Thủ thuật giúp truy cập Internet trên smartphone nhanh và an toàn hơn
Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn một giải pháp, giúp tăng tốc độ kết nối và cải thiện khả năng bảo mật khi truy cập Internet trên smartphone.
Hệ thống tên miền (DNS – Domain Name System) về cơ bản là một hệ thống giúp chuyển đổi tên miền của các trang web mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày sang địa chỉ IP vật lý (dạng số, ví dụ 42.113.206.26) tương ứng với tên miền đó.
Có thể xem DNS như một cuốn danh bạ điện thoại, có khả năng tìm và dịch tên miền sang địa chỉ IP, để trình duyệt web truy cập được vào đúng trang web người dùng muốn. Điều này sẽ giúp người dùng truy cập vào các trang web thông qua tên miền dễ nhớ, thay vì phải ghi nhớ dãy số IP dài và phức tạp.
Việc thay đổi DNS trên smartphone, máy tính bảng, máy tính… thay vì sử dụng DNS mặc định do hệ thống cung cấp sẽ góp phần giúp cải thiện tốc độ và khả năng bảo mật khi kết nối Internet.
Hiện có 3 hệ thống DNS được nhiều người sử dụng nhất là Google DNS, OpenDNS và Cloudflare. Trong đó hệ thống DNS của Cloudflare (hãng bảo mật và dịch vụ Internet của Mỹ) được đánh giá là có mức độ bảo mật cao nhất và phù hợp với người dùng tại Việt Nam nhất.
Để thay đổi DNS mặc định trên smartphone và máy tính bảng sang DNS của Cloudflare, người dùng có thể nhờ đến ứng dụng với tên gọi 1.1.1.1 (là dãy số DNS mà CloudFlare đang sử dụng).
Ứng dụng 1.1.1.1 dành cho Android và iPhone của CloudFlare được nhiều trang công nghệ lớn đánh giá cao về khả năng cải thiện tốc độ duyệt web cũng như bảo mật trên smartphone. Trải nghiệm thực tế cũng cho thấy ứng dụng này hoạt động tốt trên cả smartphone chạy Android lẫn iPhone trong khả năng cải thiện tốc độ kết nối.
Hiện ứng dụng có cả phiên bản dành cho Android lẫn iOS, người dùng có thể tìm và tải từ kho ứng dụng CH Play và App Store, hoặc download ứng dụng trực tiếp (tương thích Android 5.0 trở lên) hoặc phiên bản dành cho iOS (tương thích iOS 11.0 trở lên).
Cách dùng của ứng dụng cực kỳ đơn giản. Từ giao diện hiện ra trong lần đầu tiên kích hoạt ứng dụng, bạn nhấn nút “Next” để bỏ qua phần giới thiệu, sau đó nhấn vào nút “Accept” tại giao diện hiện ra tiếp theo để đồng ý với các điều khoản sử dụng của ứng dụng.
Từ giao diện chính của ứng dụng hiện ra, bạn chỉ việc vào biểu tượng công tắc để kích hoạt ứng dụng. Nhấn tiếp vào nút “Install VPN Profile” tại giao diện tiếp theo để thiết lập một kết nối mạng riêng ảo (VPN), giúp tăng cường khả năng bảo mật cho smartphone.
Video đang HOT
Bạn nhấn vào nút “OK” từ hộp thoại hiện ra để cho phép thiết lập kết nối mạng riêng ảo trên smartphone. Bây giờ chế độ của ứng dụng sẽ được chuyển từ “Disconnected” sang “Connected” trên giao diện chính. Đồng thời, trên thanh trạng thái của smartphone Android sẽ xuất hiện một biểu tượng chìa khóa, điều này cho thấy kết nối mạng trên smartphone của bạn đang được thực hiện thông qua một mạng riêng ảo (VPN).
Ứng dụng của CloudFlare sẽ giúp lưu lượng kết nối Internet trên smartphone được thực hiện thông qua máy chủ DNS 1.1.1.1 của CloudFlare, điều này sẽ giúp cải thiện tốc độ kết nối Internet và đặc biệt các dữ liệu sẽ được mã hóa thông qua máy chủ, góp phần tăng cường bảo mật cho người dùng smartphone.
Các trang mạng xã hội đang theo đuổi trẻ em thế nào
Tiến bộ smartphone và ứng dụng Internet khiến các hãng công nghệ ngày càng ảnh hưởng tới trẻ em, thay vì giới hạn ở độ tuổi trên 13 trước đây.
Không lâu sau khi Lexi Wilson chuyển đến một thị trấn ở phía đông bang California năm ngoái, ngôi trường mà con gái 12 tuổi và con trai 9 tuổi của cô vừa nhập học đã phải đóng cửa vì lệnh phong tỏa toàn bang.
Giống hàng triệu gia đình khác, họ chuyển sang tương tác xã hội trên mạng Internet. Hai đứa con của Wilson sử dụng Messenger Kids, phiên bản nhắn tin của Facebook dành cho trẻ 6 - 12 tuổi. "Nó giúp hai đứa trẻ liên lạc với bạn bè, những đứa bé mà chúng đã quen nhìn thấy hàng ngày. Đó là điều thực sự tuyệt vời trong đại dịch", Wilson nói.
Ứng dụng Messenger Kids trên App Store.
Là quản lý truyền thông mạng xã hội chuyên nghiệp, Wilson giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của con trên Messenger Kids. Quyền quản lý trong ứng dụng cho phép cô phê duyệt đề xuất kết bạn và kiểm tra tin nhắn. Tuy nhiên, Wilson đã vạch ra giới hạn khi nghe đến kế hoạch phát triển phiên bản Instagram cho trẻ em của mạng xã hội này.
"Tôi không muốn con mình bị cuốn vào hội chứng "sợ bỏ lỡ" ở tuổi 12. Nó giống chuẩn bị cho một người nghiện mạng xã hội từ bé", Wilson nói.
Ngay từ giai đoạn sơ khai của website trên Internet, phần lớn dịch vụ online và ứng dụng đều không phục vụ người dưới 13 tuổi. Đó là độ tuổi tối thiểu mà các công ty được phép xử lý dữ liệu cá nhân cho những thứ như quảng cáo theo các điều luật năm 1998 của Mỹ.
Tuy nhiên, số lượng trẻ em được dùng smartphone và tablet ngày càng tăng, cũng như tần suất nhắn tin và gọi video ngày càng lớn, đã mở ra làn sóng dịch vụ mới cho trẻ em.
Năm 2015, YouTube ra mắt dịch vụ cho trẻ em dưới 13 tuổi. Messenger Kids tiếp bước vào năm 2017. Ứng dụng Revolut và Starling cũng có phiên bản cho trẻ em, trong khi nhiều startup đang tìm cách phát triển mạng xã hội cho thiếu nhi. Facebook gần đây cũng xác nhận đang phát triển Instagram Kids sau khi thông tin bị một nhân viên tiết lộ.
"Tôi có linh cảm đây là ý tưởng tồi tệ nhất mình từng biết đến. Những nền tảng được phát triển để tối ưu cho tăng trưởng và doanh thu quảng cáo không có chỗ trong thị trường trẻ em", Sean Herman, người sáng lập ứng dụng nhắn tin gia đình Kinzoo, cho hay.
Antigone Davis, phụ trách bộ phận an toàn toàn cầu của Facebook, cho biết tập đoàn lắng nghe trẻ em và các nhóm bảo vệ trẻ em khi phát hành Messenger Kids và sẽ làm điều tương tự với Instagram. Bà thêm rằng Facebook quyết định phát triển những ứng dụng như vậy vì nhiều trẻ em đang phải dùng phiên bản của người lớn, trong khi phụ huynh muốn từ từ cho trẻ em tiếp cận công nghệ.
"Chúng tôi biết phụ huynh đang cho phép con mình dùng ứng dụng thiết kế cho người trên 13 tuổi. Họ cảm thấy không có quyền kiểm soát vì chúng được thiết kế cho người từ 13 tuổi trở lên. Điều chúng tôi muốn làm với Instagram là chọn cách tiếp cận tương đồng với Messenger Kids. Hãy nghĩ đến nó như cachsa huấn luyện trẻ em làm quen với công nghệ", Davis cho hay.
Nghiện mạng xã hội
Những người chỉ trích động thái này cho rằng hành động của Facebook chỉ là bước mới nhất trong chiến thuật marketing suốt hơn một thế kỷ qua, đó là người dùng tiếp cận sản phẩm càng sớm, càng có khả năng gắn bó với nó suốt đời. Từ cuối thế kỷ 19, các nhà sản xuất thuốc lá đã bán kẹo trong những gói có vẻ ngoài giống bao thuốc lá, trong khi nhiều công ty giải trí gắn bó với trẻ em để giữ chân khách hàng suốt hàng chục năm.
Ứng dụng YouTube Kids trên điện thoại.
"Đó là bài cơ bản trong quảng cáo thương hiệu, bạn kết nối với khách hàng vào thời điểm sớm nhất có thể nhằm xây dựng thói quen suốt đời cho họ", Jim Steyer, Giám đốc điều hành Common Sense Media, tổ chức phi lợi nhuận tập trung bảo vệ trẻ em trên mạng, nhận xét.
Steyer đã vận động CEO Facebook Mark Zuckerberg và Giám đốc vận hành Sheryl Sandberg ngừng phát triển ứng dụng cho trẻ em. "Về cơ bản, họ đang khởi động quá trình gây nghiện với những đứa bé nhỏ tuổi", ông nói.
Facebook cũng đang vật lộn với quan điểm cho rằng họ đang mất người dùng trẻ cho các ứng dụng như Snapchat và TikTok, khiến hãng càng có lý do tiếp cận người dùng trẻ hơn nữa.
Cơ hội với Facebook, YouTube và nhiều nền tảng khác đang dần khép lại, dù ý định của họ có thực sự chân thành hay không. Messenger Kids đã bị cấm phát hành ở Anh và châu Âu vì luật bảo vệ dữ liệu. YouTube hồi năm 2019 cũng bị phạt 170 triệu USD vì cáo buộc thu thập dữ liệu của trẻ em khi được cha mẹ đồng ý.
Đối đầu với các nhà lập pháp
Những đạo luật kiểm soát sẽ ngày càng siết chặt trong tương lai, nhằm bảo vệ trẻ em ở mọi độ tuổi, thay vì chỉ giới hạn dưới 13 tuổi như hiện nay.
Hồi tháng 9/2020, Văn phòng Ủy viên Thông tin, cơ quan quản lý dữ liệu của Anh, bắt đầu áp đặt quy định "thiết kế phù hợp với độ tuổi", trong đó yêu cầu các công ty giới hạn thu thập dữ liệu và quảng cáo hướng đối tượng. Mỗi công ty có thể hứng chịu mức phạt đến 4% doanh thu toàn cầu nếu vi phạm.
Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Ireland đang tham vấn để tiến hành những bước đi tương tự, đồng thời đề xuất lệnh cấm chung nhằm vào thu thập dữ liệu để cá nhân hóa quảng cáo. Những đề xuất này đặt các nhà quản lý vào thế đối đầu với Google, khi hãng cho biết những quy định ngày càng chặt chẽ về thu thập dữ liệu có thể gây khó khăn trong cung cấp dịch vụ miễn phí.
Các chính trị gia Mỹ cũng cam kết siết chặt quản lý. Zuckerberg và CEO Alphabet Sundar Pichai hồi đầu tháng phải đối diện với các nghị sĩ trong hàng giờ, hứng chịu hàng loạt chỉ trích với cáo buộc họ không thể bảo vệ trẻ em.
"Nền tảng của các vị là nỗi sợ lớn nhất với một phụ huynh như tôi. Đây là cuộc chiến vì sự phát triển, sức khỏe tâm thần và an toàn của những đứa trẻ", nghị sĩ Cathy McMorris Rodgers nói. Vấn đề này dường như là trường hợp hiếm gặp khi lưỡng đảng có quan điểm thống nhất, thay vì tranh cãi và không đưa ra được đạo luật đáng kể nào về công nghệ trong những năm gần đây.
Zuckerberg nhận ra điều này và tìm cách bảo vệ các ứng dụng mạng xã hội cho trẻ em, hé lộ rằng vợ chồng ông đã cho đứa con 5 tuổi sử dụng Messenger Kids. Tuy nhiên, điều đó không gây được nhiều thiện cảm. "Tôi hy vọng Mark và Priscilla là các bậc phụ huynh tốt với con của họ. Nhưng tôi không muốn Zuckerberg dạy dỗ con mình hay bất kỳ ai", Steyer nói.
Người dùng ở VN có thể đặt cọc gói Internet vệ tinh của Elon Musk Nằm trong kế hoạch phủ sóng toàn cầu vào năm 2022, nhiều khu vực trên thế giới có thể được phủ sóng Internet vệ tinh của Starlink. Theo kiểm tra, người dân tại một số khu vực tại Việt Nam như hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), cầu Rồng (Đà Nẵng), Hòa Thành (Cà Mau), cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây......