Thu giữ hơn 4.500 sản phẩm hàng giả, nhập lậu tại ‘thủ phủ’ Ninh Hiệp
Ngày 4/6, Tổng cục QLTT chỉ đạo Đội QLTT số 8 và 14, Cục QLTT Hà Nội đồng loạt ra quân kiểm tra 7 điểm kinh doanh tại 2 chợ Phú Điền và Sơn Long, xã Ninh Hiệp ( Gia Lâm – Hà Nội).
Thời điểm kiểm tra, lưc lương chưc năng phát hiện tại các điểm kinh doanh quần áo, phụ kiện thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu các thương hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Tai đây, lưc lương chưc năng kiểm tra đã tạm giữ 4.697 sản phẩm hàng hóa gồm dây lưng và quần áo. Trong đó có 3.277 sản phẩm quần áo, dây lưng giả mạo nhãn hiệu Lacoste, Adidas, Louis Vuitton, Versace, Puma, Gucci, DG, LV, Burberry và 1.420 sản phẩm hàng hóa nhập lậu.
Liên quan đên vu viêc, theo tai liêu cua cơ quan chưc năng, từ đầu tháng 6, các hãng hàng không đã khôi phục toàn bộ mạng bay nội địa, Tổng cục QLTT cùng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu – Bộ Công an (C03) nhận định các đường dây, ổ nhóm chuyên vận chuyển hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ hoạt động mạnh trở lại bằng đường hàng không.
Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường của Tổng cục QLTT đã phối hợp với Cục QLTT TP Hà Nội đã tổ chức kiếm tra lô hàng hóa có vận đơn số 738.4744-6512, được vận chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhất ra sân bay quốc tế Nội Bài.
Lô hàng hóa này sau đó được vận chuyển đến kho hàng hóa nội địa (NCTS) thuộc Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài – đây là công ty cung cấp dịch vụ phục vụ hàng hóa cho 27 trên tổng số 55 hãng hàng không trong và ngoài nước đang khai thác tại sân bay quốc tế Nội Bài.
Video đang HOT
Lưc lương chưc năng phat hiên va thu giư nhiêu san phâm nhâp lâu, hang gia.
Vê viêc nay, lực lượng QLTT đã làm việc với đại diện Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài và đại diện Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), đề nghị tạo điều kiện cho lực lượng khám hàng hóa theo quy định, vì người nhận lô hàng trên chưa đến nhận mặc dù đã thông báo.
Theo kết quả kiểm tra, lô hàng hóa này gồm: mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, tân dược, đồ gia dụng, đồ chơi (con thú), sữa các loại có tổng số 1.877 sản phẩm được chứa đựng trong 43 kiện và 10 thùng chứa hàng.
Toàn bộ số hàng hóa là do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ kèm theo. Nhận định ban đầu, đây là lô hàng có giá trị lớn nằm trong một đường dây chuyên vận chuyển hàng lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thường xuyên lợi dụng đường hàng không để tiến hành việc đưa hàng vào sâu nội địa, cất giấu cả trong các kho chứa chuyên nghiệp.
Lực lượng QLTT đã ban hành quyết định tạm giữ, niêm phong toàn bộ số hàng hóa này và đề nghị Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài cùng đại diện Vietnam Airlines thông báo cho chủ lô hàng đến cơ quan chức năng làm việc theo quy định của pháp luật.
Dịch COVID-19: Hãng Adidas và Puma lo ngại kinh doanh đình đốn
Adidas cho biết doanh thu tại Trung Quốc, thị trường chủ chốt của hãng, trong quý 1 năm nay sẽ từ khoảng 907 triệu USD đến 1,1 tỷ USD, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019.
Ngày 11/3, hai hãng sản xuất đồ thể thao nổi tiếng thế giới của Đức là Adiddas và Puma cảnh báo dịch COVID-19 sẽ giáng một đòn mạnh vào hoạt động kinh doanh của các hãng trong năm 2020, nhất là trong quý đầu tiên khi các cửa hàng của hai hãng phải đóng cửa và doanh số giảm.
Một cửa hàng của Adidas. (Nguồn: Getty Images)
Adidas cho biết doanh thu tại Trung Quốc, thị trường chủ chốt của hãng, trong quý 1 năm nay sẽ từ khoảng 907 triệu USD đến 1,1 tỷ USD, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019. Doanh số bán ra của hãng tại Trung Quốc giảm 80% vào cuối tháng Một và đầu tháng Hai vừa qua.
Trong khi đó, hãng Puma thừa nhận chưa thể xác định tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với hoạt động kinh doanh, song doanh thu của hãng tại Trung Quốc và các nước châu Á khác đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Adidas và Puma đã đối mặt với gián đoạn chuỗi cung ứng do dịch COVID-19 gây ra. Tuy nhiên, việc hai hãng dần mở cửa lại các nhà máy ở Trung Quốc và nguồn cung ứng từ các nước khác đến nay đã làm hạn chế tác động của dịch bệnh đối với hoạt động kinh doanh.
Trong cuộc họp tuần này, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ xem xét mọi công cụ chính sách, nhất là những chính sách hỗ trợ cho quỹ "siêu rẻ" nhằm tăng hiệu quả nỗ lực ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo hãng tin Bloomberg, tối 10/3, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde đã tuyên bố như vậy trong cuộc trao đổi trực tuyến với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU).
Hãng tin trên dẫn một nguồn tin thân cận với bà Lagarde cho biết Chủ tịch ECB đã cảnh báo các nhà lãnh đạo EU rằng nếu các nước không cùng phối hợp đối phó với dịch COVID-19, châu Âu sẽ chứng kiến một kịch bản tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Bà Lagarde nhấn mạnh các chính sách tiền tệ chỉ phát huy hiệu quả khi nhận được sự ủng hộ của chính phủ các nước EU.
Chủ tịch ECB đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan mạnh tại châu Âu, trong đó Italy là tâm dịch tại châu lục này với 10.149 người mắc bệnh COVID-19 và 631 người tử vong.
Trong khi đó, ngày 11/3, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Mark Carney cho biết BoE "sẽ triển khai mọi biện pháp cần thiết hơn nữa để hỗ trợ nền kinh tế Anh" chống chọi với những tác động tiêu cực của dịch COVID-19.
Trước đó cùng ngày, BoE đã giảm 0,5% lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 0,25%.
Theo Vietnamplus
Chẳng thua kém Ngọc Trinh, Hà Thu đập hộp "liền tù tì" đồ hiệu trị giá hơn nửa tỷ đồng mừng 8/3 còn tuyên bố: "ai thích thì mua, không thích thì thôi" Nhân dịp ngày 8/3, Hà Thu đã đăng tải một clip quay cảnh cô đập hộp toàn bộ số hàng hiệu từ các thương hiệu cao cấp trên thế giới như Versace, Burberry, Salvatore Ferragamo, Bally, Giuseppe Zanotti, Versace Jeans Couture...thu về được sau những chuyến shopping. Tính "sương sương" toàn bộ số tiền trong lần đập hộp này đã hơn nữa với...