Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trong tình hình mới
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị 17/CT-TTg yêu cầu tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Trong thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, tạo được những chuyển biến rõ rệt, tích cực trên toàn diện các lĩnh vực. Thể chế quản lý an toàn thực phẩm tiếp tục hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế. Trách nhiệm của chính quyền các cấp, nhất là chính quyền cơ sở, của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm được nâng cao. Những vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội đã được kiểm soát giảm cả số lượng, mức độ và hiện tượng. Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn khó khăn, thách thức do sản xuất nhỏ lẻ vẫn còn nhiều. Thói quen lạm dụng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp không đúng quy trình, không rõ nguồn gốc còn khá phổ biến. Quản lý hoạt động mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ với nhiều nguy cơ không bảo đảm an toàn còn khó khăn. Thực phẩm lậu, thực phẩm giả, thực phẩm không an toàn vẫn còn nhiều. Việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm pháp luật, đặc biệt trên mạng xã hội diễn biến phức tạp, khó quản lý.
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm; tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kể cả về hình sự các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các qui định về an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm.
Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm; biểu dương các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; công khai tổ chức, cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm bị xử lý theo quy định.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chương trình phối hợp bảo đảm an toàn thực phẩm của Chính phủ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh, quảng cáo thực phẩm
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; đẩy mạnh việc kiểm tra công tác quản lý an toàn thực phẩm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, sản xuất kinh doanh thực phẩm theo chuỗi, làng nghề thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn; tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hoạt động mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ.
Phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn
Video đang HOT
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chỉ đạo phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; quản lý chợ an toàn thực phẩm; tăng cường công tác quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Bộ Công Thương quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm, chú trọng nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của các cơ sở giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.
Bộ Công an tăng cường chỉ đạo điều tra, xử lý hình sự đối với các vụ việc, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm theo đúng quy định pháp luật.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo phát triển các vùng sản xuất thực phẩm an toàn; thúc đẩy việc áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, các mô hình sản xuất thực phẩm theo chuỗi, hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; tăng cường quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các làng nghề thực phẩm, chợ thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm, chú trọng các cơ sở cung cấp thực phẩm cho nhiều người, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh dịch vụ mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ; bố trí đủ kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý an toàn thực phẩm.
UBND thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, UBND các đô thị lớn chỉ đạo làm thí điểm việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thực phẩm tiêu dùng trong nước cũng như thực phẩm xuất khẩu.
Hà Giang
Bộ NN&PTNT đề xuất nhập khẩu thịt lợn để "hạ nhiệt"
Ngày 20/12, trong báo cáo khẩn Thủ tướng về tình hình nguồn cung thực phẩm cho dịp Tết, trong đó trọng tâm là thịt lợn, Bộ NN&PTNT cho biết.
Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) khiến sản lượng thịt lợn giảm khoảng 13,5% so với năm ngoái và kiến nghị cho nhập thịt để bù đắp lượng thiếu hụt.
Bộ NN&PTNT báo cáo Thủ tướng và kiến nghị cho nhập khẩu để bù đắp lượng thịt lợn thiếu hụt trong nước. Ảnh: Bình Phương.
Thiếu hụt khoảng 200 nghìn tấn thịt lợn
Báo cáo Thủ tướng, Bộ NN&PTNT dự báo sản lượng thịt hơi các loại cả năm 2019 ước khoảng 5 triệu tấn, giảm 6,2% so với năm 2018. Tuy nhiên, trừ chăn nuôi lợn giảm, sản lượng các loại vật nuôi đều tăng tốt: như đàn bò (tăng 4,4%), sữa (đạt 1,1 triệu tấn, tăng 10%), gia cầm (sản lượng 1,26 triệu tấn, tăng 15%), trứng khoảng 14 tỷ quả (tăng 12%).
ối với thịt lợn, do DTLCP nên sản lượng thịt cả năm 2019 ước đạt khoảng 3,3 triệu tấn, giảm 13,5% so với năm 2018. Số lượng lợn tiêu hủy gần 6 triệu con, trọng lượng khoảng 342.800 tấn, chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng lợn của cả nước.
Hiện tổng đàn lợn cả nước khoảng 25 triệu con, trong đó đàn nái là 2,7 triệu con, đàn lợn giống cụ kỵ, ông bà còn 109 nghìn con, cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu nhân giống phục vụ tái đàn.
Theo Bộ NN&PTNT, đến nay, do đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc khác, gia cầm và thủy sản với tổng sản lượng các loại thực phẩm tăng hơn 400 nghìn tấn so với năm 2018, một phần phục vụ cho tăng trưởng, một phần bù đắp thiếu hụt do bệnh DTLCP.
Bộ NN&PTTN cho biết, qua cân đối của Tổng cục Thống kê, hiện số lượng thịt lợn còn thiếu thụt khoảng 200 nghìn tấn. Do vậy, Bộ này đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo ngành công thương và các địa phương cần tập trung nguồn lực cho công tác bình ổn mặt hàng thịt lợn, so với các nhóm thực phẩm khác trong dịp Tết sắp tới.
Về nhập khẩu thịt lợn, Bộ NN&PTNT cho biết đã nhiều lần có ý kiến và báo cáo Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, đề nghị Bộ Công Thương có kế hoạch cho nhập khẩu thịt lợn từ các quốc gia có hiệp định song phương, nhằm cân đối việc thiếu hụt thịt lợn trong nước và hài hòa lợi ích giữa các bên.
Bộ NN&PTNT không cấp quota nhập khẩu thịt lợn, cũng như bất kỳ động vật, sản phẩm động vật nào. Tất cả đều bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT kiến nghị Ban chỉ đạo 389 các cấp chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn, sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam.
Theo Bộ NN&PTNT, từ tháng 6/2019 đến nay, bệnh DTLCP đã giảm mạnh. Hiện có trên 6.000 xã (chiếm 71% tổng số xã có dịch) ở 412 huyện, của 56 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày không phát dịch. Hưng Yên và Hải Dương là hai tỉnh đã hết dịch. Ngoài ra, 21 tỉnh, thành phố khác có trên 85% số xã đã qua 30 ngày.
Tăng kiểm soát giá thịt lợn
Bà Nguyễn Kim Dung, Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà ông (quận Hà ông, Hà Nội) cho biết, hiện có 3 nhà cung ứng thịt lợn cho siêu thị. ể đảm bảo lượng hàng, siêu thị phải làm việc và bắt các nhà cung cấp không để "đứt" hàng bất cứ lúc nào.
Theo bà Dung, trung bình siêu thị nhập mỗi ngày khoảng 300 kg thịt lợn. Theo hợp đồng với nhà cung cấp, thịt lợn tăng sẽ báo trước 1 tuần và hiện giá đã tăng tới 40% so với trước. Do vậy, siêu thị hiện chủ yếu phục vụ người tiêu dùng chứ không có lợi nhuận. Người dân cũng dần chuyển sang ăn bò, gà, cá vì thịt lợn tăng giá.
Bà Dung cho rằng, nguồn cung thịt lợn không quá thiếu mà chủ yếu nhiều người "găm hàng". "Còn thịt đông lạnh nhập khẩu cũng không hề rẻ và hiện giá cao hơn thịt lợn trong nước, trong khi người tiêu dùng Hà Nội sử dụng hạn chế. Trong bối cảnh này, chưa đến mức phải nhập khẩu thịt từ nước ngoài", bà Dung nói.
ại diện siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội) cho biết, siêu thị có bán thịt đông lạnh nhưng không có chuyện thiếu thịt lợn tươi bán trong thời điểm này. Còn đại diện siêu thị Lotte ống a (Hà Nội) cho hay, siêu thị có bán thịt lợn nhập, nhưng giá đắt, rẻ tùy từng loại. Có loại như thịt thăn lợn lên tới 440.000 - 450.000 đồng/kg. Riêng các loại như chân giò, thịt vụn, thịt mũi, tai lợn ở nước ngoài có giá rất rẻ, chỉ khoảng trên dưới 1 USD/kg (chưa có thuế).
Theo đại diện các siêu thị, hiện người tiêu dùng Việt Nam vẫn thích ăn "thịt nóng" hơn các loại thịt đông lạnh nhập khẩu. Do vậy, nếu có nhập về sức tiêu thụ cũng khó tăng mạnh.
Chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú cho rằng, việc các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn, thịt bò, gà đông lạnh để chế biến thực phẩm đóng hộp, đồ nguội như: thịt xông khói, xúc xích... sẽ góp phần hạn chế việc thiếu hụt nguồn thịt cung trên thị trường.
Trong khi đó, để tránh tình trạng người chăn nuôi, tiểu thương găm hàng, đẩy giá, theo bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, trước mắt cần khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm thay thế thịt lợn và sử dụng thịt lợn đông lạnh thay thế thịt lợn tươi, nhằm giảm sức ép cho nguồn cung trong nước.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng kiểm soát thị trường, ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng tăng giá, gây bất ổn thị trường của các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn.
Do bệnh DTLCP nên sản lượng thịt lợn cả năm 2019 ước đạt khoảng 3,3 triệu tấn, giảm 13,5% so với năm 2018. Số lượng lợn tiêu hủy gần 6 triệu con, trọng lượng khoảng 342.800 tấn, chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng lợn của cả nước.
Theo Tiền Phong
Hồng xiêm đang vào mùa, đừng mua khi thấy những dấu hiệu này Chỉ cần để ý một chút, người tiêu dùng sẽ chọn được những quả hồng xiêm không ngâm hóa chất, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Thời điểm này, hồng xiêm đang vào vụ thu hoạch nên số lượng bày bán ra thị trường rất nhiều. Dạo qua các khu chợ truyền thống và chợ mạng, người tiêu dùng có thể...