Thử nghiệm aspirin điều trị Covid-19
Đại học Oxford đánh giá thuốc giảm đau aspirin là ứng viên tiềm năng giảm nguy cơ đông máu ở bệnh nhân Covid-19 cần nhập viện.
“Thử nghiệm lâm sàng quy mô nhất thế giới tên RECOVERY sẽ bắt đầu đánh giá hiệu quả của aspirin trên những bệnh nhân Covid-19 nhập viện gặp biến chứng đông máu”, báo cáo hôm 6/10 ghi rõ.
Các nhà khoa học Anh dự kiến cho ít nhất 2.000 bệnh nhân Covid-19 dùng 150 mg aspirin mỗi ngày bên cạnh phác đồ điều trị thông thường. Sau đó nhóm so sánh dữ liệu thu được với dữ liệu của 2.000 bệnh nhân Covid-19 khác điều trị bằng phương pháp tiêu chuẩn.
“Có lý do rõ ràng để tin rằng aspirin có thể hiệu quả chữa Covid-19. Loại thuốc này an toàn, giá rẻ, rất phổ biến”, Peter Horby, đồng điều tra viên chính của thử nghiệm, chia sẻ. “Chúng tôi đang tìm kiếm những thuốc điều trị có sẵn ở mọi nơi, bất kỳ ai trên thế giới cũng có thể tiếp cận trong thời gian ngắn. Dù chưa kết luận aspirin có phải đảm bảo điều kiện trên không, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu”.
Người nhiễm nCoV có nguy cơ đông máu cao do các tiểu cầu có tác dụng cầm máu hoạt động tích cực hơn. Trong khi đó, aspirin là thuốc chống kết tập tiểu cầu, chống đông máu kê cho các bệnh như đau tim, đột quỵ, tiền sản giật ở phụ nữ mang thai.
“Cho bệnh nhân tham gia thử nghiệm ngẫu nhiên như RECOVERY là cách duy nhất để đánh giá hiệu quả rõ ràng của aspirin với bệnh nhân Covid-19, liệu những lợi ích có lớn hơn bất kỳ tác dụng phụ tiềm ẩn nào không”, Martin Landray, người dẫn đầu thử nghiệm nhận định.
Chuyên gia thử nghiệm Aspirin điều trị Covid-19 tại Mỹ. Ảnh: AA
Aspirin là thuốc gốc, giá rẻ hơn nhiều so với thuốc kháng virus remdesivir của hãng dược Mỹ Gilead (3.120 USD một liệu trình).
Đầu tháng 5, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng remdesivir để điều trị bệnh nhân Covid-19 trong tình huống khẩn cấp. Song, thử nghiệm quy mô lớn của Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO) không mang lại kết quả tích cực.
Video đang HOT
Giới khoa học chứng minh liều lượng nhỏ aspirin có khả năng giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Song, do bản thân là thuốc chống đông máu, aspirin tăng nguy cơ xuất huyết trong hoặc tổn thương thận nếu người dùng quá nhiều trong thời gian dài.
Các nhà khoa học đang tiến hành thử nghiệm RECOVERY (Đánh giá Ngẫu nhiên Liệu pháp Covid-19) tại 176 bệnh viện trên khắp nước Anh, hơn 16.000 bệnh nhân Covid-19 tình nguyện tham gia.
RECOVERY là thử nghiệm đầu tiên chứng minh thuốc steroid dexamethasone giá rẻ có thể cứu mạng bệnh nhân Covid-19 nặng.
Dấu hiệu nhận biết sản phụ bị băng huyết sau sinh
Băng huyết sau sinh là biến chứng nguy hiểm. Nếu không được xử lý đúng cách, tình trạng này có thể khiến sản phụ bị tụt huyết áp, sốc mất máu, thậm chí tử vong.
BBC thống kê mỗi năm, thế giới có 100.000 phụ nữ qua đời vì máu chảy ồ ạt sau sinh. Băng huyết sau sinh cũng được xếp vào nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho phụ nữ trong thai kỳ và làm mẹ.
Nguyên nhân và triệu chứng
Băng huyết sau sinh là hiện tượng máu chảy ồ ạt ở sản phụ. Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia (Mỹ) thống kê khoảng 1-5% phụ nữ trên thế giới bị băng huyết sau sinh và gặp các biến chứng khác khi đẻ mổ. Hầu hết ca băng huyết hậu sản đều xảy ra ngay khi bà mẹ sinh con.
Bốn nguyên nhân chính gây nên tình trạng xuất huyết sau sinh là đờ tử cung, rách đường sinh dục, sót nhau thai và rối loạn đông máu.
Quá trình chuyển dạ gồm 3 giai đoạn: Xóa mở cổ tử cung, sổ thai và sổ nhau. Sau khi sổ thai, tử cung co hồi lại để giảm thể tích. Nhau không có tính đàn hồi nên quá trình thu nhỏ tử cung sẽ làm nhau tróc ra một phần khỏi vị trí bám. Máu từ nơi nhau bám chảy ra ngoài, tạo thành các khối tụ, đẩy quá trình bong nhau tiếp tục diễn ra.
Các cơn co của tử cung sẽ từ từ tống nhau thai còn sót lại ra ngoài. Nếu bà mẹ sinh non, những cơn co thắt sẽ giúp ngăn máu chảy ở khu vực nhau thai bám vào tử cung.
Mỗi năm thế giới có 100.000 phụ nữ qua đời vì ra máu ồ ạt sau sinh. Ảnh: Freepik.
Tuy nhiên, sản phụ gặp tình trạng đờ tử cung (co bóp không đủ mạnh hoặc không co bóp) khiến máu chảy không kiểm soát và gây hiện tượng xuất huyết. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến các sản phụ bị băng huyết sau sinh.
Ở một số phụ nữ, nguy cơ bị băng huyết sau sinh cao hơn người khác. Các yếu tố có thể tăng khả năng bị băng huyết hậu sản là: Nhau bong non, nhau thai che phủ hoặc gần lộ cổ tử cung, tử cung mở rộng quá mức do nhiều nước ối hoặc trẻ sơ sinh nặng từ 4 kg trở lên, mang thai nhiều lần, tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật, nhiễm trùng, béo phì, nhiễm độc thai nghén, rối loạn đông máu...
Ngoài ra, các sản phụ có tiền sử sẩy thai, nạo hút nhiều lần, từng bị sót rau viêm niêm mạc tử cung có nguy cơ bị băng huyết hậu sản cao hơn. Những nguyên nhân ngoại cảnh như đỡ đẻ không đúng cách, cổ tử cung chưa mở hết mà sản phụ đã rặn cũng khiến bà mẹ tăng khả năng gặp biến chứng nguy hiểm trên.
Theo Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, triệu chứng phổ biến nhất của sản phụ khi bị băng huyết sau sinh là ra máu không kiểm soát. Trung bình, sản phụ thường mất khoảng 0,5-1 lít máu trong vòng 24 giờ đầu sau sinh (nguyên phát).
Một số trường hợp bị băng huyết sau vài ngày, thậm chí 12 tuần sinh con. Các ca này được gọi là băng huyết sau sinh thứ phát. Nếu bị mất nhiều máu hơn số lượng trên, bà mẹ cần được can thiệp y tế và kiểm tra càng sớm càng tốt.
Đi kèm triệu chứng ra máu không kiểm soát, sản phụ bị tụt huyết áp, giảm hồng cầu, sưng và đau ở âm đạo hoặc khu vực lân cận do tụ máu... Các triệu chứng này khiến sản phụ nhìn mờ, ớn lạnh, da sần sùi, tim đập nhanh.
Kèm theo đó, nạn nhân bị bối rối, chóng mặt, buồn ngủ hoặc yếu và có xu hướng ngất xỉu. Các triệu chứng của băng huyết sau sinh có thể giống các tình trạng sức khỏe khác.
Sản phụ bị băng huyết sau sinh sẽ bị ra máu không kiểm soát gây tụt huyết áp, sốc, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Ảnh: Freepik.
Cách điều trị và phòng ngừa
Tùy thuộc nguyên nhân gây xuất huyết mà bác sĩ sẽ quyết định cách điều trị cho sản phụ. Nếu bệnh nhân bị đờ tử cung, các bác sĩ sẽ cho sản phụ dùng thuốc oxytocin truyền tĩnh mạch để giúp cơ quan này co bóp lại. Sau đó, bệnh nhân được xoa bóp tử cung, giúp nó chắc chắn và lấy lại khả năng cầm máu.
Trường hợp sản phụ bị nhau thai xâm lấn, vẫn còn sót mô nhau trong tử cung, bác sĩ sẽ nong và nạo để loại bỏ chúng. Ở một số trường hợp, bệnh nhân được tiến hành mở bụng để tìm nguyên nhân ra máu và cầm máu. Khi sản phụ bị xuất huyết nặng, các bác sĩ sẽ truyền máu để bổ sung cho lượng bị mất đi.
Sau khi cầm máu, bệnh nhân được tiếp tục theo dõi và điều trị để tránh bị sốc. Một số trường hợp bị băng huyết sau sinh nặng, bệnh nhân buộc phải cắt bỏ tử cung.
Để giảm tần suất và tỷ lệ tử vong do băng huyết sau sinh, các sản phụ nên theo dõi thai nhi và khám tiền sản.
Phụ nữ trong khi mang thai nên khám tiền sản để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh con. Ảnh: Freepik.
Chăm sóc trước sinh và trong thai kỳ đóng vai trò quan trọng để ngăn ngừa xuất huyết hậu sản. Khi mang thai, bác sĩ sẽ xem xét đầy đủ tiền sử bệnh, nhóm máu và các yếu tố nguy cơ. Nếu bạn có nhóm máu hiếm, rối loạn đông máu hoặc tiền sử băng huyết, bác sĩ sẽ có phương án dự phòng để hạn chế các nguy cơ biến chứng xảy ra.
Ngoài việc dựa trên tiền sử của sản phụ, các bác sĩ thường chẩn đoán băng huyết sau sinh qua các triệu chứng và xét nghiệm. Các xét nghiệm được dùng để phát hiện bà mẹ bị băng huyết sau sinh bao gồm: ước lượng số máu mất đi, đo nhịp tim, huyết áp, xác định các yếu tố đông máu...
Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo các bà mẹ nên bắt đầu cho con bú càng sớm càng tốt sau khi sinh. Điều này giúp mẹ tiết ra oxytocin, hỗ trợ đẩy mạnh co bóp tử cung và tống nhau thai ra ngoài.
Tìm lại phần "đàn bà" nhất cho phụ nữ Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), không chỉ là nơi đến để sinh, còn là nơi rất nhiều người mong giữ gìn phần "phụ nữ" của mình. Ca phẫu thuật tái tạo âm đạo cho cô gái 26 tuổi, quê Tây Ninh tại Bệnh viện Từ Dũ vào tháng 5/2019 - Ảnh: Bệnh viện cung cấp Nghe hai chữ phẫu thuật, ai cũng lo...