Thu nhập 18 triệu đồng/tháng, nuôi hai con nhỏ, nhà đi thuê nhưng cặp vợ chồng trẻ Nam Định vẫn tích lũy 1 chỉ vàng/tháng bởi tuân thủ đúng nguyên tắc chi tiêu
Lúc giá vàng còn thấp thì 2 tháng chị mua 3 chỉ. Hiện vàng lên cao thì mỗi tháng chị chỉ mua được 1 chỉ. Tính tới thời điểm này chị đã tích lũy được 5 cây vàng.
Vợ chồng chị Khánh anh Thụ quê gốc ở Ý Yên – Nam Định lên Hà Nội lập nghiệp đã được 6 năm. Do hoàn cảnh hai bên nội ngoại đều không có điều kiện nên trong cuộc sống anh chị luôn xác định tinh thần tự lực cánh sinh. Đồng thời, để đảm bảo tài chính luôn trong thế chủ động, anh chị đã lên kế hoạch chi tiết cho mọi khoản chi tiêu gia đình.
Chị Khánh làm công nhân trong một xưởng may với mức thu nhập 8 triệu/tháng. Chồng chị làm công nhân xây dựng có mức thu nhập trung bình 10 triệu/tháng. Hiện hai vợ chồng chị vẫn đang thuê nhà và nuôi 2 con nhỏ đang tuổi tới trường.
“Tổng thu nhập 18 triệu cho 4 người, trong đó nhà còn đi thuê, 2 con tuổi ăn học là khá eo hẹp nên bất cứ một khoản chi tiêu nào mình cũng đều phải cân nhắc thật kỹ. Thời gian đầu mới lên thành phố, hai vợ chồng mình thực sự đã rất đau đầu để cân đối tài chính.
Có những hôm mình với anh xã phải dành cả buổi tối để lên kế hoạch chi tiêu, chia từng khoản riêng một. Cái nào tiêu nhiều, cái nào tiêu ít, mỗi bữa chi bao nhiêu tiền là đủ mà vừa đảm bảo dinh dưỡng cho con lại không quá tốn kém. Rồi mỗi lần nhà có việc, tiền nong chi tiêu đối nội đối ngoại thế nào, vợ chồng đều đưa ra quy định rõ ràng để thực hiện theo” , chị Khánh chia sẻ.
Ảnh minh họa.
Chi tiêu của nhà chị Khánh như sau:
Tiền nhà điện nước: 3.5 triệu
Do không có điều kiện nên vợ chồng chị Khánh chọn thuê nhà xa một chút, chấp nhận bố mẹ đi làm xa, ưu tiên gần trường học của 2 con. ” Mình thuê 1 căn nhà cấp 4 ở ngoại thành với giá 3 triệu. Nhà có 2 phòng ngủ, 1 gian bếp nhỏ với 1 nhà vệ sinh. Tuy diện tích hơi nhỏ nhưng phù hợp với sinh hoạt của gia đình mình. Điện nước tính theo hộ dân. Một tháng cả tiền nhà, điện nước vào nữa hết khoảng 3.5 triệu. Mình hợp đồng thuê nhà theo năm cho ổn định hơn “.
Tiền ăn ga: 4.2 triệu
Trung bình mỗi ngày chị Khánh chi 130k tiền ăn cho cả nhà, chủ yếu là 2 bữa sáng tối. Chỉ ngày chủ nhật gia đình chị mới ăn bữa trưa ở nhà. Còn lại bữa trưa các ngày trong tuần, vợ chồng chị ăn trên công ty, các con chị học bán trú ăn tại trường.
Để tiết kiệm chi phí, hàng ngày chị luôn dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà, hôm thì cơm rang, hôm cắm cơm nóng ăn với thức ăn còn thừa từ buổi tối hôm trước. Đặc biệt mỗi lần về quê, chị sẽ mua nhiều rau, củ, quả lên tích trong tủ lạnh để hàng ngày dùng dần.
Tiền học sữa của con: 2.4 triệu
Video đang HOT
Hai bé nhà chị Khánh đều đang học mầm non. Một bé 2 tuổi, một bé 5 tuổi. Để giảm tải tiền học phí, anh chị gửi các con vào trường công. Tiền học phí, ăn bán trú của mỗi bé hết 1.2 triệu, tiền sữa 5 trăm nghìn. Tới hè, anh chị tranh thủ gửi con về quê nhờ ông bà nội chăm giúp 2 tháng như thế tiết kiệm được 1 khoản đáng kể mà các con chị cũng được thay đổi môi trường sinh hoạt.
Đối nội đối ngoại: 1 triệu
Khoản tiền này sẽ giao động, bù trừ cho nhau theo từng tháng. Nếu tháng nào không dùng tới, anh chị sẽ dồn vào khoản tích lũy dự phòng.
Xăng xe: 400k
Để tiết kiệm chi phí đi lại, chị Khánh lựa chọn đi xe buýt, mua vé tháng để đi làm. Chồng chị đi xe máy cho chủ động công việc.
Mua sắm may mặc: 500k
Cả hai vợ chồng chị Khánh đi làm công ty, mặc đồng phụ của công nhân, các con chị mặc đồng phục trường. Một tuần chỉ có 1 buổi mặc trang phục tự chọn nên chị rất hạn chế chi tiêu vào may mặc. Chị cho biết, thường chị mua sắm quần áo theo mùa. Mỗi mùa chị sẽ mua cho các con 3 bộ quần áo, vợ chồng chị 2 bộ, như thế là đủ.
Thuốc men: 1 triệu
Khoản tiền này có tháng dùng tới có tháng không. Nếu tháng nào không dùng tới, chị cũng sẽ dồn vào khoản tích lũy.
Tổng chi: 13 triệu
Tích lũy dự phòng: 5 triệu
Tổng chi phí cho mọi khoản của nhà chị Khánh là 13 triệu, khoản dư còn lại là 5 triệu, chị dành để mua vàng tích lũy. Thời gian trước khi vàng thấp thì 2 tháng chị mua 3 chỉ. Hiện vàng lên cao thì mỗi tháng chị chỉ mua được 1 chỉ. Tính tới thời điểm này chị đã tích lũy được 5 cây vàng.
Chị Khánh tâm sự: ” Tuy khoản tích lũy này không phải quá nhiều so với nhiều gia đình khác nhưng cũng là một khoản phòng thân đề phòng lúc ốm đau, vợ chồng mình luôn chủ động được tài chính. Hai vợ chồng mình tính sẽ cố gắng làm ăn tích lũy thêm, khi có đủ tài chính thì về quê mua đất làm nhà chứ không có ý định mua nhà Hà Nội” , chị Khánh cho hay.
Ghi theo lời kể của nhân vật.
Lương 9 triệu một tháng, chi tiêu đúng nguyên tắc "giữ 7, tiêu 3", chưa đầy 4 năm cô nhân viên văn phòng mua được nhà tiền tỷ
Chỉ sau 4 năm phấn đấu, cô nhân viên văn phòng gốc Ninh Bình đã biến ước mơ ấy thành thực nhờ kế hoạch chi tiêu khoa học và nghiêm khắc của mình.
Với mức thu nhập ở tầm trung bình, nhà phải đi thuê lại sống độc thân, việc sở hữu một căn nhà riêng giữa lòng thành phố với nhiều người sẽ chỉ là ước mơ xa xôi.
Vậy nhưng chỉ sau 4 năm phấn đấu, cô nhân viên văn phòng gốc Ninh Bình đã biến ước mơ ấy thành thực nhờ kế hoạch chi tiêu khoa học và nghiêm khắc của mình.
Cô nhân viên văn phòng đó là Ngọc Hoa, 27 tuổi, quê Ninh Bình. Hoa ra trường năm 2016, đi làm với mức lương khởi điểm là 6 triệu đồng.
Do thu nhập còn thấp, cô vẫn thuê chung phòng trọ với 4 người bạn để giảm chi phí sinh hoạt. 5 tháng sau, Hoa nhảy việc với mức lương tốt hơn là 9 triệu/tháng, Hoa bắt đầu nghĩ tới việc phải lập kế hoạch chi tiêu thật cụ thể.
Hoa bắt đầu nghĩ tới việc phải lập kế hoạch chi tiêu thật cụ thể. (Ảnh minh họa)
Dù rằng lương không cao nhưng cô nghĩ nhất định vẫn phải có 1 khoản để dành. Hoa tự quy định chỉ tiêu 30% thu nhập, 70% dành tiết kiệm. Cô kể: "Mình vẫn thuê phòng bình dân, ở ghép cùng bạn. Hàng ngày đi làm mình mang cơm trưa tới công ty để tránh ăn ngoài vừa không đảm bảo lại dễ phát sinh chi phí. 2 bữa sáng tối mình với các bạn nấu ăn tại phòng" .
Hoa cho hay, mấy năm học hành ở trọ trên thành phố, thấm cảnh vất vả của việc ở nhà thuê nên lúc nào cô cũng mong ước bản thân có thể mua được nhà riêng. Biết rằng giấc mơ này không dễ dàng thực hiện nhưng cô tin chỉ cần quyết tâm là được. Có điều xuất phát điểm thấp hơn mọi người, thu nhập không dư giả nên Hoa phải đi "đường vòng" để có thể đạt được mục tiêu đề ra.
Với mục tiêu rõ ràng như thế, hàng tháng nhận lương Hoa đều chia cụ thể từng khoản như sau:
Tiền phòng điện nước: 700k
Hoa chia sẻ, cô chấp nhập thuê trọ xa trung tâm 1 chút để giảm chi phí phòng trọ. Hoa cho rằng vì còn độc thân nên cô không quá cầu kỳ chỗ ở. Sáng đi làm sớm, chiều về muộn, tính ra Hoa chỉ ở chỗ trọ có mấy tiếng ngủ buổi tối, cô muốn mọi thứ giản tiện hết mức có thể.
Tiền xăng xe đi lại: 200k
Trọ xa công ty hơn chục cây số, Hoa chọn xe buýt đi làm cho an toàn: " Sáng mình dậy từ 5h sửa soạn, 6h bắt đầu lên xe buýt, đi hơn tiếng là đến nơi. Mình làm vé tháng cho rẻ, hôm nào có việc phải đi gặp khách hàng mới đi xe máy".
Tiền ăn: 700k
Hoa cho hay, cô với các bạn góp tiền ăn, cùng đi chợ giúp giảm chi phí rất nhiều. Sáng cô đi chợ mua thức ăn cả ngày, nấu bữa sáng nhiều lên để mang cơm tới công ty. Ngoài ra, mỗi lần về quê cô luôn tận dụng mang rau gạo, thực phẩm có sẵn ở nhà lên cũng đỡ một phần tiền chợ.
Tiền quần áo: 500k
Có mục tiêu mua nhà, Hoa đề cao phương châm "thắt lưng, buộc bụng", quần áo cô chỉ mua đủ dùng, cũng không mua hàng đắt tiền. Mỗi mùa cô nhân viên văn phòng này chỉ sắm 2 tới 3 bộ mới mặc đan xen với đồ cũ. Vậy nhưng cô vẫn cảm thấy rất thoải mái và tự tin với chính mình.
Sinh nhật, cưới hỏi: 1 triệu
" Đang thanh niên, nhiều bạn bè nên khoản tiền chi tiêu giữ quan hệ này mình không thể "thắt" chặt quá. Tuy nhiên, mình cũng chỉ đi dự những đám cưới hỏi thật sự thân thiết còn lại xa quá hoặc không quá thân quen thì mình gửi phong bì, quà chúc mừng. Khoản tiền này mình luôn để cố định, có tháng dùng tới có tháng không. Tiền thừa lại, mình lại dồn vào tiết kiệm" , Hoa kể.
Với mức chi tiêu trên, mỗi tháng Hoa dành ra 6 triệu tiết kiệm. Thi thoảng cô còn nhận làm thêm bên ngoài cũng kiếm được. Số tiền này Hoa tuyệt đối không tiêu mà chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng. Trong vòng 2 năm đầu, tính cả gốc lẫn lãi Hoa để tích lũy được 240 triệu.
" Cuối năm 2018, hàng xóm nhà mình có bán 1 mảnh đất gần đường làng với giá 360 triệu. Mình thấy vị trí mảnh đất đẹp, gần chợ, gần trường học nên quyết định vay thêm tiền bố mẹ mua mảnh đất ấy", Hoa chia sẻ.
Ảnh minh họa
Hoa tính với đồng lương ít ỏi của cô nếu cứ để tích đủ mới mua nhà trên Hà Nội sẽ còn rất lâu mới thực hiện được. Trong khi đó tiền gửi ngân hàng cũng không được lời nhiều, do đó cô mới đầu tư mua đất. Tuy đất quê lên giá không nhanh bằng đất thành phố song đổi lại giá mua vào thấp, sau này được giá cô bán cũng hơn để tiền ngân hàng.
May mắn, cuối năm 2020, đường làng dưới quê Hoa mở rộng hơn 3m, xe cộ đi lại tấp nập, mảnh đất của Hoa thành đất mặt đường. Hoa rao bán được 880 triệu, cộng với 250 triệu tiền tiết kiệm ngân hàng được tổng cộng 1.130 tỷ. Hoa vay mượn anh chị em trong nhà mua căn chung cư 1.4 tỷ, hiện cô đã dọn về nhà mới.
Cô cho biết, tuy hàng tháng vẫn phải dành dụm tiền trả nợ nhưng cô thấy rất vui vì bản thân đã tự mua được căn hộ riêng của mình. Cô chia sẻ thêm rằng nếu vẫn giữ nguyên tắc chi tiêu của mình, cô tin chỉ chưa đầy 2 năm nữa cô sẽ trả hết khoản nợ bố mẹ và anh chị em của cô.
3 cách cắt giảm chi tiêu vẫn sống thoải mái bất chấp thu nhập Nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch khiến thu nhập mỗi người cũng có những ảnh hưởng nhất định. Càng trong hoàn cảnh đó, việc chi tiêu ra sao, tiết kiệm thế nào càng trở nên quan trọng. (*) Bài viết là chia sẻ của blogger người Mỹ, Elizabeth Aldrich, người chuyên viết về chiến lược tài chính cá nhân, cách...