Thức ăn trong tủ lạnh dễ ôi thiu, bốc mùi chỉ vì… mất điện, nhưng “cái khó ắt sẽ ló cái khôn”
Tủ lạnh chất đầy thực phẩm là 1 niềm tự hào của nhiều bà nội trợ. Tuy nhiên, nếu nhà bị mất điện đột ngột thì việc giữ cho thực phẩm trong tủ lạnh không bị hỏng lại là vấn đề khiến nhiều chị em phải đau đầu.
Chắc chắn sẽ không ai đành lòng nhìn thực phẩm trong tủ lạnh hư hỏng dần rồi vứt bỏ 1 cách lãng phí. Hay việc phải “ăn cố” toàn bộ thực phẩm trong tủ lạnh cũng là điều không khả thi với nhiều gia đình Việt vốn có thói quen tích trữ. Vì vậy, cách tốt nhất là chị em nên “note” sẵn các mẹo để duy trì nhiệt độ tủ lạnh và bảo quản thực phẩm khi nhà mất điện.
Cách 1: Hiệu quả và đơn giản nhất, hãy đóng chặt cửa tủ lạnh càng lâu càng tốt
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, khi mất điện, 1 chiếc tủ lạnh được đóng kín có thể giữ lạnh tối đa 4 giờ. Riêng ngăn đông lạnh có thể duy trì nhiệt độ trong 24 giờ (nếu chỉ sử dụng 1 nửa dung tích) và 48 giờ (nếu chất kín đồ ăn).
Trong vài giờ đầu bị mất điện, bạn nên bỏ những thực phẩm cần chế biến trong ngày và đồ uống ra ngoài. Như vậy, bạn sẽ hạn chế được tối đa số lần phải mở tủ lạnh sau đó.
Cách 2: Đặt nhiệt kế trong tủ lạnh để nhận biết khi nào tủ lạnh “ấm lên”
Thông thường, ngăn mát tủ lạnh nên có mức nhiệt từ 1,7 – 5 độ C, ngăn đá là từ -18 đến 0 độ C. Trong trường hợp tủ lạnh nhà bạn có thêm ngăn thực phẩm tươi thì nhiệt độ phù hợp để bảo quản thực phẩm trong ngăn này là từ 0 – 4 độ C.
Chiếc nhiệt kế sẽ giúp bạn nhận biết khi nào tủ lạnh đã “ấm lên” (nằm ngoài các khung nhiệt kể trên) và có thể khiến thực phẩm bị hỏng. Nhờ đó, bạn sẽ có biện pháp xử lý phù hợp như chế biến luôn thực phẩm hoặc đặt thực phẩm vào thùng giữ nhiệt.
Nhiệt kế để tủ lạnh có giá bán trung bình từ 55 – 131 nghìn đồng/chiếc, một số loại cao cấp hơn có giá khoảng 534 nghìn đồng/chiếc. Bạn có thể tham khảo nhiệt kế của các hãng MITTEL, Fancydream… có bán rộng rãi trên các shop online hoặc tìm mua nhiệt kế tại các cửa hàng thiết bị y tế.
Cách 3: Mua thêm túi đá đặt vào tủ lạnh
Khi nhà mất điện, bạn có thể mua thêm các túi đá và đặt vào ngăn đá tủ lạnh. Những túi đá này sẽ giúp duy trì nhiệt độ trong tủ lạnh lâu hơn. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng được vào ban ngày, vì các cửa hàng bán đá khô sẽ không mở cửa vào… ban đêm.
Video đang HOT
Ngoài ra, sử dụng đá khô cũng là 1 cách hợp lý giúp bạn bảo quản thực phẩm tươi. Bạn nên đặt đá khô trong thùng giữ nhiệt rồi để thực phẩm vào cùng. Lưu ý nhỏ là bạn không nên đặt đá khô vào trong tủ lạnh.
Đá khô hiện có giá bán từ 55 – 65 nghìn đồng/kg.
Cách 4: Chuyển thực phẩm từ ngăn mát lên ngăn đá
Đây có lẽ là cách đơn giản và phổ biến nhất mà các bà nội trợ đều áp dụng. Một số sản phẩm dễ hỏng ở nhiệt độ thường như sữa, thịt nên chuyển từ ngăn mát sang ngăn đá để giữ được độ tươi lâu hơn.
Cách 5: Sử dụng thùng giữ nhiệt
Bạn có thể tích trữ sẵn 1-2 thùng giữ nhiệt trong nhà để bảo quản thực phẩm trong trường hợp nhà mất điện. Để tăng hiệu quả duy trì nhiệt độ, bạn đừng quên để thêm đá khô vào thùng.
Thùng giữ nhiệt có giá trung bình từ 395 – 540 nghìn đồng/chiếc. Bạn có thể tham khảo thùng giữ nhiệt của 1 số thương hiệu phổ biến như Living On, Xiaomi…
Thứ từng "thất sủng" bỗng thành hàng hiếm, 4 triệu/kg đặt trước mới có
Những thứ này trước đây không ai để ý nhưng gần đây lại "hot", giá cả đắt đỏ.
Cám gạo
Từ trước tới nay người ta chỉ quan tâm đến phần gạo, còn phần cám luôn được coi là phế phẩm được dùng làm thức ăn cho lợn, gà, trâu bò. Vì thế, nhiều gia đình ở quê còn đem cho đi vì nhà không nuôi con vật nào, hoặc có bán thì giá cũng rẻ bèo, chỉ vài nghìn đến vài chục nghìn một cân.
Trong văn học, hình ảnh nồi cám gạo cũng xuất hiện nhưng chỉ dành cho người nghèo, những nhà không có điều kiện, không có cơm ăn thì nấu cám gạo để cầm cự qua ngày.
Cám gạo trước đây cho lợn ăn, nay được bán với giá đắt đỏ
Thế nhưng, thời gian gần đây, cám gạo bất ngờ được giới nhà giàu đặt mua với giá "chát". Và thay vì làm thức ăn cho gia súc như thời "ông bà" thì giờ họ mua về để ăn nhằm bồi bổ cho sức khỏe.
Được biết, giá của cám gạo lên tới 4 triệu đồng/kg. Để mua được thứ "đặc sản" này, nhiều người phải đặt cọc tiền, hẹn trước cả tuần mới có hàng.
Đây là loại cám gạo hữu cơ, đã trải qua nhiều công đoạn mới đến tay người dùng. Theo người bán, 1 tấn cám gạo thông thường mới làm ra được 10kg cám gạo hữu cơ. Vì thế, giá cả đắt đỏ là chuyện đương nhiên. Và người dùng chỉ cần mua cám gạo về pha nước là có thể dùng được luôn.
Na bở
Trước đây, na bở không ai mua nên người dân không mang ra chợ bán loại quả này, hoặc nếu có được bán ở chợ thì cũng thường xuyên rơi vào ế ẩm.
Chị Tân (quê ở Vĩnh Phúc) cho biết na bở nứt khi chín, dễ bị dập nát, hỏng, khó bảo quản khi vận chuyển. Hơn nữa, cây na bở cũng cho năng suất thấp nên người dân chặt bỏ hết để thay thế bằng loại na dai có vị ngọt đậm, múi dai và ít hạt.
Thế nhưng, vài năm gần đây, na dai bỗng "lên ngôi", được các chị em lùng sục tìm mua khắp các chợ.
Theo khảo sát của PV, nếu na dai có giá 25.000-35.000 đồng/kg thì na bở có giá cao gấp nhiều lần, từ 150.00-200.000 đồng/kg. "Na bở chín nhanh, khó vận chuyển nhưng rất nhiều người lùng mua dù phải bỏ ra số tiền không nhỏ, thậm chí còn đắt hơn hoa quả nhập khẩu. Vì thế, năm nay tôi đã tìm mối nhập na bở ở Lạng Sơn về bán nhưng cũng không có nhiều, hàng về đến đâu hết đến đó. Chị em nào muốn chắc chắn thì phải đặt tiền trước", chị Lan - người bán na bở trên chợ mạng chia sẻ.
Bà Trà (ở Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ na dai đang vào mua bán đầy chợ nhưng cả nhà bà ai cũng thích na bở vì nó không ngọt sắc. "Hôm vừa rồi đi chợ, tôi mua 3 qua na bở 150.000 đồng, dù biết đắt nhưng vẫn cố mua vì nhà ai cũng thèm na bở", bà Trà bày tỏ.
Cũng có sở thích ăn na bở, chị Dương (Cầu Giầy, Hà Nội) cho biết trước đây khu chợ ở gần nhà chị bán na bở la liệt, giá chỉ 20.000 đồng/kg. Giờ đây, giá đã đội lên 160.000 đồng/kg nhưng cũng không có để mua. "Tôi phải đặt trước vài ngày cho chỗ bán hoa quả quen mới mua được 1 ít na bở", chị Dương cho hay.
Lý giải nguyên nhân na bở bỗng trở thành hàng hiếm, một chủ vườn ở Lạng Sơn cho biết trước đây người dân trồng nhiều na bở với na dai, nhưng do nhu cầu về na bở không cao nên chủ vườn chặt hết, chuyển sang trồng na dai. Gần đây, thương lại tìm mua na bở nhiều nhưng hàng rất hiếm bởi ít nhà còn giữ lại cây na bở.
Tóp mỡ
Ngày xưa tóp mỡ là thứ bỏ đi thì ngày nay, khi mọi thứ đủ đầy, tóp mơ lại trở thành "cao lương mỹ vị" với giá vô cùng đắt đỏ.
Theo đó, xưa mọi thứ còn khan hiếm và khó khăn, người dân mua lá mỡ lợn về rán để lấy mỡ xào, rán, còn phần top mỡ thì rang mắm, hoặc cho chó mèo ăn.
Thế nhưng, mấy năm trở lại đây, top mỡ đã trở thành "đặc sản" ở thành phố và được nhiều người tìm mua, thậm chí chi cả nửa triệu/kg để có được món ăn này.
Trên thị trường, tóp mỡ được bán với nhiều loại như tóp mỡ rim tỏi, tóp mỡ chua ngọt. Tóp mỡ rim tỏi được bày bán theo từng túi, loại 100gr, 200gr, 500gr với giá bán lẻ 95 nghìn/ túi 250gr, giá sỉ 5 túi trở lên giá 70 nghìn/túi 250gr.
Chị Trang (tiểu thương bán hàng trên chợ mạng) cho biết tóp mỡ nhà chị ra mẻ nào hết mẻ ấy. Tóp mỡ này trung hòa được độ béo với tỷ lệ 50:50 nên ăn không có cảm giác ngấy. Hơn nữa, nó được trộn với nhiều gia vị nên rất vừa miệng. Ngoài ăn trực tiếp, tóp mỡ có thể chưng với cà chua, trộn gỏi.... Thậm chí, nhiều người còn mua tặng người thân, bạn bè khi đi du lịch.
"Khách mua tóp mỡ thường từ 5kg trở lên. Có những khách đặt mua 2-3kg về ăn dần hoặc về rim mắm tỏi. Ngoài bán lẻ, tôi còn bán sỉ cho nhà hàng, quán nhậu nên số lượng bán được khá nhiều", chị Trang cho biết thêm.
Cùi bưởi
Bưởi là loại quả đặc sản của Việt Nam, được trồng khắp mọi nơi, giá từ 30-80 nghìn đồng/kg tùy loại và tùy kích thước.
Từ trước tới nay, người ta chỉ quan tâm đến múi bưởi, còn vỏ bưởi là thứ bỏ đi. Thế nhưng, những năm gần đây, ngoài ăn múi bưởi, thì vỏ bưởi cũng được chế biến thành những đặc sản vô cùng đắt đỏ, ví dụ như mứt vỏ bưởi từ 600.000-650.000 đồng/kg.
Ngoài ra, vào mùa hè, nhu cầu ăn chè giải nhiệt tăng cao, và chè bưởi cũng bán rất chạy hàng. Do đó, nhà vườn đã gom vỏ bưởi để bán với giá đắt. Cụ thể, cùi bưởi sên sẵn hiện có giá là 120.000 đồng/kg, cùi bưởi vắt khô giá 100.000 đồng/kg. Đắt đỏ nhất là loại cùi bưởi sấy khô được bán với giá lên tới 650.000 đồng/kg...
Người bán phải đi gom vỏ bưởi khắp nơi về làm cho kịp số lượng trả khách còn người mua lại luôn phải đợi mới lấy được.
Dùng nồi chiên không dầu mà vẫn mắc phải những sai lầm này thì bảo sao nấu mãi vẫn dở So với trước kia, thị trường nồi chiên không dầu ngày nay đã có thêm nhiều lựa chọn với mức giá hấp dẫn hơn. Chỉ cần bỏ ra từ 2,7 - 6,8 triệu đồng, chị em đã có thể sắm cho mình 1 chiếc nồi chiên không dầu từ các thương hiệu Philips, UNIE, Casamon, Akba... Nhờ ưu điểm tiết kiệm thời gian,...