Thứ vứt đi ở quê, dân thành phố bỏ tiền trăm để thưởng thức
Ở nông thôn, con vật này rất nhiều, tàn phá cả mùa màng, người dân phải tìm cách tiêu diệt chúng. Trong khi đó, người thành phố bỏ tiền trăm để mua chúng về chế biến thành món ăn hàng ngày.
Con vật được nhắc đến ở đây là ốc bươu vàng. Theo tìm hiểu, loài vật này du nhập vào Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ trước. Ốc được du nhập vào Việt Nam để nuôi làm thực phẩm. Sau đó, chúng thoát ra ngoài tự nhiên và gặp điều kiện sinh sống thích hợp nên đã phát triển thành loài động vật gây hại trầm trọng cho nền nông nghiệp Việt Nam. Hiện, ốc bươu vàng xếp vào đối tượng bị cấm nuôi ở Việt Nam.
Với các vùng nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp, con vật này khiến họ phải đau đầu trong việc loại bỏ và diệt trừ. Trong khi đó, người dân thành phố lại phải chờ đợi mới mua được ruột con vật này về chế biến các món ăn hàng ngày.
Chị Phạm Thu Hương (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết chị phải đặt mua 3 ngày mới nhận được ruột ốc bươu vàng về nấu chuối đậu. “Lần nào ăn mình đều phải đặt trước và đợi vì hàng có ít lắm, mỗi lần thấy họ bán có 2-3kg thôi”, chị nói.
Khi liên hệ với người bán, hầu hết đều thông báo hết hàng và cần đặt hàng trước. Vì họ cho biết sản phẩm này hiện rất ít, khách hàng muốn mua hàng tươi ngon thì đặt trước để có hàng sẽ giao ngay, đảm bảo chất lượng.
Ruột ốc bươu vàng được bán với giá lên đến 80.000 đồng/kg.
Chị Hoài (Hưng Yên) cho hay ốc bươu vàng không hiếm nhưng để có được ruột ốc bươu vàng bán lại là một quá trình dài. Vì thế, sản lượng loại ruột ốc bươu này bán ra thị trường không nhiều, vài ngày mới có 2-3 kg để trả khách.
Video đang HOT
Chị chia sẻ, ốc bươu chủ yếu bắt từ các ruộng lúa. Khi bắt về, ốc được ngâm và rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín. Phần ruột bên trong, trứng và màng đen sẽ bỏ hết, chỉ lấy phần thịt (tức phần lưỡi) của chúng. Đặc biệt, phần lưỡi này có một nhân tròn ở giữa cũng phải được loại bỏ.
Sau đó, ngâm phần lưỡi ốc vào nước muối pha loãng, rửa nhiều lần hết nhớt, xả lại với nước lạnh và đem luộc lần nữa. Lúc này, ốc đã hoàn toàn sạch, có thể chế biến các món ăn. “Để có được 1kg ruột ốc ăn được này phải có tận vài chục kg ốc bươu vàng”, chị nói thêm.
Theo chị, người làm có thể đập vỏ ốc ra và tách phần lưỡi của chúng. Sau đó ốc được đem xát muối, dấm và rửa lại nhiều lần nước cho đến khi hết nhớt. Chị cho biết cách này giúp ốc ngon và tươi hơn nhưng lại dễ gây đứt tay và ảnh hưởng tới người làm…
Mỗi kg ruột ốc bươu vàng chị bán với giá 80.000 đồng. Chị cho hay cách đây 3 tháng, mặt hàng này có nhiều thì giá bán chỉ khoảng 50.000 đồng/kg nhưng giờ ít hơn nên giá bị đẩy lên cao.
Người mua đều phải đặt trước để đảm bảo hàng tươi, ngon.
Tương tự, chị Vân Trần (Hà Nam) cũng cho biết mặt hàng này được nhiều người hỏi mua nhưng không có đủ bán. Khách hàng đều đặt 0,5 – 1kg nên chỉ bán được 3-4 người là hết hàng. Mọi người đều phải đặt trước mới có, hàng không sẵn có.
“Loại ruột ốc này bảo quản cần để ngăn đông đá để chúng không bị hỏng. Vì thế, khách hàng muốn ăn dần phải làm cách đó, còn không sẽ mua ít một để nấu đủ bữa”, chị chia sẻ.
Theo các chuyên gia, ốc bươu vàng xếp vào danh sách cấm nuôi không phải vì chúng chứa độc tố mà vì chúng là nhóm sinh vật nguy hại đến nông nghiệp. Ốc bươu vàng chứa nhiều chất đạm, khoáng như các loại ốc khác nên có thể trở thành nguồn thực phẩm cho con người. Tuy nhiên, loại ốc này mang tính hàn nên dễ gây khó tiêu, người dùng không nên ăn nhiều quá để tránh bị ảnh hưởng sức khỏe.
Nhiều người hợp khẩu vị lại cho rằng loại ốc này ăn giòn và ngon hơn so với những loại ốc khác. Nhưng các chuyên gia về thực phẩm cũng cảnh báo do là loại bị bà con dùng hóa chất tiêu diệt nên rất dễ ngấm hóa chất. Việc chọn mua ở chỗ những người có uy tín là thực sự cần thiết.
Theo dân việt
Nông dân phấn khởi nhờ giá nhiều loại hải sản không ngừng tăng cao
Giá các loại hải sản đã bắt đầu tăng dần và "hút hàng," cung không đủ cầu cho thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh...
Nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh rất phấn khởi vì giá nhiều loại hải sản, như cua biển, nghêu, vọp, sò huyết,.. không ngừng tăng cao từ đầu tháng Bảy cho đến nay.
(Ảnh minh họa. Vũ Sinh/TTXVN)
Cụ thể, tại chợ tỉnh Trà Vinh hiện nay, giá cua biển loại một và cua gạch được các thương lái bán với giá 320.000-350.000 đồng/kg, tăng bình quân 50.000 đồng/kg; cua cái so và cua thịt loại hai (3-4 con/kg) có giá 250.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng/kg; sò huyết loại 40-50 con/kg có giá 120.000-140.000 đồng/kg, tăng từ 30.000-40.000 đồng/kg; vọp và nghêu được bán với giá 40.000-50.000 đồng/kg.
Chị Nguyễn Thị Thu, chủ vựa hải sản thị xã Duyên Hải, chuyên thu mua và cung cấp hải sản cho thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, bắt đầu từ tháng Sáu, giá các loại hải sản đã bắt đầu tăng dần và "hút hàng," cung không đủ cầu cho thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh từ đầu tháng Bảy đến nay.
Nguyên nhân chính là do vào dịp Hè, lượng khách du lịch tăng cao tại khắp các tỉnh thành trong cả nước làm cho sức tiêu dùng các loại hải sản tăng mạnh. Trong khi đó, lượng hải sản như cua biển, sò huyết, vọp, nghêu,.. được nông dân trong tỉnh nuôi và thu hoạch theo phương thức tỉa thưa, nên sản lượng hạn chế.
Những năm gần đây, nhằm hạn chế tình trạng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng từ 2 vụ/năm gặp nhiều rủi ro, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã khuyến khích nông dân đa dạng hóa con nuôi, nuôi luân canh một vụ sò huyết, cua biển , vọp trong ao nuôi tôm.
Cụ thể như mô hình nuôi sò huyết trong ao tôm sú với mật độ thả con giống từ 120-130 kg/ha. Tỷ lệ sò huyết sống đạt trên 70%, năng suất 1kg sò huyết giống cho từ 25-30kg sò thương phẩm.
Với giá sò huyết thương phẩm ở mức bình quân 120.000 đồng/kg, người nuôi đã thu lợi nhuận trên 200 triệu đồng/ha. Còn mô hình nuôi cua biển thay một vụ nuôi tôm cho sản lượng đạt bình quân 1 tấn/ha. Với giá cua như hiện tại nông dân thu lợi nhuận gần 300 triệu đồng/ha.
Theo khảo sát của Chi Cục thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh, trong năm năm gần đây, bình quân mỗi năm, nông dân trong tỉnh thả nuôi cua biển với diện tích khoảng 13.000ha; trong này có khoảng 30% diện tích nuôi thâm canh, năng suất đạt từ 0,8-1,2 tấn/ha. Tổng sản lượng cua biển thương phẩm thu hoạch đạt trên 1.400 tấn/năm.
Năm nay, sản lượng cua biển được dự báo sẽ tăng cao do có nhiều nông dân đã chuyển ao nuôi tôm sang nuôi một vụ cua biển với diện tích đã được nuôi theo hình thức quảng canh (thả lan), chuyên canh và trong ao nuôi tôm trên 7.000ha. Riêng diện tích nuôi sò huyết trong ao tôm và trên bãi bùn ven sông được khoảng hơn 5ha.
Theo cafef
Ở nông thôn ăn ngấy loại "rau đắng" này, thành phố bán 40 nghìn nửa cân Nếu trước đây, loại rau này đóng một vai trò lớn trong việc giải quyết tình trạng đói kém của người dân thì bây giờ, chúng lại đang cung cấp cho người nông dân một nguồn thu nhập nhất định Cải bẹ xanh có thân to, nhỏ khác nhau, lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn lá chuối. Lá và thân cây...