Thông điệp của Mỹ khi cử thành phần cốt lõi trong bộ ba hạt nhân tới Trung Đông
Khi cuộc xung đột Israel – Hamas ở Dải Gaza leo thang căng thẳng và có nguy cơ lan rộng thành chiến tranh khu vực, tàu ngầm mạnh nhất vốn được coi là thành phần cốt lõi trong “ bộ ba hạt nhân” của Mỹ đã đi vào vùng biển Trung Đông.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của hải quân Mỹ tới cảng Busan, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hoạt động triển khai lực lượng quân sự mới nhất tới Trung Đông của Lầu Năm góc diễn ra trong bối cảnh gần đây xảy ra một loạt cuộc tấn công vào các căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq và Syria. Nhằm ngăn chặn một cuộc chiến tranh lan rộng trong khu vực, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Ngoại trưởng Antony Blinken, đang thực hiện chuyến thăm tới một loạt nước ở Trung Đông. Trước đó, trong một nỗ lực tương tự sau khi các tay súng thuộc phong trào Hồi giáo Hamas ở Palestine bất ngờ tấn công miền Nam Israel hôm 7/10, Mỹ đã triển khai hai nhóm tàu chiến đấu sân bay ở phía Đông Địa Trung Hải.
Chiếc tàu ngầm mạnh mẽ nhất của Mỹ đã có mặt ở vùng biển Trung Đông
Ngày 6/11, một quan chức quốc phòng Mỹ nói với hãng tin AP với điều kiện giấu tên rằng tàu ngầm lớp Ohio đã đi vào vùng biển Trung Đông. Cùng ngày, theo hãng tin Reuters, quân đội Israel đã lên tiếng hoan nghênh việc Mỹ triển khai một tàu ngầm tên lửa hạt nhân trong khu vực.
Tờ Miami Herald dẫn thông tin từ nhà sản xuất, General Dynamics Electric Boat, cho biết tàu ngầm lớp Ohio “chắc chắn là những con tàu mạnh nhất từng được đưa ra biển”. Những chiếc tàu ngầm lớp Ohio dài 560 feet (170,6 m), được trang bị động cơ hạt nhân. Hiện nay, Hải quân Mỹ đang vận hành 18 chiếc tàu ngầm lớp Ohio, mỗi chiếc biên chế khoảng 150 thuỷ thủ. Khi hoạt động trên biển, tàu ngầm lớp Ohio có thể mang theo tên lửa tầm xa và ngư lôi chống tàu ngầm, lặn xuống độ sâu hơn 800 feet (trên 243 m).
Video đang HOT
Theo quân đội Mỹ, tàu ngầm lớp Ohio là thành phần cốt lõi trong “bộ ba hạt nhân” của Mỹ, một cơ chế quân sự gồm ba mũi nhọn để triển khai vũ khí hạt nhân từ đất liền, trên không và trên biển. Tàu ngầm lớp Ohio được thiết kế đặc biệt để thực hiện các cuộc tuần tra dài ngày nhằm ngăn chặn hành động quân sự của đối thủ. Trung bình, chúng đi tuần tra khoảng ba tháng trước khi được đưa vào bảo trì trong một tháng. Mỗi chiếc tàu ngầm lớp Ohio có thể mang theo hơn 154 tên lửa hành trình Tomahawk với tầm bắn lên tới hơn 1.850 km. Những tên lửa này có thể lắp đầu đạn nặng tới 1.000 bảng (hơn 450 kg). Nhà sản xuất General Dynamics Electric Boat cho biết thêm các tàu ngầm với tính năng tàng hình như Ohio được gọi là “boomer”, có thể mang theo 20 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident với tầm bắn hơn 4.000 hải lý (hơn 7.400 km) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, theo ông Tong Zhao, thành viên cấp cao tại Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, 4 trong số các tàu ngầm, bao gồm cả chiếc được triển khai tới Trung Đông, đã được trang bị lại, chỉ lắp đặt tên lửa hành trình, không mang đầu đạn hạt nhân.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của hải quân Mỹ tới cảng Busan, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông điệp từ việc tiết lộ vị trí của tàu ngầm lớp Ohio
Phát biểu với McClatchy News, ông Tong Zhao, tác giả của một cuốn sách về chiến tranh tàu ngầm, cho biết thông báo của quân đội về việc tàu ngầm lớp Ohio đến Trung Đông là điều bất thường. Bởi các tàu ngầm thường dựa vào bí mật để duy trì khả năng sống sót cũng như hiệu quả quân sự. Vì thế, Mỹ thường không công khai vị trí các tàu ngầm của mình, ngoại trừ việc gửi tín hiệu răn đe tới các đối thủ tiềm năng.
Theo ông Zhao, thông báo hiếm hoi của quân đội Mỹ về vị trí của tàu ngầm lớp Ohio triển khai tới Trung Đông có thể nhằm gửi một thông điệp tới các đối thủ của Mỹ ở gần đó, bao gồm cả Iran. Vai trò của tàu ngầm lớp Ohio trong khu vực chủ yếu là tăng cường sự hiện diện của các khả năng tấn công chính xác và điều này sẽ giúp ngăn chặn các nước khác trong khu vực lợi dụng tình hình bất ổn và thực hiện các cuộc tấn công chống lại lực lượng Israel hoặc Mỹ trong khu vực.
Về phần mình, bên cạnh việc hoan nghênh Mỹ đã triển khai một tàu ngầm hạt nhân tới Trung Đông, người phát ngôn quân đội Israel, Trung tá Richard Hecht, nói với các phóng viên hôm 6/11 rằng “đây là một yếu tố mang tính răn đe và để ổn định khu vực”. Cùng ngày, thư ký báo chí Lầu Năm Góc, Chuẩn tướng Pat Ryder cũng nhấn mạnh tàu ngầm lớp Ohio tới Trung Đông sẽ hỗ trợ thêm cho các nỗ lực răn đe của Mỹ trong khu vực.
Các cơ quan LHQ 'sốc và kinh hoàng' trước số người chết tăng lên do xung đột Israel-Hamas
Cùng với việc bày tỏ "sốc và kinh hoàng" trước số người chết ngày càng tăng do xung đột giữa Israel và Hamas, hàng loạt cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) đã đưa ra lời kêu gọi chung hiếm hoi về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân sau cuộc không kích của Israel xuống Gaza ngày 4/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng tin Al Jazeera có trụ sở ở Qatar ngày 6/11, lãnh đạo của 18 cơ quan Liên hợp quốc đã kêu gọi các bên tham gia xung đột Israel - Hamas ngừng bắn ngay lập tức, đồng thời bày tỏ "sốc và kinh hoàng" trước số người chết ngày càng tăng do cuộc xung đột này.
Trong một tuyên bố chung hiếm hoi, những người đứng đầu các cơ quan của Liên hợp quốc nhấn mạnh: "Chúng ta cần một lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức. Đã 30 ngày rồi. Thế là đủ rồi" và "việc này phải dừng lại ngay bây giờ".
Những người đứng đầu các cơ quan Liên hợp quốc, bao gồm các nhà lãnh đạo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Chương trình Lương thực thế giới (WFP) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO)... đã mô tả các vụ giết hại cả người Israel và người Palestine trong tháng qua là "kinh hoàng".
Theo cơ quan y tế Dải Gaza do Hamas kiểm soát, ít nhất 9.770 người Palestine, chủ yếu là dân thường, đã thiệt mạng trong các vụ bắn phá của Israel nhằm vào cùng đất Palestine này.
Trong khi đó, chính quyền Israel cho hay hơn 1.400 người, cũng chủ yếu là dân thường, đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas vào miền Nam nước này. Ngoài ra, các tay súng Hamas còn bắt hơn 240 người đưa về Dải Gaza làm con tin.
Chuyển thi thể nạn nhân sau cuộc không kích của Israel xuống Gaza ngày 4/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Các nhà lãnh đạo Liên hợp quốc cho biết: "trong gần một tháng qua, thế giới đã theo dõi tình hình đang diễn ra ở Israel và Lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng trong sự bàng hoàng và kinh hoàng trước số lượng sinh mạng bị thiệt mạng và bị thương ngày càng tăng".
Những người đứng đầu các cơ quan của Liên hợp quốc kêu gọi tất cả các bên tôn trọng "nghĩa vụ của họ theo luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế", bao gồm bảo vệ cơ sở hạ tầng dân sự như bệnh viện, trường học và cho phép viện trợ vào Gaza, đồng thời lên án vụ sát hại hàng chục nhân viên cứu trợ.
Những người đứng đầu các cơ quan của Liên hợp quốc còn cho biết tới nay đã xảy ra hơn 100 cuộc tấn công nhằm vào cơ sở chăm sóc sức khỏe. Rất nhiều nhân viên cứu trợ đã thiệt mạng kể từ ngày 7/10, trong đó có 88 đồng nghiệp của Cơ quan Công tác và Cứu trợ của Liên Hợp Quốc (UNRWA). Đây là con số tử vong cao nhất của Liên hợp quốc từng được ghi nhận trong một cuộc xung đột.
Xung đột Israel - Hamas khốc liệt nhất từ năm 1948 Cuộc chiến giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza là đợt xung đột đẫm máu nhất giữa người Israel và người Palestine kể từ năm 1948. Bộ binh Israel tiến sâu vào Dải Gaza ngày 2/11. Ảnh: THX/TTXVN Kể từ khi bạo lực bùng phát vào ngày 7/10 sau vụ tấn công bất ngờ xuyên biên giới của Hamas,...