Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: “Nỗ lực để học sinh học trực tuyến tử tế, chất lượng”
“Nếu lực lượng y tế đang “căng mình” ở tuyến đầu chống dịch, ngành giáo dục cũng nỗ lực hết sức giúp học trò dù không thể đến trường vẫn không ngừng việc học và được học một cách tử tế, chất lượng”.
Trên đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ tại buổi tập huấn nâng cao năng lực dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tiểu học của 22 Sở GD-ĐT các tỉnh phía Bắc, được tổ chức ngày 23/9 tại Hà Nội.
Tư vấn “gỡ khó” cho giáo viên dạy trực tuyến
Khóa tập huấn kéo dài 2 ngày, sẽ cung cấp tổng quan kiến thức về dạy học trực tuyến và dạy học qua truyền hình, giúp giáo viên nắm được điểm giống và khác, ưu điểm và hạn chế giữa dạy học trực tuyến/qua truyền hình với dạy học trực tiếp, từ đó có các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giáo viên cũng được hướng dẫn các phương pháp, kỹ thuật để tổ chức dạy học trực tuyến/qua truyền hình đối với từng môn học/hoạt động giáo dục; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hình thức này và tư vấn “gỡ khó” cách xử lý tình huống phát sinh khi dạy học trực tuyến/qua truyền hình.
Dạy học trực tuyến và qua truyền hình trong điều kiện dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, khó lường hiện nay là bất khả kháng.
Phát biểu khai mạc khóa tập huấn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, dạy học trực tuyến và qua truyền hình trong điều kiện dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, khó lường hiện nay là bất khả kháng.
Video đang HOT
Trong số 22 tỉnh phía Bắc có đại diện tham gia khóa tập huấn hôm nay, phần đông đã có thể cho học sinh đến trường học trực tiếp. Tuy nhiên, quá trình dạy học trực tiếp, một số tỉnh phát sinh ca nhiễm mới nên lại chuyển từ “vùng xanh” thành “vùng đỏ”. Tình trạng này có thể còn xuất hiện trong thời gian tới.
Bộ GD-ĐT xác định phải chuyển trạng thái, từ dạy học trực tuyến/dạy học qua truyền hình, là giải pháp tình thế sang chủ động, có kế hoạch dạy học theo hình thức này. Đây cũng là cách để ngành giáo dục có thể đạt được 3 mục tiêu: an toàn vì dịch, hoàn thành chương trình năm học và kiên trì mục tiêu chất lượng.
Nỗ lực để học sinh học trực tuyến tử tế, chất lượng
Để tạo điều kiện cho học sinh học trực tuyến, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT đã phát động chương trình quyên góp, ủng hộ “Sóng và máy tính cho em”. Hệ thống bài giảng điện tử, bài giảng trên truyền hình theo môn học/cấp học đã và đang được Bộ GD-ĐT phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng, phát sóng, và tiếp tục vận động xây dựng, đóng góp video bài giảng này, sẽ cung cấp nguồn học liệu phong phú, chất lượng, để nhà trường tham khảo, sử dụng.
Ngành giáo dục cũng nỗ lực hết sức để giúp học trò học trực tuyến tử tế, chất lượng.
Đặc biệt, với quan điểm kiên trì mục tiêu chất lượng thì song song với nâng cao chất lượng dạy học trực tiếp, Bộ GD-ĐT xác định phải đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến. Khóa tập huấn hôm nay, chính là một giải pháp để phát triển năng lực dạy học trực tuyến cho giáo viên, từ đó nâng cao được chất lượng dạy học theo hình thức này.
“Hiệu quả của một công việc được tính bằng tích của 3 chữ làm: biết làm – tức có năng lực sự phạm để dạy học trực tuyến; có điều kiện để làm – tức có đủ trang thiết bị, đường truyền cần thiết để giáo viên, học sinh học tập; và có động lực để làm. Quan trọng là nếu một trong 3 thừa số bằng 0 thì tích cũng bằng 0.
Do đó, chúng ta cần đồng thời đảm bảo 3 yếu tố, để đạt được chất lượng dạy học trực tuyến tốt nhất”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Nếu lực lượng y tế đang “căng mình” ở tuyến đầu chống dịch, thì ngành giáo dục cũng nỗ lực hết sức để giúp học trò dù không thể đến trường vẫn không ngừng việc học và được học một cách tử tế, chất lượng.
Với tinh thần như thế, Thứ trưởng mong muốn các cán bộ, giáo viên khi tham gia tập huấn sẽ phát huy năng lực, trách nhiệm, cố gắng học tập tốt nhất để đạt mục tiêu cuối cùng là biết cách dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình hiệu quả, chất lượng.
Được biết trong tháng 9 này, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tổ chức 2 khóa tập huấn về dạy học trực tuyến/qua truyền hình cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên cấp Tiểu học của các tỉnh còn lại; đan xen với đó là các khóa tập huấn cho đội ngũ nhà giáo cấp THCS, THPT của 63 tỉnh thành phố.
Bảo đảm thực hiện Kế hoạch năm học 2021-2022 hiệu quả, chất lượng
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện Hỏa tốc số 1238/CĐ-TTg về việc tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện Kế hoạch năm học mới 2021-2022 hiệu quả, chất lượng.
Học sinh trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) học trực tuyến. Ảnh: TTXVN phát
Công điện nêu rõ: Trong thời gian qua, ngành Giáo dục và các địa phương đã rất tích cực chuẩn bị các điều kiện, ưu tiên, huy động các nguồn lực để đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nhất là các thiết bị máy tính, đường truyền internet tốc độ cao để triển khai việc dạy học trực tuyến.
Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, nhiều gia đình, học sinh không có đủ điều kiện để mua sắm trang thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh để thực hiện việc học trực tuyến theo Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2021-2022. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Ngân hàng chính sách xã hội, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát chương trình giáo dục các cấp học, xác định các nội dung cốt lõi của chương trình; hướng dẫn các địa phương tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh, xây dựng các bài giảng chất lượng tốt để tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình khi học sinh không thể đến trường phải thực hiện giãn cách xã hội hoặc tăng cường giãn cách xã hội.
Đồng thời chú trọng hơn nữa trong bảo đảm công bằng giáo dục giữa thành thị và nông thôn, giữa nơi có dịch và không có dịch. Đặc biệt lưu ý đối tượng là học sinh nghèo trong vùng có dịch.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp Công nghiệp ICT (công nghệ thông tin, điện tử viễn thông) tổ chức chương trình hỗ trợ máy tính, thiết bị học tập trực tuyến; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông hỗ trợ giá cước viễn thông, internet cho học sinh, sinh viên vùng khó khăn để tham gia học trực tuyến trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu xây dựng, trình cấp có thẩm quyền gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị học tập phục vụ học trực tuyến.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài phát thanh, truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ưu tiên thời lượng và khung giờ phát sóng các bài giảng để học sinh, sinh viên các cấp học có thể được học tập đầy đủ các môn học theo chương trình giáo dục, đào tạo; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch phát sóng các bài giảng qua đài phát thanh, truyền hình cụ thể, chi tiết từng môn học, lớp học, cấp học bảo đảm diện bao phủ tốt nhất.
Thủ tướng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo các tổ chức thành viên kêu gọi quyền góp, ủng hộ và huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tặng, hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn trang thiết bị phục vụ việc học trực tuyến.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát danh sách học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để xây dựng phương án hỗ trợ máy tính, thiết bị phục vụ việc học tập trực tuyến, trong đó huy động các nguồn lực xã hội để cùng tham gia; chỉ đạo các nhà trường xây dựng các bài giảng để phát sóng trên các kênh truyền hình địa phương, nhất là đối với lớp 1, lớp 2.
Các địa phương phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam chỉ đạo các đài phát thanh, truyền hình địa phương để có phương án tiếp sóng, phát lại các bài giảng bảo đảm một môn học, lớp học phải có ít nhất 2 khung giờ phát bài giảng truyền hình trong một ngày.
Đồng thời tăng cường công tác giám sát y tế trong trường học, không để dịch bệnh lây lan. Đối với các địa phương phải giãn cách xã hội dài ngày cần chủ động điều chỉnh kế hoạch năm học; có phương án đặc cách kết thúc năm học, thi cuối cấp, tuyển sinh nếu cần thiết.
Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT hướng dẫn học sinh 'vùng xanh' đến trường Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ GD-ĐT hướng dẫn việc đi học linh hoạt; những nơi an toàn, đã chuyển sang "vùng xanh" có thể đi học bình thường và có giải pháp phù hợp Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT hướng dẫn cho học sinh ở 'vùng xanh' đến trường học tập bình thường - T.B Kết luận cuộc...