chương trình của từng môn rồi thống nhất soạn bài và phương pháp giảng dạy cho học sinh lớp 1.
Huyện nghèo Tủa Chùa sẵn sàng cho ngày hội khai trường
Khi năm học mới đang cận kề, mặc dù còn nhiều khó khăn song công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng đội ngũ giáo viên, chính quyền địa phương huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên hoàn tất, sẵn sàng bước vào năm học mới 2020 - 2021.
Là một huyện thuộc vùng cao nguyên đá của tỉnh Điện Biên, Tủa Chùa vẫn thuộc một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước. Bên cạnh những khó khăn về kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần thì sự nghiệp giáo dục của Tủa Chùa cũng còn nhiều vất vả và gian nan.
Trong điều kiện khó khăn để chuẩn bị tốt nhất đón các em học sinh ra lớp các thầy cô giáo của huyện Tủa Chùa đã biến mình thành những anh thợ xây, chị phụ hồ cải tạo cảnh quan trường học
Cùng cán bộ phòng GD&ĐT tìm hiểu công tác chuẩn bị năm học mới tại xã Tả Phìn - một xã thuộc diện khó khăn của huyện Tủa Chùa. Từ trung tâm huyện đến Trường PTDTBT Tiểu học Tả Phìn chỉ 30km nhưng phải mất hàng giờ đồng hồ đi xe máy chúng tôi mới đến được. Chơ vơ giữa đại ngàn núi đá, quanh năm được bao phủ màn sương mù, trường là nơi gửi ngắm niềm tin của con em đồng bào Mông trong xã. Mặc dù là trường chính nhưng đến nay cơ sở cũng như trang thiết bị vẫn còn thiếu nhiều và khó khăn nhất là đường đi lại.
Thầy giáo Nguyễn Mạnh Hà, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Tả Phìn, cho biết: Mặc dù, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công tác chuẩn bị năm học mới muộn hơn so với những năm học trước. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mọi công tác chuẩn bị cho ngày khai trường đã được thầy và trò nhà trường hoàn thiện. Đặc biệt, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và cụ thể thay sách giáo khoa lớp 1 cũng được nhà trương chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng cho việc dạy và học.
Các thầy cô giáo Trường PTDTBT Tiểu học Tả Phìn dọn vệ sinh, tạo cảnh quan chuẩn bị cho năm học mới
Mặc dù đường đi vô cùng khó khăn, nhưng theo thầy giáo Nguyễn Mạnh Hà cho biết: Năm học 2020-2021, nhà trường có 534 học sinh, trong đó có 292 học sinh bán trú (các cháu ăn, ở và học tập tại trường). Thời điểm hiện tại, những trường hợp học sinh nhà xa trường đã được nhà trường giao cho giáo viên chủ nhiệm liên lạc dể nhắc nhở phụ huynh về ngày, giờ nhập học năm học mới; đồ dùng học tập đươc hỗ trợ hoặc tặng được phát tận tay cho học sinh.
"Do là trường PTDTBT Tiểu học nên ngoài việc dạy học nhà trường còn phải đảm nhiệm việc ăn uống, ngủ nghỉ, chăm sóc và dạy dỗ các cháu trong suốt quá trình học tại trường. Bởi các em mới chỉ là học sinh tiểu học tuổi còn nhỏ, chưa tự biết chăm sóc bản thân nên cần phải có sự chăm sóc của các thầy cô giáo. Do đó, các thầy cô giáo như là những người cha, người mẹ thứ hai của các em. Khi các em về trường học và ở bán trú các thầy cô giáo phải thay cha mẹ các em chăm sóc, dạy bảo từ lời ăn, tiếng nói, cách vệ sinh cá nhân đến cách sinh hoạt ở tập thể; mỗi khi các em bị ốm đau các thầy, cô giáo chăm sóc, lo lắng và quan tâm đến các em như con của chính mình.v.v.". Thầy giáo Nguyễn Mạnh Hà nói.
Là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, bước vào năm học 2020 - 2021 Tủa Chùa vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho ngày hội tựu trường và việc thực hiện chương trình giáo dục mới huyện Tủa Chùa đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Người dân cũng được vận động ra giúp các thầy cô giáo chuẩn bị điều kiên về trường lớp học để đón học sinh năm học mới
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng phòng Giáo dục và ào tạo huyện Tủa Chùa cho biết: năm nay công tác chuẩn bị năm học mới có nhiều điểm khác so với các năm học trước. Đặc biệt là việc thay bộ sách giáo khoa mới. Khó khăn là vậy nhưng đến thời điểm này mọi công tác chuẩn bị cho năm học mới của huyện Tủa Chùa đã hoàn thành và sẵn sàng cho ngày khai giảng.
Để thực hiện tốt chương trình thay sách giáo khoa (SGK) lớp 1. ến nay các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên được Phòng Giáo dục và ào tạo huyện triển khai đầy đủ, kịp thời đến toàn thể cán bộ, giáo viên của tất cả các trường. ồng thời cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về đổi mới chương trình, SGK mới do Sở Giáo dục và ào tạo tổ chức. Phòng cũng đã tham mưu cho huyện xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức cho cán bộ, giáo viên tất cả các trường học trên địa bàn về thực hiện chương trình SGK mới, chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Cũng như các địa phương khác của tỉnh Điện Biên, huyện Tủa Chùa đã quyết định chọn sách SGK các môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, ạo đức và Mỹ thuật của bộ "Kết nối Tri thức với cuộc sống"; SGK các môn Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, Tiếng Anh và Giáo dục Thể chất của bộ "Cánh diều".
Đến thời điểm này huyện đã hướng dẫn các trường phối hợp với đơn vị cung ứng sách để bảo đảm cung ứng đủ SGK cho nhà trường kịp thời, bảo đảm chất lượng; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu SGK năm học 2020-2021 trên địa bàn.
Các thầy giáo nơi đây còn tự tay sửa chữa những bộ bàn ghế bị hưng hỏng
Để chuẩn bị cho năm học mới 2020 -2021, Phòng Giáo dục và Đao tạo huyện chỉ đạo tới từng đơn vị trường học tiến hành kiểm kê, rà soát đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất: phòng học, nhà công vụ, nhà ở bán trú học sinh... thiết bị trường học (phòng tin học, ngoại ngữ, máy chiếu, mấy photocopy, đảm bảo tốt cho việc phục vụ nhiệm vụ năm học. Tu sửa, nâng cấp thiết bị, đồ dùng dạy và học; trên cơ sở sát với nhu cầu sử dụng, phù hợp với từng trường; tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh lao động vệ sinh trường lớp, công trình phụ trợ, chăm sóc cây xanh.
Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền vận động học sinh đi học chuyên cần, ủng hộ sách giáo khoa. Thư viện các nhà trường được bổ sung mua sách giáo khoa phục vụ việc dạy và học theo quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường có học sinh bán trú đã chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ đời sống sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu tối đa về chỗ ở cho học sinh.
Tất cả đã sẵn sàng đón các em học sinh trong năm học mới
Công tác đầu tư trang bị cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu theo lộ trình đổi mới GDPT cũng được huyện Tủa Chùa đẩy mạnh. Năm học 2020 - 2021, ngoài sự hỗ trợ của Sở Giáo dục và ào tạo, huyện Tủa Chùa cũng quan tâm đầu tư bổ sung cơ sở, trang thiết bị dạy và học đáp ứng theo nội dung chương trình giáo dục mới; Đã tiến hành mua sắm và trang bị xong cho các trường về trang thiết bị, SGK và chuẩn bị các điều kiện khác phục vụ cho việc dạy và học theo hướng đổi mới chương trình giáo dục.
Với tâm thế sẵn sàng cho năm học mới đang bao trùm các ngôi trường, hứa hẹn một năm học mới chất lượng, đổi mới, sáng tạo và sự khởi sắc cho giáo dục huyện nhà.
Làm gì để trường nghề hấp dẫn người học? Thời gian qua, nhiều trường nghề tại TP Hồ Chí Minh tìm cách cầm cự nhưng khó khăn vẫn chồng chất nhất là do tác động kéo dài của dịch COVID-19. Không phải chỉ về chi phí thuê mặt bằng, chính sách giữ chân đội ngũ giáo viên, thu hút học viên và làm sao cho đỡ phải bù lỗ quá nhiều. Thời...