Mỹ hé lộ kịch bản quản lý Gaza hậu xung đột Israel-Hamas; Tổng thống Palestine ra điều kiện
Khi xung đột Israel- Hamas chuẩn bị diễn ra được một tháng, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bất ngờ tới khu Bờ Tây lần đầu tiên và gặp Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas.
Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại cuộc gặp ở Ramallah, Bờ Tây, ngày 5/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 5/11, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, ông Antony Blinken, đã có chuyến thăm không báo trước tới khu Bờ Tây bị chiếm đóng trong bối cảnh cuộc chiến giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza đang leo thang căng thẳng.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Blinken tới khu Bờ Tây, nhưng là cuộc gặp thứ hai với Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas kể từ khi các tay súng Hamas ở Palestine bất ngờ tấn công miền Nam Israel vào ngày 7/10, giết chết 1.400 người và bắt hơn 240 người đưa về Dải Gaza làm con tin.
Cuộc tấn công đã kéo theo đòn trả đũa của phía Israel với các cuộc không kích và hoạt động càn quét trên bộ mà theo cơ quan y tế Gaza do Hamas kiểm soát đã giết chết khoảng 9.500 người.
Theo hãng tin Reuters của Anh, cùng với việc tìm cách đảm bảo xung đột không lan rộng trong khu vực, ông Blinken đang cố gắng khởi động các cuộc thảo luận về cách quản trị Dải Gaza sau khi Hamas bị tiêu diệt hoàn toàn – đây chính là mục tiêu mà Israel đưa ra.
Dẫn tiết lộ của một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ, hãng tin Reuters cho biết trong cuộc gặp, ông Blinken đã nói với ông Abbas rằng Chính quyền Palestine nên đóng vai trò trung tâm trong những gì xảy ra tiếp theo ở Dải Gaza.
Theo quan chức này, “tương lai của Gaza không phải là trọng tâm của cuộc họp, nhưng Chính quyền Palestine dường như sẵn sàng đóng một vai trò nào đó”.
Video đang HOT
Trước đó, trong phiên điều trần trước Ủy ban Thẩm định Thượng viện Mỹ hôm 31/10, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nếu Israel thành công trong mục tiêu lật đổ Hamas, Chính quyền Palestine được “hồi sinh” sẽ giành lại quyền kiểm soát Gaza, nhưng các đối tác khu vực và các tổ chức quốc tế có thể đóng vai trò chuyển tiếp.
Đó là lần đầu tiên tiên Washington công khai tuyên bố mong muốn Chính quyền Palestine quay trở lại nắm quyền ở Dải Gaza.
Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại cuộc gặp ở Ramallah, Bờ Tây, ngày 5/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Liên quan tới khả năng này, hãng tin Al Jazeera cho biết trong cuộc gặp hôm 5/11, ông Abbas đã ra điều kiện để Chính quyền Palestine quay trở lại Dải Gaza.
Ông Abbas đã nói rằng Chính quyền Palestine chỉ có thể trở lại nắm quyền ở Dải Gaza nếu tìm được “giải pháp chính trị toàn diện” cho cuộc xung đột Israel-Palestine.
Theo Al Jazeera, nguyên văn lời ông Abbas nói với ông Blinken, được hãng thông tấn Wafa của Palestine đưa tin là: “Chúng tôi sẽ hoàn toàn đảm nhận trách nhiệm của mình trong khuôn khổ một giải pháp chính trị toàn diện, bao gồm toàn bộ khu Bờ Tây, bao gồm cả phía Đông Jerusalem và Dải Gaza”.
Tờ The Times of Israel bổ sung rằng trong cuộc gặp, ông Abbas đã nhấn mạnh rằng an ninh và hòa bình chỉ có thể đạt được bằng cách chấm dứt sự cai trị quân sự của Israel trên các lãnh thổ của “ Nhà nước Palestine” và bằng cách công nhận Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine.
Ông Abbas cũng nhắc lại rằng Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), cơ quan điều hành Chính quyền Palestine, là đại diện hợp pháp duy nhất của người dân Palestine và là người ra quyết định duy nhất của họ.
Khẳng định này, đã bác bỏ Hamas, lực lượng kiểm soát Dải Gaza trên thực tế kể từ khi lật đổ Chính quyền Palestine, giành quyền kiểm soát toàn bộ Dải Gaza vào năm 2007 và sau đó không tổ chức bầu cử nữa.
Tình báo Mỹ mô tả chi tiết nguyên nhân nổ bệnh viện ở Dải Gaza khiến hàng trăm người chết
Các quan chức tình báo Mỹ cho rằng vụ nổ bệnh viện Ahli Arab ở Dải Gaza vào tuần trước xảy ra sau khi một quả rocket bị vỡ giữa không trung.
Thi thể các nạn nhân tại hiện trường vụ nổ ở bệnh viện Ahli Arab thuộc thành phố Gaza, tối 17/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh CNN ngày 25/10, một rocket do nhóm tay súng người Palestine phóng lên đã bị vỡ giữa không trung, khiến đầu đạn rơi xuống bệnh viện, làm hàng trăm người chết.
Các phát hiện của tình báo Mỹ cũng giống các thông tin mà kênh CNN đã đưa dựa trên các tài liệu nguồn mở.
Tiết lộ này cũng nhất quán với đánh giá mà chính quyền Mỹ đã chia sẻ với Quốc hội nước này vào tuần trước.
Tuy nhiên, giới chức tình báo Mỹ đã đưa ra giải thích chi tiết nhất về sự cố để khẳng định Israel không đứng sau vụ nổ bệnh viện.
Theo đó, hai bằng chứng chính là hình ảnh về địa điểm vụ nổ, cho thấy thiệt hại là do một quả rocket chứ không phải do tên lửa bắn từ Israel. Ngoài ra, còn có một phân tích video được quay từ bốn địa điểm ghi lại đường đi của rocket.
Cộng đồng tình báo Mỹ có thể xác định vị trí của hình ảnh đó đó bằng cách đối chiếu bóng của các tòa nhà trong khuôn viên bệnh viện và các công trình gần đó với các tòa nhà cụ thể trong video.
Họ mô tả đường đi của quả rocket như sau: "Hai trong số các camera đã ghi lại quá trình bay của quả rocket và khi chúng tôi đánh giá những video đó, chúng tôi nhận định rằng rocket đã được phóng từ bên trong Dải Gaza và di chuyển về phía Đông Bắc. Khoảng 10 giây sau khi phóng, chúng tôi kết luận là quá trình đốt cháy động cơ trở nên không ổn định. Chúng tôi có thể nói như vậy một phần dựa trên cường độ dao động của khói lửa bốc ra từ rocket. Khoảng 5 giây sau đó, trong video xuất hiện một ánh chớp và chúng tôi đánh giá đó là động cơ rocket bị hỏng, khoảng 5 giây sau, một vật thể lao xuống đất và 2 giây sau có một vật thể nữa rơi. Chúng tôi đánh giá rằng là vật thể đầu tiên rơi xuống đất có khả năng là động cơ của rocket và vật thể thứ hai ngay sau đó là đầu đạn".
Một quan chức tình báo Mỹ nói: "Dựa vào chuỗi sự kiện mà chúng tôi có thể thấy trong các video và vị trí của vụ phóng dựa trên các video đó, chúng tôi kết luận là có thể đã xảy ra một sự cố động cơ nghiêm trọng khiến động cơ, đầu đạn bị tách rời. Đầu đạn đã rơi xuống khu vực bệnh viện, gây ra vụ nổ thứ hai và lớn hơn nhiều".
Trước đó, cộng đồng tình báo Mỹ từng phỏng đoán về người bắn quả rocket, nhưng không chắc chắn. Họ cho rằng rocket rơi xuống bệnh viện là do nhóm tay súng Thánh chiến Hồi giáo Palestine gây ra.
Một quan chức tình báo cho biết đánh giá đó dựa trên những thông tin mà Israel chặn được nhưng chưa công bố công khai.
Vụ nổ bệnh viện Ahli Arab đêm 17/10, theo cơ quan y tế ở Dải Gaza, đã khiến ít nhất 500 người thiệt mạng. Bệnh viện Ahli Arab là nơi tiếp nhận hàng trăm người bị ốm và bị thương, đồng thời là địa điểm trú ẩn của hàng nghìn dân thường bị mất nhà cửa do những cuộc tấn công liên tục từ phía Israel.
Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas đã tuyên bố 3 ngày quốc tang để tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng trong vụ nổ ở bệnh viện Ahli Arab. Ngay trong đêm, nhiều người dân Palestine ở Jerusalem, Hebron và Jenin đã biểu tình phản đối vụ việc. Sau vụ nổ, các bên lập tức đổ lỗi cho nhau.
Iran phủ nhận giúp Hamas tấn công Israel Chính phủ Iran tuyên bố các chiến binh Hồi giáo Hamas ở Palestine đã hành động hoàn toàn độc lập. Một chiếc ô tô bị hư hỏng nặng sau cuộc giao tranh giữa binh sĩ Israel và các tay súng Hamas ngày 8/10 tại Sderot, Israel. Ảnh: Getty Images Kênh truyền hình RT đưa tin Tehran đã bác bỏ cáo buộc cho rằng...