“Thủ phạm” gây khản giọng, mất tiếng
Thời gian gần đây em hay bị khản giọng, cứ khỏi một thời gian lại bị lại khiến em rất khó chịu. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp em cách phòng bệnh?
duongbn@yahoo.com
Ảnh minh họa
Tình trạng khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản gây cho người bệnh nhiều khó chịu, phiền toái trong cuộc sống.
Những người thường xuyên phải nói nhiều, nói to, nói liên tục như: người dẫn chương trình, giáo viên, ca sĩ, diễn giả, người bán hàng,… dây thanh dễ bị kích ứng quá mức, dẫn đến viêm thanh quản. Bên cạnh đó, khi phải làm việc lâu trong môi trường ô nhiễm, hay bị nhiễm cúm, thời tiết thay đổi, hút thuốc, uống rượu… cũng dễ làm dây thanh âm bị tổn thương, gây viêm thanh quản.
Khi bi khan tiêng, cân han chê noi, cố gắng càng nói ít càng tốt. Súc miệng nhiều lần, thậm chí mỗi giờ với nước trà pha đậm có chút muối ăn. Co thê pha nước ấm vơi chut mât ong thì cang tôt. Không hút thuốc. Nên uống nhiều nươc, ăn thưc ăn long, mat, kiêng chât kich thich, gia vi cay nong.
Video đang HOT
Để phòng tránh mất tiếng, bảo vệ thanh quản, cân tranh bi lanh, mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng quá lạnh, quan trọng nhất là phần cô, không nên uống nước quá lạnh, hay quá nóng.
Nêu khan tiếng kéo dài hơn 2 tuần, hoăc co kem theo cac dâu hiêu khac thương như: khó nuốt, khó thở, sốt cao… cân đên bac si đê kham va điêu tri cu thê.
10 bài thuốc tại nhà giúp điều trị viêm họng và viêm thanh quản nhanh chóng
Viêm thanh quản là một bệnh lý cấp tính, khiến giọng nói trở nên khàn, khô và yếu. Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản tại nhà giúp bạn nhanh chóng lấy lại giọng nói của mình.
Nước muối ấm: Súc miệng với nước muối ấm là cách đơn giản nhất để điều trị viêm thanh quản. Bạn hãy hòa khoảng nửa thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm, khuấy đều, sau đó súc miệng bằng hỗn hợp ba lần mỗi ngày.
Trà hoa cúc: Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc đặc biệt có hiệu quả trong điều trị các chứng viêm họng và viêm thanh quản nhờ có các terpenoid và flavonoid. Bạn có thể pha trả bằng cách đun 1 thìa canh trà hoa cúc với khoảng 250ml nước. Hãm trà trong vòng 5 phút rồi rót trà và thưởng thức. Bạn nên uống trà 2 - 3 lần mỗi ngày.
Gừng: Gừng rất giàu các hóa chất thực vật có tính chống oxy hóa và tính kháng viêm rất mạnh, nhờ đó có thể dùng trong điều trị nhiều bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, các chứng thoái hóa và viêm đường hô hấp. Bạn có thể uống nước gừng, thêm gừng vào các món ăn, hoặc đơn giản ngậm gừng trong miệng.
Dầu khuynh diệp: Các loại dầu thơm như dầu khuynh diệp có tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng viêm mạnh, nhờ đó có thể hỗ trợ điều trị đau họng, khàn giọng hoặc mất giọng chỉ trong vài ngày. Bạn hãy nhỏ vài giọt dầu khuynh diệp vào một bát nước nóng rồi dùng nước đó để xông hơi trong khoảng 10 phút.
Tỏi: Tỏi cũng là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong điều trị các triệu chứng cảm lạnh như đau rát họng. Tính kháng khuẩn và kháng viêm của tỏi sẽ giúp giảm cảm giác khô rát họng nhanh chóng. Bạn có thể thêm tỏi vào các món ăn hoặc ngậm tỏi trong miệng.
Nước: Khi bạn cảm thấy cổ họng và thanh quản viêm đau, hãy uống thật nhiều nước để làm loãng đờm và long đờm. Nước nóng sẽ có tác dụng tốt hơn và bạn cần hạn chế hết mức các đồ uống chứa caffeine như cà phê hay trà.
Giấm: Giấm táo từ lâu đã được sử dụng trong điều trị các dạng nhiễm khuẩn gây ho, cảm lạnh và đau họng. Bạn chỉ cần thêm 1 - 2 thìa canh giấm trắng hoặc giấm táo vào một cốc nước, khuấy đều rồi dùng hỗn hợp để súc miệng.
Mật ong và nước cốt chanh: Các dạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, bao gồm mũi, thanh quản và họng có thể được điều trị nhanh chóng với hỗn hợp chanh - mật. Bạn chỉ cần hòa 4 - 5 giọt nước cốt chanh với 1 thìa canh mật ong, sau đó ngậm hỗn hợp trong miệng vài phút trước khi nuốt. Lặp lại thao tác này ít nhất hai lần mỗi ngày.
Xông hơi: Xông hơi giúp thông mũi họng và tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhờ nhiệt độ cao. Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước nóng hoặc xông hơi bằng chậu nước nóng có pha tinh dầu thơm.
Cam thảo: Cam thảo là một loại thảo dược thiên nhiên rất hiệu quả trong điều trị ho và cảm lạnh. Bạn hãy đun 1 thìa cà phê cam thảo với nước trong 5 phút rồi lọc lấy nước uống ít nhất 2 lần/ngày. Tuy nhiên, cam thảo có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng đồng thời với các dược phẩm khác, do đó bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng./.
Cảnh giác biến chứng của viêm phế quản cấp Thời tiết chuyển mùa khiến cơ thể dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản cấp. Biến chứng của bệnh có thể nguy hiểm, gây suy hô hấp cấp. Lâu ngày bệnh có thể tiến triển thành mạn tính, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe. Phế quản là một ống dẫn khí thuộc hệ hô...