Thông tin vụ giáo viên đưa trẻ vào nhà vệ sinh đánh
Cô giáo Ngô Lệ Thùy thừa nhận chỉ dùng lược hăm dọa khi trẻ có sai phạm, trên cơ thể cháu bé không có dấu vết thương tích.
Ngày 3/6, Phòng GD&ĐT huyện Phù Cát (Bình Định) đã có báo cáo nội dung vụ việc chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm (phụ huynh cháu T.N.N.L.) gửi đơn yêu cầu làm rõ, giải quyết sự việc cô giáo Ngô Lệ Thùy ( giáo viên trường Mầm non Mai Ca, thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát) đưa con mình vào nhà vệ sinh đánh và hăm dọa khiến cháu sợ hãi, không dám đi học.
Phụ huynh đưa bé T.N.N.L. đến trường Mầm non Mai Ca để phản ánh việc bị cô giáo hăm dọa.
Vụ việc này được báo chí đưa tin và dư luận quan tâm. Sau đó, phóng viên một tờ báo thông tin đã bị một người đàn ông tự xưng là chồng của Hiệu trưởng trường Mầm non Mai Ca hăm dọa; gia đình cháu T.N.N.L. cũng bị người này đe dọa.
Sau đó, nhà trường cũng phản ánh việc ông Tăng Văn Hớn (cha của cháu T.N.N.L.) đến trường và có hành vi dọa đánh cô giáo Ngô Lệ Thùy.
Sau khi làm việc trực tiếp với các bên liên quan, ông Nguyễn Tấn Hưng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phù Cát, cho biết việc cô giáo Ngô Lệ Thùy đưa cháu T.N.N.L. vào nhà vệ sinh đánh, hăm dọa khiến cho cháu sợ hãi không dám đến trường là không có cơ sở.
Phía gia đình không chứng minh được vụ việc này và trên cơ thể cháu cũng không có dấu vết, thương tích; trong khi đó, cô giáo Ngô Lệ Thùy thừa nhận những ngày trước khi xảy ra sự việc, cô có dùng lược dọa đánh khi cháu L. sai phạm.
Về việc một người đàn ông tự xưng là chồng của hiệu trưởng trường Mầm non Mai Ca liên tục gọi điện thoại, nhắn tin với nội dung hăm dọa phóng viên và gia đình bé T.N.N.L., qua thu thập tài liệu từ tin nhắn điện thoại do nhà trường cung cấp và làm việc với gia đình cháu L., Phòng GD&ĐT huyện Phù Cát xác định không có nhắn tin đe dọa gia đình.
Việc phóng viên bị đe dọa, phòng chưa có chứng cứ xác thực.
Video đang HOT
Đối với việc ông Tăng Văn Hớn xông vào trường văng tục, dọa đánh cô giáo Ngô Lệ Thùy vào lúc 8h ngày 27/5 (có video nhà trường cung cấp), Phòng GD&ĐT huyện Phù Cát cho rằng đây là hành động không đúng.
Trưởng phòng GD&ĐT Nguyễn Tấn Hưng cho biết việc cô giáo Ngô Lệ Thùy dùng lược hăm dọa khi trẻ có sai phạm là sai so với điều lệ trường mầm non.
Phòng yêu cầu hiệu trưởng trường tổ chức kiểm điểm nghiêm túc đối với cô giáo Ngô Lệ Thùy trước toàn thể cán bộ, viên chức nhà trường; đồng thời, thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường về phòng, chống bạo lực học đường, bạo hành trẻ.
Ông Đỗ Xuân Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Phù Cát, cho biết sau khi Phòng GD&ĐT phân tích sự việc, trường Mầm non Mai Ca đã nhận thấy sai sót trong công tác giáo dục trẻ.
Gia đình cháu T.N.N.L. cũng nhận thấy hành động vào trường dọa đánh cô giáo Ngô Lệ Thùy là không đúng.
Tại buổi làm việc trực tiếp, nhà trường và gia đình phụ huynh học sinh đều thiện chí hòa giải. Hiện, tâm lý cháu T.N.N.L. bình thường và hai bên thống nhất để cháu tiếp tục học tập tại trường.
Kiểm tra trực tuyến giữa học kỳ 1: Phụ huynh và học sinh cần lưu ý điều gì?
Theo chia sẻ từ một số trường, để đảm bảo tính công bằng, nghiêm túc trong kiểm tra giữa học kỳ 1, rất cần sự phối hợp giữa phụ huynh, học sinh và giáo viên.
Năm học 2021 - 2022 đang bước sang tuần học thứ 8. Ảnh minh họa: Nhật Nguyên.
Nếu gian lận sẽ bị xử lý nghiêm
Là đơn vị đang diễn ra kiểm tra giữa học kỳ 1 các môn, Trường THCS Nguyễn Du (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, kế hoạch về lịch thi cùng một số lưu ý đã được trường thông báo tới toàn thể học sinh, phụ huynh từ hai tuần trước.
Cô Nguyễn Thị Lý - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ảnh: Nhật Nguyên.
Cô Nguyễn Thị Lý, hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh, cho dù diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh nhưng kiểm tra trực tuyến cũng có quy định rõ ràng theo hướng dẫn của các cấp để đảm bảo tính công bằng, nghiêm túc. Trong suốt quá trình làm bài thi, học sinh phải luôn luôn mở míc, mở camera. Giáo viên sẽ giám sát mọi hoạt động hay dấu hiệu bất thường nào của các em để có hướng xử lý phù hợp.
Đa số các môn thi theo hình thức trắc nghiệm. Riêng môn Ngữ văn (khối 6, 7); Toán (khối 6, 7, 8) thi theo hình thức kết hợp tự luận và trắc nghiệm. Với môn Ngữ văn (khối 8, 9) và Toán (khối 9) thi tự luận 100%. Các môn thi tự luận được chấm trên phần mềm Azota, bài thi trắc nghiệm được máy tự chấm.
Thời gian thi được tiến hành vào buổi tối, có em dùng điện thoại thì cần 2 thiết bị; mỗi ngày kiểm tra một môn để giảm áp lực cho học sinh. Giáo viên vất vả làm việc buổi tối trong hai tuần nhưng vì học trò thân yêu nên các cô đều cố gắng.
"Các bậc phụ huynh cần tạo điều kiện tốt nhất về thiết bị, đường truyền và vị trí không gian yên tĩnh để con làm bài kiểm tra. Đồng thời động viên con tự giác làm bài nghiêm túc. Nếu phụ huynh can thiệp vào bài của học sinh, bài thi của em đó sẽ bị xử lý theo quy định.
Trước đây chúng tôi đã phát hiện và xử lý một trường hợp nên học sinh cũng biết lấy đó làm bài học và tăng tính răn đe. Với môn tự luận, giáo viên có thể căn cứ vào chữ viết của học sinh ở mỗi lần gửi bài để xác định xem có phải do cùng một người viết hay không để có cách xử lý kịp thời", cô Lý nói.
Các trường đang chuẩn bị thi giữa kỳ
Thầy Nguyễn Đức Bình - Hiệu trưởng Trường THCS Khánh Thượng (Ba Vì, Hà Nội) nhấn mạnh, để đảm bảo đánh giá học sinh công bằng, khách quan và đúng thực lực học sinh thì việc coi, chấm bài kiểm tra trực tuyến sẽ vất vả hơn.
Khâu ra đề đảm bảo theo ma trận ở các mức độ như nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Đề kiểm tra được bộ phận chuyên môn nhà trường kiểm duyệt trước. Nội dung kiến thức theo hướng giảm tải, phù hợp với việc tổ chức kiểm tra trực tuyến theo chỉ đạo của cấp trên.
Việc dạy - học trực tuyến của học sinh Hà Nội vẫn đang diễn ra và dần đi vào nề nếp. Ảnh minh họa: Nhật Nguyên.
Việc chấm bài của giáo viên vất vả hơn, đặc biệt là các môn phải kiểm tra theo hình thức tự luận. Toàn trường có 510 học sinh chia làm 14 lớp với 28 giáo viên. Thiết bị của học sinh chủ yếu là điện thoại nên việc kiểm tra trực tuyến sẽ vất vả hơn. Nhiều điểm hạ tầng mạng, sóng viễn thông còn hạn chế nên ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng học/thi trực tuyến của các em.
"Hình thức dạy hay thi online là rất vất vả cho thầy cô do nền tảng công nghệ thông tin chưa thống nhất và đồng bộ. Tuy nhiên, khó khăn thì phải cố gắng khắc phục để thích ứng với điều kiện tình hình mới. Hi vọng sang tháng 11, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn để thầy trò có thể được tới trường", thầy Dương chia sẻ thêm.
Hiện có 2.078 học sinh đang theo học, thầy Lê Việt Dương, Hiệu trưởng Trường THPT Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay, hình thức kiểm tra trực tuyến đã được áp dụng từ học kỳ 2 của năm học trước nên thầy và trò không còn quá bỡ ngỡ.
Tuy nhiên, để kỳ thi diễn ra được an toàn, nghiêm túc, nhà trường đã sớm xây dựng kế hoạch để giáo viên, học sinh và phụ huynh cùng nắm và thực hiện. Trường yêu cầu cả phụ huynh và học sinh có cam kết không vi phạm các quy định, không gian lận khi kiểm tra trực tuyến.
Các giáo viên vẫn ra đề bình thường để bộ phận tin học cập nhật lên phần mềm. Trong quá trình học sinh làm bài kiểm tra, có 2 giáo viên coi thi thông qua một phương tiện và phần mềm quan sát khác. Mọi hành động, lời nói của học sinh đều được ghi lại.
Cô Cao Thị Lan Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Hưng (Hà Đông, Hà Nội) nhìn nhận, với học sinh tiểu học, việc dạy hay thi trực tuyến chất lượng không thể bằng được học sinh các khối trên. Việc ra đề kiểm tra giữa học kỳ sẽ do giáo viên chủ động thực hiện trên cơ sở tuân thủ các văn bản hướng dẫn liên quan.
Theo nhà giáo Vũ Thị Thu Hà - Trưởng Phòng GD&ĐT quận Long Biên (Hà Nội), hiện tại học sinh toàn thành phố vẫn trong thời gian học trực tuyến. Về công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, các trường trên địa bàn quận đang thực hiện theo đúng các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội và kế hoạch giáo dục của từng trường.
Tại Điều 6, Thông tư 09/2021 của Bộ GD&ĐT ngày 30/3/2021 về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên đã nêu rõ: Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định về kiểm tra, đánh giá định kỳ của Bộ GD&ĐT.
Trường hợp học sinh không thể đến cơ sở giáo dục phổ thông tại thời điểm kiểm tra, đánh giá định kỳ vì lý do bất khả kháng, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện bằng hình thức trực tuyến; người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của Bộ GD&ĐT, bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực.
Có kiểm tra định kỳ trực tuyến với lớp 1, lớp 2 không ? Đầu năm học, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo: "Đối với lớp 1, lớp 2 ưu tiên tổ chức dạy học trên truyền hình và không kiểm tra, đánh giá định kỳ trong khoảng thời gian này". Tuy nhiên, nếu phải dạy học trực tuyến kéo dài thì sao? Các trường băn khoăn liệu có thể bỏ qua các bài kiểm tra định...